Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 10

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Kiến thức:

 - Tình yêu quê hương thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.

 - Nghệ thuật đối & vai trò của câu kết trong bài thơ.

 - Hình ảnh ánh trăng- vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.

 2- Kỹ năng:

 - Đọc- hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.

 - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.

 - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ & bản phiên âm chữ Hán.

 3- Thái độ:

 

doc 15 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1215Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 về tác giả? Cảm xúc chính của tác giả là gì?
Câu hỏi: Nhận xét bố cục của bài thơ? 
- Đọc phần chú thích/ SGK.
- HS trình bày sgk /123-124.
 - Sống tha phương trong cơn loạn li nhớ trăng, nhớ quê. 
 - Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt
 - Giống bài: “Tụng giá hoàng kinh sư”.
- Phân tích văn bản.
- Ánh trăng sáng < minh nguyệt quang.
- Đó là đêm bầu trời mát mẻ. Không có tiếng động, cảnh vật vắng lặng, êm ái, thơ mộng, trữ tình. 
- Không tán thành vì: hai câu đầu vừa có cảnh vừa có tình, hai câu sau cũng vậy.
- Nhà thơ đang nằm trên giường. Nằm trên giường mà không ngủ được mới nhìn thấy ánh trăng qua cửa sổ. 
- Ánh trăng sáng quá, toả khắp không gian bao phủ khắp mặt đất, khiến tác giả ngỡ là sương đã bao phủ khắp nơi trên mặt đất.
 => Biểu hiện trạng thái ngỡ ngàng vừa thực vừa mộng.
- Ánh trăng sáng đẹp yên tĩnh là đối tượng cảm nghĩ trong một đêm trằn trọc không ngủ được.
- Miêu tả.
- HS phát hiện & trả lời.
- “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng”
=> Một tâm hồn giàu tình yêu thiên nhiên, quê hương sâu nặng. 
- “Cúi đầu nhớ cố hương”
 => Là quê cũ thân yêu, là nhớ tới gia đình, nhớ tới người thân ruột thịt. 
- Trông xa, ngắm. 
=> Nhà thơ diễn tả hành động sắc thái, nội tâm, nhìn trăng nhưng cũng nhìn vào lòng mình.
- Cúi đầu >< đê đầu. 
 Vọng minh nguyệt >< tư cố hương. 
=> Sự hoạt động liên tục của tư duy cảm xúc của tác giả.
“Nghi - cứ - vọng - đê - tư” làm sống dậy bao bâng khuâng của một hồn thơ và một tình quê man mác.
- Hai câu đầu, nhà thơ tả ngoại cảnh trước , nội tâm sau; đến hai câu cuối cảnh và tình, cử chỉ và tâm trạng hài hoà đan xen không thể tách bạch.
 => Dù là tác giả tả cảnh, tả tình, song tình người lại được thể hiện rõ.
- HS phát biểu phần ghi nhớ.
- Bố cục chặt chẽ tạo nên tính thống nhất liền mạch của cảm xúc trong bài thơ.
I – Tìm hiểu chung:
- Cổ thể : một thể thơ trong đó mỗi câu có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật & đối ràng buộc.
- Lí Bạch có nhiều bài thơ viết về trăng với cách thể hiện giản dị mà độc đáo.
- Hoàn cảnh sáng tác: sống tha phương trong cơn loạn li. 
- Thể thơ: ngũ ngôn cổ thể.
II – Đọc - hiểu văn bản:
1- Cảnh đêm thanh tĩnh:
“ Sàng tiền minh nguyệt quang Nghị thi địa thượng sương.”
- Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, ánh trăng như sương mờ ảo, tràn ngập khắp phòng.
- Cảm nhận về ánh trăng: “Ngỡ là sương trên mặt đất.”
=> Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị.
=> Miêu tả, ánh trăng sáng đẹp, yên tĩnh là đối tượng cảm nghĩ trong một đêm trằn trọc không ngủ được tác giả.
2- Cảm nghĩ của tác giả trong đêm thanh tĩnh:
“Cử đầu vọng minh nguyệt 
 Đê đầu tư cố hương.”
- Tâm trạng “nhớ cố hương” được thể hiện qua tư thế, cử chỉ.
- Xúc cảm của nhà thơ - chủ đề tác phẩm được dồn nén, thể hiện rõ nhất ở câu thơ cuối cùng.
- Ngẩng đầu >< cúi đầu.
 Vọng minh nguyệt >< tư cố hương.
=> Phép đối, ngôn ngữ giản dị, tinh luyện. Nỗi nhớ quê da diết.
 * Ý nghĩa văn bản: Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê.
III - Tổng kết: 
Hoạt động 5: Luyện tập: Lời bình cho cả bài thơ: 
Có thể nói: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” là một bài thơ trăng tuyệt bút, Lý Bạch rất tinh tế đã lấy ngoại cảnh: “ánh trăng” miền đất lạ để biểu hiện tâm tình nỗi buồn nhớ cố hương gợi lên một nỗi buồn đẹp – tất cả góp phần tạo nên vẻ đẹp của bài thơ trăng này.
3- Củng cố:
- Cho HS đọc diễn cảm bài thơ.
- Cho biết tâm trạng của nhà thơ lúc xa quê nhà?
4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Hướng dẫn tự học:
 - Học thuộc lòng bài thơ theo bản dịch.
 - Dựa vào phần dịch nghĩa, tập do sánh để thấy sự khác nhau giữa bản dịch thơ & bản nguyên tác.
 b- Chuẩn bị bài mới: 
 - Soạn bài: “Hồi hương ngẫu thư”.
 + Đọc bài thơ: tìm tác giả, tác phẩm.
 + Tâm trạng của nhân vật khi xa quê & trở về quê cũ?
 + Nghệ thuật sử dụng trong văn bản?
* Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 10
Tiết 38
Ngày soạn:............
Ngày dạy:..
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
 (HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ) Hạ Tri Chương
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương
 - Nghệ thuật đối- vai trò của câu kết trong bài thơ.
 - Nét độc đáo về tứ của bài thơ.
 - Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời.
 2- Kỹ năng:
 - Đọc- hiểu thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt.
 - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường.
 - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ & bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
 3- Thái độ:
II – CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, một số bài thơ khác của tác giả Hạ Tri Chương.
 - HS: SGK, vở bài soạn, một bài thơ khác của tác giả.
III - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1- Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc thuộc lòng phiên âm và dịch thơ bài: “Tĩnh dạ tứ” nêu tác giả, tác phẩm?
 - Chủ đề bài thơ là:	
a) Đăng sơn đức hữu (lên núi nhớ bạn).
b) Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê).
c) Sơn thuỷ hữu tình. 
d) Tức cảnh sinh tình.
2- Bài mới: 
Hoạt động 1: 
 Giới thiệu bài: Quê hương hai tiếng thiêng liêng tha thiết ấy luôn luôn là nỗi nhớ canh cánh trong lòng những người xa xứ. Khác với Lý Bạch và một số nhà thơ khác, Hạ Tri Chương khi từ quan về ở quê mà nỗi nhớ thương chẳng những không vơi đi mà còn được tăng lên gấp bội. Tình cảm ấy, chúng ta sẽ được hiểu rõ hơn khi tiếp cận với nhà thơ Hạ Tri Chương với bài thơ: “Hồi Hương Ngẫu Thư’’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Câu hỏi: Hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
* Giáo viên: bản thân nhà thơ từ giã kinh đô, với vai trò của một vị đại thần trở về quê hương đã là đáng trân trọng.
* Giáo viên: hướng dẫn cách đọc, chú ý ngắt nhịp 4/3 ; 2/5 câu cuối. 
GV đọc mẫu gọi HS đọc lại.
Câu hỏi: Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu hỏi: Với số câu, số chữ trong phần phiên âm em hãy nhận dạng thể thơ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản:
Câu hỏi: Qua tiêu đề bài thơ, em thấy sự biểu hiện tình yêu quê hương đất nước trong bài thơ có gì đáng chú ý?
Câu hỏi: Ở bài: “Tĩnh dạ tứ”, tác giả nhớ quê hương vào lúc nào? 
Câu hỏi: Còn ở bài này biểu hiện tình yêu quê hương có điều gì khác? 
* Giáo viên: vậy tình quê của tác giả lúc trở về như thế nào chúng ta tìm hiểu hai câu đầu.
* GV gọi HS đọc hai câu đầu: 
Câu hỏi: Hai câu đầu, tác giả nhắc lại sự việc gì? Với những cặp từ nào giúp em hiểu được nghĩa của sự việc này? 
Câu hỏi: Khi xa quê, tác giả trở về ta thấy có những điều gì thay đổi?
Câu hỏi: Vậy âm sắc quê hương tượng trưng cho điều gì?
* Giáo viên: đất nước Trung Quốc rất rộng lớn làm quan lâu nhưng ông vẫn giữ được giọng nói quê hương. Âm sắc quê hương là dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru tình thương của mẹ hiện đã thấm sâu vào tâm hồn của đứa con. Giọng nói thiêng liêng đậm đà gắn bó với đất mẹ quê cha, chỉ có người mất gốc bạc tình mới thay đổi giọng quê mới coi thường tiếng mẹ đẻ.
Câu hỏi: Hai câu đầu, tác giả dùng phương thức biểu đạt nào? Việc tác giả trở về quê hương gợi cho em suy nghĩ gì? 
(GV cho HS đánh giá x vào câu 3 sgk/ T 127).
* Giáo viên: hai câu đầu đều biểu lộ tình yêu quê hương còn hai câu cuối tình yêu quê hương ấy có gì khác.
Gọi học sinh đọc hai câu cuối: phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa => chú ý các yếu tố Hán Việt => để nắm nội dung.
Câu hỏi: Chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hai câu trên và hai câu dưới?
* Gợi ý: đối với tác giả khi già lắm rồi mới về lại quê là nơi thiêng liêng, nơi chôn nhau cắt rốn nhưng một tình huống nghịch lý trong cuộc đời khi về ông đã gặp lại những ai? Tiếu Vấn là gì? 
Câu hỏi: Sự thật ấy tạo nên nghịch lý đó là từ nào trong hai câu cuối?
Câu hỏi: Từ đó em hãy phân tích xem sự xuất hiện của nhi đồng và tiếng cười, câu hỏi nhiệt tình của các em có làm cho tác giả vui lên không? 
Câu hỏi: Vậy qua phân tích, ta thấy tình quê hương giữa hai câu đầu và hai câu cuối như thế nào?
Câu hỏi: Qua bài này, chúng ta có biết những bài thơ nào có nội dung nói về tình cảm quê hương?
Hoạt động 4: Tổng kết bài. 
Câu hỏi: Hai bài: “Tĩnh dạ tứ” & “Hồi hương ngẫu thư”đều nói về tình yêu quê hương nhưng cách biểu lộ tình cảm hoàn toàn không giống nhau.
- HS đọc phần chú thích trong sgk / 127. 
- Đậu tiến sỹ năm 36 tuổi, làm quan trên 50 năm dưới triều vua Đường Huyền Tông.
Từ lúc trai trẻ đến năm 86 tuổi mới cáo quan trở về quê hương.
=> Năm 744 lúc 85 tuổi Hạ Tri Chương xin từ quan về quê và bài thơ ra đời vào lúc ấy (sau lúc về quê cha đầy một năm nhà thơ đã qua đời).
- Thất ngôn tứ tuyệt.
- Phân tích văn bản.
- HS đọc lại phần chú thích để tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt (sgk/ T 125).
- Lúc xa quê hương, nỗi buồn đó mỗi khi nhìn trăng tác giả luôn hướng về quê hương.
- Tác giả bộc lộ tình cảm quê hương sâu nặng khi trở về quê hương và khi về đến làng của mình.
- Vua mời ở lại, không chịu nhất định về.
=> Đó là tình cảm quê hương.
- HS đọc phần phiên âm, dịch nghĩa từng câu, dịch thơ, hiểu nghĩa của từ Hán Việt:
- Thiếu >< đại ; 
 li gia >< tồi.
=> Đối rất chính => trái nghĩa.
- Mái tóc và vóc dáng về tuổi tác.
=> Đây là sự thay đổi nghiệt ngã của thời gian nhưng có một điều không thay đổi đó là giọng nói: “Hương âm vô cải” âm sắc của quê hương. Cất tiếng nói theo giọng của quê hương vẫn không hề thay đổi.
- Tình cảm quê hương của nhà thơ là một biểu hiện cảm động về tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương.
- Kể và tả, trong đó yếu tố kể vẫn là chính. Qua đó thể hiện tình cảm của mình đối với quê hương.
Như vậy dù kể hay tả đều nhờ phép đối trong câu để gián tiếp bộc lộ cảm xúc. Nó còn là thủ pháp nghệ thuật rất hay được dùng trong thơ.
- Các em nhi đồng cười hồn nhiên khi gặp : “người khách lạ ».
=> Đây là một tình huống bất ngờ không gặp lại bạn bè đồng lứa ; người già đã chết người cùng tuổi không còn ai, trẻ con thì không biết.Bây giờ sống được đến 80 là đã liệt vào hàng :“Thập cổ lai hy »
- Từ khách. 
- Trẻ cười hỏi khách từ đâu đến làng?
 => Trở về nơi chôn nhau cắt rốn mà lại bị “xem như khách’’.
=> Rất bi hài hóm hỉnh.
- Với lòng hiếu khách, các em nhi đồng đã niềm nở vui tươi đón tiếp. Các em hớn hở bao nhiêu thì nỗi lòng tác giả càng tan nát bấy nhiêu. Vì ngay ở quê hương ông, ông được xem là khách.
- Tâm trạng ngậm ngùi, tình yêu quê hương thắm thiết của người sống xa quê cũ, tấm lòng tha thiết với quê hương.
- Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch. 
- Thiên trường vãn vọng - Trần Nhân Tông.
- Bài: “Tĩnh dạ tứ” giọng điệu nhẹ nhàng, thắm thía.
- Bài: “Hồi Hương Ngẫu Thư” giọng điệu sâu sắc, hóm hỉnh.
- Đọc ghi nhớ (SGK/ T 128).
I - Tìm hiểu chung:
- Hạ Tri Chương (659- 744) là nhà thơ lớn của TQ thời Đường. Hạ Tri Chương là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch.
- Văn bản là một trong hai bài: Hồi hương ngẫu thư rất nổi tiếng của ông.
- Các bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ & Trần Trọng San đều chuyển sang thể lục bát; có sự khác nhau về vần, nhịp giữa thơ thất ngôn tứ tuyệt & thơ lục bát.
- Hoàn cảnh sáng tác: lúc 85 tuổi, nhà thơ từ quan về quê.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
II - Đọc- hiểu văn bản: 
1- Tình quê lúc trở về: 
“Thiếu tiểu ...mao tồi.”
- Thiếu><đại 
 Li gia><hồi. 
=> Đối từ.
- Hương âm >< mấn mao.
 Vô cải >< tồi. 
=> Đối ý.
- Lời kể của tác giả về quãng đời dài xa quê làm quan (từ lúc còn trẻ đến lúc về già).
=> Sử dụng yếu tố tự sự.Cấu tứ độc đáo.
- Lời tự nhận xét: đi suốt cả cuộc đời vẫn nhớ về quê hương, giọng nói không hề thay đổi dù tóc mai đã rụng.
2- Tình quê khi gặp bọn trẻ:
 Nhi đồng xứ lai?“
- Tình huống bất ngờ: trẻ nhỏ tưởng nhà thơ là nguời khách lạ.
- Cảm giác thấm thía của tác giả khi chợt thấy mình là người khách lạ ngay trên mảnh đất quê hương.
=> Giọng điệu bi hài hóm hỉnh. Sự ngỡ ngàng xót xa khi bị coi như khách lạ.
* Ý nghĩa văn bản:
Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền & thiêng liêng nhất của con người.
III - Tổng kết: 
 (Ghi nhớ: sgk /T 128) 
Hoạt động 5: 
Luyện tập:
 Lời bình cho toàn bài: 
Bài thơ tuy ngắn gọn có 4 câu 28 chữ nhưng chứa đựng rất nhiều tình cảm, ý nghĩa hàm xúc đó là cái hay độc đáo của bài tình yêu quê hương của khách li hương “thơ là tiếng lòng trang trải. “Hồi hương ngẫu thư’’ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương tiếng lòng ấy nhẹ nhàng, hiền hậu và đằm thắm biết bao.
3- Củng cố: 
 - Đọc lại bài thơ phần phiên âm và dịch thơ.
 - Tâm trạng của tác giả khi gặp bọn trẻ ở đầu làng lúc trở về quê cũ như thế nào?
 - Qua đó ta thấy tác giả là người như thế nào đối với quê hương của mình?
4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Hướng dẫn tự học:
 - Học thuộc bản phiên âm & bản dịch thơ của Tương Như.
 - Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ.
b- Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài :“Từ trái nghĩa ».
 + Xem trước các câu hỏi và từ đó rút ra nội dung bài học.
 + Thế nào là từ trái nghĩa?.
 + Cách sử dụng từ trái nghĩa?. 
* Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 10
Tiết 39
Ngày soạn:.............
Ngaứy dạy::.
	 TỪ TRÁI NGHĨA
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Khái niệm từ trái nghĩa.
 - Tác dụng của từ trái nghĩa trong văn bản.
 2- Kỹ năng:
 - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
 - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
 * Các kỹ năng sống:
 - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận & chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ trái nghĩa.
 3- Thái độ:
II – CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
 - HS: SGK, vở bài soạn.
III- PHƯƠNG PHÁP:
 - Phân tích các tình huống mẫu: để hiểu cách dùng từ trái nghĩa.
 - Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ trái nghĩa theo những tình huống cụ thể.
 - Động não: suy nghĩ, phân tích các VD để rút ra những bài học thiết thực về cách dùng từ tiếng Việt đúng nghĩa & trong sáng.
IV - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho Ví dụ?
- Từ đồng nghĩa có mấy loại? Đó là những từ đồng nghĩa nào? 
- Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ: “thi nhân”?
 a) Nhà văn ; b) Nhà thơ ; c) Nhà báo ; d) Nghệ sĩ.
 2- Bài mới: 
 Hoạt động 1: 
 Giới thiệu bài: Trong cuộc sống khi giao tiếp đôi khi chúng ta vô tình sử dụng một từ loại mà không ngờ tới vì nó quá quen thuộc lại tiện dụng. Các em có biết đó là từ loại gì không? Đó là từ trái nghĩa? Cách sử dụng nó như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua tiết học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là từ trái nghĩa. 
Câu hỏi: Em hãy tìm trong hai bài thơ: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” & “Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê” các cặp từ nào có nghĩa trái ngược nhau? 
Câu hỏi: Cặp từ ở trong bài thơ thứ nhất chúng thuộc từ loại nào?
Câu hỏi: Cặp từ ở bài thơ thứ hai, chúng thuộc từ loại nào? 
Câu hỏi: Nghĩa của từng cặp từ như thế nào với nhau?
* Giáo viên: diễn giảng để học sinh hiểu và thấy rõ sự trái ngược nhau về nghĩa là dựa trên một cơ sở chung một tiêu chí nhất định.
* Ví dụ: Cơ sở chung:
 - Dài >< ngắn: Trái nghĩa về chiều dài.
 - Sạch >< bẩn: trái nghĩa về phương tiện vệ sinh.
 - Hiền >< ác trái nghĩa về tính cách.
Câu hỏi: Vậy từ: “ngẩng” & từ “cúi” trái ngược về nghĩa dựa trên cơ sở chung nào? 
Câu hỏi: Tương tự như thế trong bài thơ thứ 2, cặp từ: “đi >< trở lại”?
Câu hỏi: Riêng cặp từ: “trẻ >< già” dựa trên cơ sở chung nào?
Câu hỏi: Qua tìm hiểu các cặp từ ngược nghĩa trên, em hiểu thế nào là từ trái nghĩa?
Câu hỏi: Em hãy tìm từ trái nghĩa với từ: “già” trong trường hợp “rau già, cau già”?
Câu hỏi: Tại sao lại không dùng từ: “trẻ >< già” như trong bài thơ thứ 2?
Câu hỏi: Từ phân tích trên, các em cho biết nếu một từ nhiều nghĩa thì sẽ tìm được ở những từ trái nghĩa ra sao? 
=> GV hình thành ghi nhớ 1/ sgk cho HS nhắc lại.
* Giáo viên: vậy nếu ta nắm được thế nào là từ trái nghĩa thì ta sẽ sử dụng như thế nào cho chính xác, tránh sai sót tạo nên tính cân xứng trong thơ văn thì chúng ta chuyển sang phần II.
Hoạt động 3: Sử dụng từ trái nghĩa.
Câu hỏi: Tìm cặp từ trái nghĩa được sử dụng trong bài thơ: “Thiên trường vãn vọng”?
Câu hỏi: Các cặp từ trái nghĩa được sử dụng trong bài thơ nhằm mục đích gì? 
Câu hỏi: Vậy trong khi nói và viết, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì? 
* Giáo viên: gợi ý cho HS phát biểu phần ghi nhớ.
Câu hỏi: Em tìm trong ca dao, tục ngữ sau đây những từ nào có nghĩa trái ngược nhau?
 - Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
 - Ba chìm bẩy nổi.
Câu hỏi: Qua Ví dụ trên, em hãy tìm một số thành ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau? 
Câu hỏi: Tìm từ trái nghĩa với từ: “lành & chín”?
Câu hỏi: Từ Ví dụ trên, em rút ra được điều gì về từ trái nghĩa? 
- Đọc mục I/ SGK.
- Bài: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” 
 + Ngẩng >< cúi (động từ)
 - Bài: “Ngẫu nhiên về quê”
 + Trẻ >< già (tính từ) 
 + Đi >< trở lại (động từ)
- Từ loại: động từ. 
- Từ loại: tính từ, động từ 
- Nghĩa trái ngược nhau.
- Xét trên cơ sở chung: đều chỉ sự hoạt động theo hướng (lên và xuống).
- Đều chỉ sự tự di chuyển, rời khỏi nơi xuất phát hay quay lại. 
- Đều chỉ tính chất, hình dáng bên ngoài.
- HS trả lời ghi nhớ 1/ phần 1.
- Rau già >< rau non.
 Cau già >< cau non. 
- Không thể lấy từ: “trẻ” để kết hợp với từ “rau” được vì từ: “trẻ” thường kết hợp để dùng cho con người. Nếu dùng như thế là không đúng.
- HS trả lời phần 2 /ghi nhớ 1.
- Đọc mục II/ SGK.
- Hậu >< tiền 
 Vô >< hữu. 
- Tác giả sử dụng khéo léo nhằm tả cảnh hoàng hôn vào buổi chiều làm cho cảnh quê thêm đẹp lên.
- Tạo hình tượng, tương phản, gây ấn tượng mạnh làm cho lời nói thêm sinh động.
- HS đọc ghi nhớ 2 / sgk / T 128.
- Lên >< xuống 
- Chìm >< nổi. 
- Thành ngữ :
- Lên voi xuống chó. 
- Mắt nhắm, mắt mở. 
- Bước thấp, bước cao. 
- Tính lành >< ác, dữ. 
- Bát lành >< mẻ, vỡ sứt.
- Aó lành >< rách.
- Quả chín >< xanh 
- Cơm chín >< sống.
=> Có thể dùng trong tục ngữ và thành ngữ.
I- Thế nào là từ trái nghĩa?
* Ví dụ 1: 
 - Ngẩng >< cúi 
 - Trẻ >< già 
 - Đi >< trở lại.
* Ví dụ 2: 
 - Rau già >< rau non 
 - Cau già >< cau non. 
 * Ghi nhớ 1: SGK/T 128 
II - Cách sử dụng từ trái nghĩa: 
* Ví dụ: 
- Lên thác xuống ghềnh.
- Ba chìm bảy nổi .
* Ghi nhớ 2: SGK/ T128 
* Chú ý:
- Một từ trái nghĩa có thể tham gia vào dãy từ trái nghĩa với một số từ khác vì nó dựa trên một cơ sở chung.
-Từ trái nghĩa có thể dùng trong tục ngữ hoặc thành ngữ.
Hoạt động 4: III/ Hướng dẫn luyện tập:
 Bài tập 1: Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau đây: 
- Lành >< tối. 
- Giàu >< ngày 
 Bài tập 2: Tìm từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ sau: 
 - Tươi : - Yếu : 
 Cá tươi >< ăn mạnh, khoẻ. 
 Hoa tươi >< khá, giỏi 
 chữ xấu >< chữ đẹp 
 - Xấu : 
 đất xấu >< đất tốt.
 Bài tập 3: Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau: 
 - Chân cứng đá mềm - Vô thưởng vô phạt.
 - Có đi có lại - Bên trọng, bên khinh 
 - Gần nhà xa ngõ - Buổi đực, buổi cái.
 - Mắt nhắm mắt mở. - Bước thấp bước cao 
 - Chạy sấp chạy ngửa - Chân ướt chân ráo
3- Củng cố: 
 - Thế nào là từ trái nghĩa? Cho VD minh họa?
 - Nêu cách sử dụng từ trái nghĩa?
4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Hướng dẫn tự học: 
 - Làm bài tập 4 (viết đoạn văn theo yêu cầu).
 b- Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài mới: Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người. 
 Xem trước và chuẩn bị nói + đề (theo dàn bài đã hướng dẫn: phân công 4 tổ mỗi tổ 1 đề).
 * Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 10
Tiết 40
Ngày soạn:..................
Ngày dạy::.
 LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ
	SỰ VẬT, CON NGƯỜI	
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Các cách biểu cảm trực tiếp & gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
 - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.
 2- Kỹ năng:
 - Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật & con người.
 - Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật & con người trước tập thể.
 - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật & con người bằng ngôn ngữ nói.
 3- Thái độ:
II – CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
 - HS: SGK, vở bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Nói là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Ngoài việc rèn luyện cho học sinh năng lực viết, giáo viên còn phải rèn luyện cho học sinh nói. Vì đó là phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất để đạt kết quả cao nhất. Khi nắm được kỹ năng nói và nói theo chủ đề thì học sinh đã có một công cụ sắc bén giúp mình thành công trong cuộc sống.Tiết học hôm nay sẽ giúp các em đi vào phần luyện nói theo chủ đề biểu cảm.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 2: Nhắc lại kiến thức đã học.
Câu hỏi: Để làm bài văn biểu cảm các em phải thực hiện các bước nào? 
Câu hỏi: Người viết phải lập ý cho bài văn biểu cảm ra sao? 
Câu hỏi: Tình cảm người viết trong bài văn phải như thế nào?
Hoạt động 3: Chia tổ cho HS.
GV lần lượt cho các em trong tổ đại diện lên 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc