Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Ý nghĩa văn chương - Phan Thị Thuỳ Nga - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 1. Về kiến thức: giúp học sinh

 - Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương.

 - Hiểu được phần nào phong cách nghị luận của Hoài Thanh.

 - Biết cách tìm hiểu một văn bản nghị luận.

 - Tích hợp với một số kiến thức văn học, tiếng việt và tập làm văn được học.

 2. Về kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích bố cục, dẫn chứng, lí lẽ.

 3. Thái độ:

 - Thêm hiểu và yêu văn chương.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - SGK, SGV, một số sách tham khảo liên quan.

 - Các tư liệu ảnh về tác giả Hoài Thanh và các tác phẩm tiêu biểu của ông, phim tư liệu kỉ niệm 100 ngày sinh của ông.

 - Máy chiếu projecter, bảng phụ, thước, giấy rôki, bút lông, nam châm,

 - Phiếu học tập, trò chơi ô chữ, các phần thưởng,

 - Chuẩn bị kĩ tiến trình nội dung bài dạy.

 

doc 16 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 36149Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Ý nghĩa văn chương - Phan Thị Thuỳ Nga - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 24. Tiết 95 Văn bản: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
 Hoài Thanh
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
	1. Về kiến thức: giúp học sinh
	- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương.
	- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận của Hoài Thanh.
	- Biết cách tìm hiểu một văn bản nghị luận.
	- Tích hợp với một số kiến thức văn học, tiếng việt và tập làm văn được học.
	2. Về kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích bố cục, dẫn chứng, lí lẽ.
	3. Thái độ:
	- Thêm hiểu và yêu văn chương.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- SGK, SGV, một số sách tham khảo liên quan.
	- Các tư liệu ảnh về tác giả Hoài Thanh và các tác phẩm tiêu biểu của ông, phim tư liệu kỉ niệm 100 ngày sinh của ông.
	- Máy chiếu projecter, bảng phụ, thước, giấy rôki, bút lông, nam châm,
	- Phiếu học tập, trò chơi ô chữ, các phần thưởng,
	- Chuẩn bị kĩ tiến trình nội dung bài dạy.
	2. Học sinh:
	- Học kĩ bài cũ.
	- Tìm hiểu kĩ 12 chú thích ở SGK
	- Soạn các câu hỏi theo định hướng SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Kiểm tra bài cũ: (Hoạt động 1: Khởi động)
? Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em học tập được gì theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
	2. Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
	Học từ mới.
 Nối các từ bên cột trái với phần giải thích nghĩa thích hợp bên cột phải.
1. Thi sĩ A. Sâu sắc, kín đáo, không dễ dàng để lộ ra bên ngoài những 
 tình cảm, ý nghĩa của mình
2. Tâm linh 	B. Những gì thuộc về tâm hồn.
3. Mãnh lực 	 C. Sức mạnh ghê gớm về tinh thần.
4. Thâm trầm D. Người làm thơ.
5. Thi nhân E. Nhà thơ.
6. Phù phiếm F. Dời đổi, di chuyển.
7. Văn nhân G. Người có học thức, có thể làm văn, làm thơ.
8. Thi ca H. Vì người khác.
9. Vị tha M. Thơ ca.
10. Di dịch N. Viển vông, không thiết thực.
2. Giới thiệu bài mới:
	Ngay từ nhỏ, chúng ta được nghe bà kể chuyện cổ tích, nghe mẹ hát ru bằng những điệu dân ca ngọt ngào. Lớn lên, chúng ta được học những bài thơ, những truyện ngắn, được đọc những cuốn tiểu thuyết dài Cổ tích, ca dao, những bài thơ, những tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Nhưng chúng ta có bao giờ tự hỏi văn chương có nguồn gốc từ đâu? Nhiệm vụ của văn chương là gì? Và công dụng của nó như thế nào chưa? Để trả lời cho những câu hỏi đó, hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu tác phẩm “Ý nghĩa văn chương” Bài 24 tiết 95.
HOẠT ĐỘNG 2
TÌM HIỂU CHUNG
GV: qua tìm hiểu SGK và soạn bài ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả?
 HS: tự bộc lộ
GV: ngoài những điều trong SGK, em còn biết thêm gì về tác giả Hoài Thanh?
HS: tự bộc lộ, hs khác nhận xét bổ sung thêm.
GV: ngoài những kiến thức ở SGK các em cần nắm thêm Hoài Thanh còn là nhà giáo, nhà phê bình văn học đầy tài năng và uy tín. 
 Và theo các học giả, các nhà nghiên cứu. Hoài Thanh là một tài năng xuất sắc, hiếm có trong lĩnh vực phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX, một nhà văn hoá lớn suốt đời gắn bó thiết tha với dân tộc và văn hoá dân tộc.
GV: đọc mẫu.
GV: Hãy trình bày xuất xứ của văn bản? 
Văn bản trích trong tác phẩm “Văn chương và hành động” in năm 1936, đây là quan niệm văn chương của Hoài Thanh khi tác giả mới 27 tuổi , về sau quan niệm của ông sâu sắc và toàn diện hơn
GV: để giúp các em hiểu hơn về tác giả và tác phẩm, cô mời các em xem một số tư liệu liên quan đến bài học của chúng ta ngày hôm nay để thấy được vị trí của Hoài Thanh trong nền văn học nước nhà.
GV: Dựa vào chú thích sgk, và những hiểu biết của mình, em hãy giải thích ý nghĩa tiêu đề của văn bản?
GV: qua tìm hiểu ở nhà, em hãy xác định văn bản này thuộc thể loại gì?
HS: tự bộc lộ
GV: vậy nó thuộc nghị luận chính trị - xã hội hay nghị luận văn chương? Vì sao em xác định được như vậy?
HS: vì nội dung nghị luận làm sáng tỏ một vấn đề văn chương.
GV: em hãy xác định bố cục của văn bản?
HS: tự bộc lộ
Phần 1: " Người ta...muôn loài." 
-> Nguồn gốc của văn chương.
Phần 2: "Văn chương...sự sống."
-> Nhiệm vụ của văn chương.
Phần 3:Còn lại.
-> Công dụng của văn chương.
(chiếu sơ đồ)
GV: đây là văn bản trích đoạn nên không theo bố cục 3 phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề của một kiểu văn bản nghị luận theo quy cũ, các em thấy sau những đoạn có những dấu ngoặc vuông, đó là dấu hiệu của phần lược trích, tuy thế với 3 phần của bố cục trên, toàn văn bản đã thể hiện sự trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức thể hiện được quan niệm của Hoài Thanh.
Chúng ta đi vào tìm hiểu văn bản theo bố cục mà các em đã xác định
GV: hs đọc lại phần 1
GV: Theo em, Hoài Thanh quan niệm như thế nào về nguồn gốc cốt yếu của văn chương?
 - Lòng yêu thương.
Em hiểu cốt yếu là gì?
HS: - Cốt yếu là cái chính, cái quan trọng nhất nhưng không phải là tất cả.(HS dựa vào chú thích sgk)
GV: câu nào chứa luận điểm đó? Nó nằm vị trí nào trong đoạn?
HS: - "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài"
- Nó nằm ở cuối đoạn.
GV: Lòng yêu thương đó chính là luận điểm thứ nhất của văn bản và câu cuối "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài" chứa luận điểm đó.
GV:và để thấy được cách lập luận của tác giả, các em hãy điền vào sơ đồ luận điểm, luận cứ cho các phần sau:
Con chim sắp chết. Thi sĩ thương hại khóc nức lên.
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa
Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc thi ca.
GV: 
Luận cứ 1: dẫn câu chuyện của một thi sĩ Ấn Độ
Luận cứ 2: giải thích dẫn chứng.
Luận cứ 3: dùng lí lẽ để dẫn đến luận điểm kết luận. 
 (Chiếu sơ đồ)
GV: Em có nhận xét gì về luận cứ và cách lập luận của phần này?
 + Đưa ra luận cứ để dẫn đến luận điểm.
 + Luận cứ vừa có lí lẽ vừa có dẫn chứng.
 + Lập luận theo kiểu qui nạp.
GV: em có nhận xét gì về luận cứ thứ nhất?
GV: luận cứ được mở đầu bằng một câu chuyện hết sức cảm động có cả yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
GV: bằng dẫn chứng tưởng không có gì liên quan thông qua một câu chuyện cảm động. Hoài Thanh đã chứng minh quan điểm của mình một cách tự nhiên mà độc đáo, giàu sức thuyết phục. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng yêu thương. Nhưng tại sao văn chương lại bắt nguồn từ tình cảm và lòng yêu thương?
Có một HS đã viết:
“ Em nhớ mãi ngôi trường xưa yêu dấu
 Của tuổi thơ rộn rã tiếng vui đùa”
(chiếu lên)
? Bạn ấy sáng tác hai câu thơ ấy xuất phát từ đâu?( từ nỗi nhớ và tình yêu trường cũ) và cô liên tưởng đến hai khổ thơ của nhà thơ Tố Hữu:
“Nó chết rồi con chim của tôi
Con chim se sẻ mới ra đời
Hôm qua nó hãy còn bay nhảy
Chỉ một ngày giam nó chết rồi
Tôi dẫu dành cơm mớm nó ăn
Đủ làm sao được thiếu không gian
Sao tôi không hiểu sao không hiểu?
Để tội tình chưa, nó chết oan!”
Tố Hữu ở tù, thương con se sẻ, nuôi nó trong lồng nên nó chết. Niềm thương yêu, xót xa, ân hận trước cái chết của se sẻ khiến Tố Hữu thốt lên lời thơ cảm động. Bài thơ ấy chính là tác phẩm văn chương bất hủ bắt nguồn từ tình cảm, lòng yêu thương của nhà thơ. Chính vì thế mà Hoài Thanh khẳng định nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng yêu thương là vì thế.
 GV: có ý kiến cho rằng: "Quan niệm về nguồn gốc văn chương của Hoài Thanh chưa đầy đủ." Em có nhất trí với ý kiến đó không? Vì sao? Hãy đưa ra quan niệm của em.
GV: trước khi các em trình bày quan niệm của mình cô mời các em xem một số hình ảnh
Gợi ý: (bằng tranh và thơ minh hoạ)
- Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.”
- “Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
? Bài ca dao trên xuất phát từ nhu cầu gì? – lao đông
- Truyền thuyết “Thánh Gióng” phản ánh điều gì?(cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập)
GV: Qua đó các em thấy nguồn gốc của văn chương có phải chỉ bắt nguồn từ lòng yêu thương không thôi hay không?
GV chốt: Chúng ta nhất trí với ý kiến đó, bởi vì văn chương không chỉ bắt nguồn từ lòng yêu thương mà còn bắt nguồn từ cuộc sống lao động, từ cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập, từ nỗi đau, từ khát vọng cao cả...Chính vì vậy mà Hoài Thanh đã có một cách nói rất khéo léo, không áp đặt cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát quan niệm khác mà ông đã dùng từ "cốt yếu" sau từ "nguồn gốc" để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng yêu thương.
GV: chuyển ý: theo Hoài Thanh nguồn gốc văn chương là lòng yêu thương, vậy nhiệm vụ của văn chương là gì? chúng ta sang phần 2: Nhiệm vụ của văn chương.
GV: học sinh đọc phần 
GV: Hoài Thanh quan niệm như thế nào về nhiệm vụ của văn chương?
HS: có 2 nhiệm vụ
- Hình dung sự sống muôn hình vạn trạng.
- Sáng tạo ra sự sống.
GV: Em hiểu từ “hình dung” trong nhiệm vụ thứ nhất như thế nào?
HS dựa vào chú thích SGK để giải thích.
GV: "hình dung" ở đây là danh từ nghĩa là hình ảnh, là kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống. Chính vì vậy văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống, mà đời sống vốn đa dạng và phong phú. Cho nên nhiệm vụ thứ nhất nói dễ hiểu hơn đó là: Văn chương phản ánh cuộc sống đa dạng, phong phú muôn màu, muôn vẻ.
GV: Nhiệm vụ thứ 2 là sáng tạo. Điều đó có nghĩa là gì?
HS: bộc lộ
Có nghĩa là qua các áng văn chương bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng tốt lành nhà văn đưa ra ý tưởng mà cuộc sống hôm nay chưa có nhưng sẽ có hoặc có thể có nếu chúng ta biết phấn đấu.
GV: hãy lấy dẫn chứng để chứng minh cho 2 nhiệm vụ đó?
Thực hiện trên phiếu học tập
Câu 1. Chứng minh nhiệm vụ 1:
 Phản ánh cuộc chiến đấu(Sơn Tinh thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Nam Quốc Sơn Hà )
 Tình yêu quê hương đất nước(những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, Sài Gòn tôi yêu)
 Phản ánh cuộc sống hôn nhân gia đình, quyền trẻ em . (Cuộc chia tay của những con búp bê)
 Phản ánh vai trò của giáo dục. (Cổng trường mở ra)
Câu 2: Chứng minh nhiệm vụ 2:
 a. Qua văn bản “Sông núi nước Nam”, Lí Thường Kiệt khơi dậy trong lòng người nghe, người đọc điều gì?
..
(Lòng tự hào về dân tộc)
 b. Qua những câu ca dao về tình yêu quê hương đất nước em cảm nhận được điều gì?
..
(Bồi đáp tình yêu và lòng tự hào về quê hương)
 c. Đọc văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” ta mơ ước điều gì?
.
(ước mơ cho mỗi gia đình hạnh phúc bên nhau mãi mãi)
 d. Qua việc ca ngợi mảnh đất Sài Gòn và con người Sài Gòn nhà văn Minh Hương muốn điều gì ở mọi người?
( muốn mọi người đều yêu Sài Gòn như ông. Tình yêu thúc đẩy con người làm nhiều điều tốt đẹp, yêu Sài Gòn mọi người sẽ góp phần xây dựng Sài Gòn, đẹp hơn, đáng yêu hơn.)
GV:
Hay qua tác phẩm "Dế Mèn Phiêu lưu kí " nhà văn Tô Hoài muốn gửi gắm khát vọng về một thế giới đoàn kết, hoà bình.Thế giới ấy chính là khát vọng của con người, đã và đang góp sức, chung tay để biến nó trở thành hiện thực.
GV: để giúp các em hiểu hơn về 2 nhiệm vụ này trong từng văn bản, cô mời các em quan sát bảng sau:
GV chiếu bảng
GV: “Văn chương sẽ là hình dung sự sống muôn hình vạn trang, không những thế văn chương còn sáng tạo sự sống” Đúng thế, trước những thực tế xã hội đôi khi nhiều tối tăm, lắm u sầu, một số tác phẩm văn chương mở ra cho con người một cuộc sống mới, đẹp đẽ, chói ngời, với những ước mơ về chân lí tự do, công bằng, bác ái. Một số tác phẩm giúp ta hiểu sâu hơn, cảm nhận được sự sống độc đáo, có hồn của thiên nhiên đất trời. Một chiếc lá, một dòng sông, một chiếc thuyền cũng có tâm hồn.
- “Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
- “Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
- “Chiếc thuyền ôm bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
Nhưng thực chất trong mỗi tác phẩm văn chương, tác giả gửi đến cho người đọc những bức thông điệp để nhắc nhở chúng ta yêu ghét đúng đắn, cộng hưởng niềm vui chia sẻ nỗi buồn, và đằng sau mỗi tác phẩm văn chương, sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn, ý chí khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh quan niệm.
GV: với 2 nhiệm vụ như vậy, văn chương có công dụng gì trong đời sống của con người. Chúng ta sang phần 3: Công dụng của văn chương.
GV: mời học sinh đọc phần còn lại.
GV: Đoạn đầu của phần còn lại (Vậy thì lòng vị tha) có nhiệm vụ gì trong văn bản?
HS: tự bộc lộ
GV: có nhiệm vụ liên kết ý phần 1, 2 và giới thiệu ý phần 3. Đó là công dụng của văn chương.
GV: đọc phần 3, em thấy cách lập luận của phần này có gì đặc biệt? để giúp các em thấy điều đặc biệt đó các em điền luận điểm, luận cứ vào sơ đồ sau:
“Một người hàng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là cái chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương đó hay sao?”
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;”
“cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”
“Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”
“Nếu trong pho lịch sử loài người xoá hết các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!”
GV gợi ý: Nếu phần 1 nêu luận cứ rồi dẫn đến luận điểm thì em thấy cách lập luận ở phần 3 có gì khác?
- Nêu luận cứ, dẫn đến luận điểm rồi tiếp tục nêu luận cứ.
GV: Vậy công dụng của văn chương là gì?
Gây cho ta những tình cảm ta không có
Luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có
GV: em hiểu thế nào về 2 công dụng này? Tìm dẫn chứng để chứng minh 2 công dụng đó?
HS thảo luận nhóm, ghi nội dung thảo luận nhóm vào bảng phụ.( Nhóm 1, 2 chứng minh công dụng 1, nhóm 3, 4 chứng minh công dụng 2) sau đó đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung và nhận xét.
GV: công dụng 1
- Dẫn chứng 1: Tình bạn bè trong “Bài học đường đời đầu tiên”
(Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng còn nhớ cái chết của Dế Choắt trong “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài, chúng ta thương cho Choắt và giận Mèn vì cái tính hung hăng tự phụ của của Mèn. Đó chính là cảm xúc mà văn chương đã khơi gợi khi chúng ta đọc tác phẩm.)
- Dẫn chứng 2: Tình cảm đồng loại trong “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ.
GV: công dụng 2.
- Dẫn chứng 1:Tình cảm gia đình trong văn bản “Mẹ tôi”
- Dẫn chứng 2: Tình cảm yêu quê hương đất nước trong văn bản: “Buổi học cuối cùng” của An-phông xơ đô đê, “Ca dao về tình yêu quê hương đất nước”, “Sài gòn tôi yêu”
GV: Ngoài cách lập luận độc đáo, em còn nhận thấy giá trị nghệ thuật nào được sử dụng trong phần này nữa?
HS: Câu hỏi tu từ và câu cảm thán
GV: Biện pháp nghệ thuật đó có giá trị diễn đạt như thế nào?
- Nhấn mạnh công dụng của văn chương và bộc lộ cảm xúc mãnh liệt của tác giả đối với ý nghĩa của văn chương.
GV: nói về sức mạnh của văn chương, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu có viết: “ “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khảm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”
Hay nhà thơ Sóng Hồng(Trường Chinh) cũng có nói:
“Lấy ngòi bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”
 Hay: “Văn dỉ tải đạo”
GV: văn chương có công dụng rất lớn. Nó là hành trình cùng ta trong suốt cuộc đời, giống như nhà thơ Nga đã viết:
“Khi tôi nhỏ thơ giống như người mẹ
Tôi lớn lên, thơ lại giống người yêu
Chăm chút tuổi già, thơ là con gái
Lúc từ giã cuộc đời, kỉ niệm hoá thơ lưu.”
Hãy bồi bổ cho tâm hồn ta bằng văn chương, nếu không, tâm hồn ta sẽ nghèo nàn, cằn cỗi biết chừng nào!
GV: chiếu câu 4b ở SGK lên.
Văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời?
A. Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;
B. Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;
C. Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
HS: lựa chọn phương án, kết luận về nghệ thuật của văn bản
(+ Lí lẽ: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài
 + Cảm xúc: tác giả gợi lòng yêu thương qua câu chuyện một nhà thi sĩ Ấn Độ
 + Hình ảnh: kể về con chim bị thương.)
GV: để văn bản nghị luận có cảm xúc, hình ảnh, Hoài Thanh đã kết hợp thêm những yếu tố khác như: tự sự, miêu tả và biểu cảm.
 GV: HS đọc phần ghi nhớ sgk trang 63
GV: văn bản đã nêu lên những nội dung gì?
GV: hs chỉ cần trình bày miệng luận điểm, và các luận cứ, phần triển khai về nhà viết.
I. Tìm hiểu chung.
 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm.
 a. Tác giả.
 - Hoài Thanh - Nguyễn Đức Nguyên (1909- 1982)
 - Quê: Nghi lộc - Nghệ An
 - Năm 2000 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
 - Là nhà giáo, nhà phê bình văn học đầy tài năng và uy tín.
 b. Tác phẩm.
Văn bản trích trong tác phẩm “Văn chương và hành động” in năm 1936
 2. Ý nghĩa của nhan đề.
- Ý nghĩa: giá trị và tác dụng
- Văn chương: tác phẩm văn học
-> Giá trị, tác dụng của tác phẩm văn học.
3. Thể loại.
 - Nghị luận văn chương.
4. Bố cục.
Gồm 3 phần:
 Ý nghĩa văn chương
 Phần 1 Phần 2 Phần 3
" Người ta ...muôn loài" " Văn chương ... sự sống " " Vậy thì ...đến bực nào"
Công dụng của văn chương
Nguồn gốc của văn chương
Nhiệm vụ của văn chương
HOẠT ĐỘNG 3.
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
II. Đọc - hiểu văn bản.
Nguồn gốc của văn chương.
 - Luận điểm: Lòng yêu thương.
 + Đưa ra luận cứ để dẫn đến luận điểm.
 + Luận cứ vừa có lí lẽ vừa có dẫn chứng.
 + Lập luận theo kiểu qui nạp.
Con chim sắp chết. Thi sĩ thương hại khóc nức lên.
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa
Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc thi ca.
 Nguồn gốc của văn chương
 Luận cứ 1 Luận cứ 2 Luận cứ 3
Giải thích dẫn chứng
Chuyển tiếp đến luận điểm
Chuyện một thi sĩ Ấn Độ
 Dẫn chứng Lí lẽ Lí lẽ
 Lòng yêu thương
2. Nhiệm vụ của văn chương.
Hình dung sự sống muôn hình vạn trạng
Sáng tạo sự sống
Văn chương phản ánh cuộc sống đa dạng, phong phú, muôn màu,
muôn vẻ
Đưa ra ý tưởng mà cuộc sống hôm nay chưa có, nhưng sẽ có hoặc có thể có nếu con người phấn đấu
 Nhiệm vụ của văn chương
\
 PHẨM VĂN CHƯƠNG
HÌNH DUNG SỰ SỐNG
SÁNG TẠO SỰ SỐNG
Cây bút thần
Cuộc đấu tranh giữa người lao động và giai cấp bóc lột trong xã hội phong kiến.
Mã Lương dùng bút thần để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mọi người.
Cuộc chia tay của những con búp bê
Sự tan vỡ của gia đình kéo theo sự chia tay của hai anh em ruột và sự bỏ học của trẻ em.
Búp bê vẫn đoàn tụ, có nghĩa là con người vẫn mong muốn được sống yên ấm dưới một mái nhà.
Rằm tháng giêng.
Cảnh bàn bạc việc quân giữa nơi khói sóng trong một đêm nguyên tiêu trăng sáng đầy trời. 
Con thuyền trở về đầy trăng lướt đi thư thái báo hiệu một tương lai tốt đẹp của cuộc kháng chiến.
3. Công dụng của văn chương.
Luận cứ 1
“Một người hay sao”
Luận điểm
“Văn chươngsẵn có”
Luận cứ 2
“Cuộc đờitrăm nghìn lần”
Luận cứ 3
“Có kẻ nóinghe mới hay”
Luận cứ 4
“Nếu trong pho lịch sử bực nào”
Nêu luận cứ, dẫn đến luận điểm rồi tiếp tục nêu luận cứ.
 Công dụng của văn chương
Gây cho ta những tình cảm ta không có. 
Luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
Nhen nhóm, khơi gợi, làm nảy nở, tạo ra những tinh cảm mới.
Bồi bổ, làm phong phú, tinh tế, sâu sắc hơn những tình cảm ta đã có
HOẠT ĐỘNG 4
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
-> Văn bản nghị luận vừa có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
 2. Nội dung:
 Ý nghĩa văn chương
Nhiệm vụ của văn chương
Nguồn gốc của văn chương
Công dụng của văn chương
HOẠT ĐỘNG 5
IV. Luyện tập:
Viết đoạn văn lập luận theo kiểu quy nạp trình bày rõ công dụng của văn chương theo quan niệm của Hoài Thanh.
HOẠT ĐỘNG 6
HƯỚNG ĐẪN HỌC SINH Ở NHÀ.

Tài liệu đính kèm:

  • docÝ nghĩa văn chương - Phan Thị Thuỳ Nga - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng.doc