Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 17

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Kiến thức:

 - Những nét đẹp riêng của thành phố Sái Gòn: thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan & phong cách con người.

 - Nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả.

 2- Kĩ năng:

 - Đọc- hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả & biểu cảm.

 - Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể.

 3- Thái độ:

 Trân trọng mảnh đất quê hương, tình cảm tươi đẹp của con người nơi mình đang sống.

II - CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 1- Kiểm tra bài cũ:

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1123Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết 65
Ngày soạn:
Ngày dạy
 HDĐT: SÀI GÒN TÔI YÊU
 Minh Hương 
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Những nét đẹp riêng của thành phố Sái Gòn: thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan & phong cách con người.
 - Nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả.
 2- Kĩ năng:
 - Đọc- hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả & biểu cảm.
 - Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể.
 3- Thái độ:
 Trân trọng mảnh đất quê hương, tình cảm tươi đẹp của con người nơi mình đang sống.
II - CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1- Kiểm tra bài cũ: 
- Bài “Một thứ quà “tác giả là ai?
 A. Vũ Bằng C. Minh Hương 
 B. Xuân Quỳnh D. Thạch Lam.
- Bài được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 
 A. Miêu tả C. Biểu cảm.
 B. Tự sự D. Nghị luận.
- Nếu viết trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng xoá, man mác hơng vị ngàn hoa cỏ “thì từ nào dùng không đúng nghĩa 
 A. Hơng vị C. Man mác 
 B. Giọt sữa D. Trắng xoá.
- Trong câu “rong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hơng vị ngàn hoa cỏu” có bao nhiêu từ ghép đẳng lập? 
 A. 2 Từ C. 4 Từ 
 B. 3 Từ D. 5 Từ
- Hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với tên tác giả. 
1. Sau phút chia ly A. Nguyễn Trãi 
2. Qua đèo Ngang B. Xuân Quỳnh 
3. Bài ca Côn Sơn C. Đoàn Thi Điểm.
4. Tiếng gà tra D. Lý Bạch 
5. Tĩnh Dạ Tứ Đ. Bà Huyện Thanh Quan. 
2- Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ai sinh ra & lớn lên lại không có quê hương nhỉ? Quả thật ai cũng phải có quê hương. Vì thế tình cảm dành cho quê hương là thứ tình cảm máu thịt. Yêu quê hương là yêu mọi thứ như: con người, phong cảnh đường phố, xe cộ 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Phần học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- GV vài nét sơ lược về tiểu sử & những đóng góp của tác giả đối với nền văn học VN hiện đại.
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm phần chú thích.
- Cho học sinh xác định phần tác giả và thể loại tác phẩm.
- Giáo viên giới thiệu phần suất xứ:
Do vị trí mở đầu cả tập sách nên bài này nhằm nêu những nét chung nhất về Sài Gòn và chủ yếu là để nói tới tình yêu mến của tác giả với thành phố ấy. Trong những bài tiếp theo tác giả đi sâu vào từng phương diện, từng nét đặc sắc hoặc từng hình ảnh cụ thể trong muôn mặt đời sống của Sài Gòn.
Hoạt động 2: Đọc 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc giọng hồ hởi, vui tươi, hăm hở, sôi động. 
- Giáo viên đọc mẫu học sinh đọc tiếp. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu chung về văn bản.
Câu hỏi: Qua bài văn tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào?
Câu hỏi: Bố cục bài văn như thế nào?
Câu hỏi: Giáo viên cho học sinh đọc đoạn đầu, nêu ý chính của đoạn (ấn tượng chung và tình yêu đối với Sài Gòn).
Câu hỏi: Trong đoạn mở đầu tác giả đã bày tỏ niềm yêu mến của mình với Sài Gòn qua cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy. Em hãy nêu lên những nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả.
Câu hỏi: Nhận xét về cảm nhận của tác giả về thiên nhiên và cuộc sống Sài Gòn? 
Hãy tìm chi tiết thể hiện tình yêu ấy?
 Câu hỏi: Để bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào? nhằm mục đích gì? 
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại ý chính của đoạn? 
 (Cảm nhận và bình luận phong cách con người Sài Gòn.)
Câu hỏi: Trong phần thứ 2 tác giả tập chung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. vậy phong cách của người Sài Gòn như thế nào? 
Câu hỏi: Thái độ và tình cảm của tác giả đối với người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào? 
Câu hỏi: Qua bài văn này em cảm nhận được điều gì mới và sâu sắc về Sài Gòn và tình cảm của tác giả với mảnh đất ấy. 
- HS tìm hiểu về tác giả thông qua phần chú thích.
- HS đọc theo sự hướng dẫn của GV.
- Bài thể hiện tình cảm yêu mến những ấn tượng bao quát chung của tác giả về thành phố Sài Gòn trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố cư dân và phong cách con người Sài Gòn.
 - Đoạn 1: “từ đầu  họ hàng.’’ 
=> Ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của mình với thành phố ấy.
- Đoạn 2: “ở trên đất này  hơn năm triệu.’’ 
=> Cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
- Đoạn 3: Phần còn lại: 
=> Khẳng định lại tình yêu đối với thành phố ấy. 
- Cảm nhận qua hiện tượng thời tiết với những nét riêng: nắng sớm,, buổi chiều lộng gió, cây mưa nhiệt đới bất ngờ. 
- Cảm nhận về sự thay đổi nhanh chóng đột ngột của thời tiết: Trời đang vi vu buồn bã, bỗng nhưng trong vắt như thuỷ tinh.
- Cảm nhận về không khí nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau.
 Đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phờng náo động, dập dìu xe cộ vào giờ cao điểm, cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làn không khí mát dịu thanh sạch.
- Sở dĩ tác giả cảm nhận được sự đổi thay về thiên nhiên và cuộc sống như thế là một xuất phát từ tình cảm của tác giả dành cho thành phố Sài Gòn. Vậy tình cảm của tác giả như thế nào đối với với thành phố Sài Gòn.
- Chính này mà tác giả đã cảm nhận được nhiều vẻ đẹp và nét riêng của thành phố, thậm chí cả những điều tưởng chừng không mấy dễ chịu nh sự trái chứng, sự đổi thay thời tiết sự ồn ào. với tác giả tất cả đều đáng yêu, đáng nhớ.
- Trình bày những hiểu biết tường tận của mình về người Sài Gòn.
- Cả đoạn thể hiện tình cảm sâu đậm và niềm trân trọng của tác giả dành cho người Sài Gòn. tình cảm ấy cần được duy trì và phát triển trong lòng mỗi chúng ta.
I- Tác giả, tác phẩm:
 1- Tác giả: (SGK)
 2-Tác phẩm: 
 a- Thể loại: tuỳ bút.
 b- Xuất xứ: Đây là bài mở đầu trong tập tuỳ bút - bút ký nhớ Sài Gòn (tập 1)
II- Đọc:
III- Tìm hiểu văn bản:
1- Sự cảm nhận thiên nhiên, cuộc sống và tình cảm của tác giả với thành phố Sài Gòn. 
 a- Sự cảm nhận thiên nhiên và cuộc sống:
- Nắng sớm,, buổi chiều lộng gió, cây mưa nhiệt đới bất ngờ. 
 - Trời đang vi vu buồn bã, bỗng nhiên trong vắt như thuỷ tinh.
- Đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào giờ cao điểm, cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làn không khí mát dịu thanh sạch.
=> Cảm nhận tinh tế về sự đổi thay nhanh chóng đột ngột của thời tiết và nhịp sống đa dạng của Sài Gòn.
Tạo bố cục văn bản theo mạch cảm xúc về thành phố Sài Gòn.
 b- Tình cảm của tác giả: 
 - Tôi yêu Sài Gòn da diết.
 - Tôi yêu, tôi yêu, tôi yêu.
=> Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu. tình yêu nồng nhiệt thiết tha đối với Sài Gòn.
 - Sử dụng ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
 - Lối viết nhiệt tình, có chỗ hóm hỉnh, trẻ trung.
 2- Phong cách con người Sài Gòn: 
Cởi mở, chân thành, tự nhiên. Tạo sức sống và nét đẹp của thành phố Sài Gòn.
=> Nhận xét bình luận, chứng minh phong cách người Sài Gòn và tình cảm của tác giả.
* Ý nghĩa văn bản: Văn bản là lời bày tỏ tình yêu tha thiết, bền chặt của tác giả đối với thành phố Sài Gòn.
3- Củng cố: 
 - Cho biết đặc điểm khí hậu Sài Gòn?
 - Cho biết đặc điểm con người Sài Gòn?
4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Hướng dẫn tự học:
 - Tự tìm hiểu thêm về các đặc điểm thiên nhiên, cuộc sống, kiến trúc, phong cách con người của 3 thành phố tiêu biểu cho 3 miền: Sài Gòn (Thành phố HCM- miền Nam), Huế (miền Trung), Hà Nội (thủ đô- miền Bắc).
 - Viết một bài văn ngắn, nêu rõ những nét riêng độc đáo ở quê hương em, hoặc ở địa phương mà em từng gắn bó.
 b- Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài “Luyện tập sử dụng từ”
 + Nhắc lại các chuẩn mực sử dụng từ.
* Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 17
Tiết 66
Ngày soạn:......
Ngày dạy:
 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Qua tiết dạy giúp học sinh tiếp thu được:
- Hiểu rõ các yêu cầu trong việc sử dụng từ.
- Trên cơ sở nhận thức các yếu tố đó, tự kiểm tra để thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ đúng mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói hoặc viết.
II - CÁC BƯỚC LÊN LỚP
ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ: 
3- Bài mới:
*. Giới thiệu bài:
 *. Tiến trình các hoạt động: 
Hoạt động của thầy và trò
Phần học sinh ghi
Hoạt động 1: 
Câu hỏi: Hãy nhắc lại các chuẩn mực sử dụng từ? 
- Đúng âm, đúng chính tả 
- Đúng nghĩa 
- Đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống gián tiếp 
- Đúng với tính chất ngữ pháp của từ.
- Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
Câu hỏi: Vậy các em đã nắm được chuẩn mực sử dụng từ, đầu năm đến nay các em đã được góp ý và chấm điểm 2 bài tập làm văn. Hãy ghi lại phần sai của các em qua bài tậplàm văn đó.
- Giáo viên gọi một số học sinh lên ghi lỗi sai => tự sửa chữa. Lớp và Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2:
Chia lớp thành 4 nhóm cho các em trưao đổi bài tập làm văn với nhau rồi yêu cầu các em đọc bài làm của bạn mình. Sau đó các em thảo luận, cử đại diện lên sửa bài và nhận xét các lỗi dùng từ.
- Nhóm 1: lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
- Nhóm 2: lỗi dùng từ không đúng tính chất ngữ pháp.
- Nhóm 3: lỗi không đúng sắc thái biểu cảm 
- Nhóm 4: lỗi không hợp tình huống giao tiếp.
Hoạt động 3:
Giáo viên cho từng nhóm cử đại diện lên bảng ghi vào khung mẫu cho sẵn, ghi lỗi saivà sửa chữa.
- Gọi các nhóm nhận xét về cách sửa chữa.
- Giáo viên nhận xét và góp ý. 
Câu văn có lỗi sai lỗi sai
 lan tỏ chính
sung Quanh. tả 
- hoàn hôn 
- xơng mù 
- cây Phượng là 
loài cây đã gắn bó ngữ 
thân thiết với tuổi pháp 
học trò hồn nhiên. 
và cây Phượng là 
loài cây em yêu.
- Em rất quý trọng Từ sắc
 cây Phượng biểu 
 cảm
- Ông nội thấy tôi Tình
ông mừng lắm, ông huống
ôm chầm lấy tôi. giao 
chúng tôi nói tiếp 
chuyện với nhau 
rất vui. 
- Năm ngoái em lạm
cùng gia đình về dụng
thăm Quan quê nội từ 
 Hán Việt 
Lỗi sai chữa đúng 
 lan toả 
xung Quanh
- Hoàng hôn
- sơng mù 
- cây Phượng là loài cây đã gắn bó thân thiết với tuổi học trò hồn nhiên.cho nên câyPhượng là loài cây em yêu. 
- Em rất yêu quý cây Phượng 
- Ông nội thấy tôi 
ông mừng lắm, ông 
ôm chầm lấy tôi. 
Hai ông cháu tôi nói chuyện với nhau rất vui.
- Năm ngoái em 
cùng gia đình về
thăm quê nội. 
* Dặn dò: - Xem lại các lỗi đã chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
 - Tiếp tục xem lại các bài tập làm văn của mình tự chỉnh sửa các lỗi.
* Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 17
Tiết 67-68
Ngày soạn:
Ngày dạy:
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Qua tiết dạy giúp học sinh tiếp thu được:
- Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật, phổ biến các tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
- Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kỹ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện, trong đó cần đặc biệt lu ý cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình.
II - CÁC BƯỚC LÊN LỚP
ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ: 
3- Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Tiến trình các hoạt động:
HD của thầy và trò
Phần Bài học sinh ghi
Câu 1 và 2
Tác phẩm 
Tác giả 
Nội dung, t tưởng, tình cảm, được biểu hiện.
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
- Qua đèo ngang
- Hồi hơng ngẫu th 
- Sông núi nước Nam.
- Tiếng gà tra 
- Bài ca Côn Sơn
- Tĩnh dạ tứ 
- Cảnh khuya 
Đỗ Phủ
Bà Huyện Thanh Quan
Hạ Tri Chơng
Lý Thường Kiệt
Xuân Quỳnh
Nguyễn Trãi 
Lý Bạch 
Hồ Chí Minh 
- Tinh thần nhân đạo, và lòng vị tha cao cả. 
- Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
- Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
- ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
- Tình cảm gia đình, quê hương Qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.
- Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên.
- Tình cảm quê hơng sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.
- Tình yêu thiên nhiên lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc Quan 
 Tác phẩm 
 Thể thơ 
- Sau phút chia ly - Song thất lục bát 
- Qua đèo ngang - Bát cú đường luật (thất ngôn)
- Bài Ca Côn Sơn - Lục bát
- Tiếng gà trưa. - Các thể thơ khác ngoài thể 
 thơ trên.(5 tiếng 
- Cảm nghĩ trong đêm - Các thể thơ khác ngoài thể thanh tĩnh. thơ trên.(ngũ ngôn cổ thể)
- Sông núi nước Nam - Thất ngôn tứ tuyệt.
* Những ý kiến đúng: 
Câu b: Thơ trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm.
Câu c: Ca dao trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm.
Câu d: Tuỳ bút cũng là một kiểu văn bản biểu cảm.
Câu g: Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua kể chuyện, miểu tả và lập luận.
Câu h: Ngôn ngữ thơ trữ tình cần cô đọng, giầu hình ảnh và gợi cảm.
* Điền vào chỗ trống 
a) Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ tình (trước đây) là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng.
b) Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát.
c) Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ 
* Ghi nhớ sgk/ 182.
* Luyện tập: 
1) Những câu thơ của Nguyễn Trãi.
 - Nội dung trữ tình: tấm lònh lo cho nước , thơng yêu dân của tác giả. 
 - Hình thức thể hiện: thông qua miêu tả, kể và lối ẩn dụ.
2) So sánh: 
 Tĩnh dạ tứ Hồi hương ngẫu thư 
Tình huống thể hiện - ở xa xứ, trông trăng - Mới đất về đến quê 
tình yêu quê hương nhớ quê 
-Cách thể hiện tình - Biểu cảm trực tiếp - Biểu cảm gián tiếp 
 cảm nhẹ nhàng, sâu lắng ngậm ngùi, đau xót 
3) So sánh bài “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” (tr.117) và bài “Rằm tháng riêng”
- Giống nhau:
 + Cảnh vật: đêm khuya, trăng,thuyền, dòng sông 
 + Cảnh và tình hoà quyện với nhau. 
- Khác nhau: 
 Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều Rằm tháng riêng 
 + Yên tĩnh, chìm trong u tối + Sống động, huyền ảo và trong sáng 
 + Chủ thể trữ tình: Lữ khách thao thức + Chủ thể trữ tình: Người chiến sĩ vừa hoàn 
 không ngủ vì nỗi buồn xa xứ thành công việc trọng đại đối với đất nước cách mạng.
 4) Những câu đúng: 
 Câu b: Tuỳ bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật.
 Câu c: Tuỳ bút sử dụng nhiều phơng thức (tự sự, miêu tả) nhưng biểu cảm là phơng thức chủ yếu.
 Câu e: Tuỳ bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.
* Dặn dò: 
 - Xem lại nội dung bài và các bài tập.
 - Đọc trước và soạn các nội dung của bài ôn tập phần tiếng Việt sgk / 180-184.
 - Học,ôn lại các kiến thức phần tiếng Việt. 
* Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17.doc