Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 4

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Kiến thức:

 - Hiện thực về đời sống của người lao động qua câu hát than thân.

 - Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh & sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.

 2- Kỹ năng:

 - Đọc- hiểu những câu hát than thân.

 - Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.

 3- Thái độ:

 II – CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, SGK, những câu ca dao có cùng chung chủ đề.

- HS: SGK, vở bài soạn, sưu tầm các bài ca dao có cùng chủ đề.

 

doc 15 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lên điều gì? 
* GV cho HS đọc tiếp bài 3:
Câu hỏi: Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt?
Câu hỏi: Qua đây em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?
Hoạt động 3: Tổng kết: 
GV gợi ý HS phát biểu phần ghi nhớ.
Câu hỏi: Qua việc phân tích hai bài ca dao về chủ đề than thân em thấy nó có nội dung và nghệ thuật gì?
- Đọc chú thích.
- Đọc văn bản.
- Vừa thương, vừa đồng cảm thương cho người nhưng cũng thương cho chính mình.
- Tằm nhả tơ, kiến tìm mồi, hoặc chim bay mỏi cánh, cuốc kêu ra máu.
- Tới người lao động với nhiều nỗi khổ khác nhau. 
à Cách nói ẩn dụ.	
- Thân phận bị bòn rút sức lực của người nông dân. 
- Hình ảnh 2: thuơng cho nỗi khổ chung của thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược mà vẫn nghèo khó.
- Hình ảnh 3: thương cho cuộc đời phiêu bạc, lận đận và những cố gắng vô vọng cuả người lao động trong xã hội cũ.
- Thấp cổ, bé họng, nỗi khổ đau oan trái
- Nỗi khổ nhiều bề của nhiều phận người bị áp bức bóc lột, oan trái trong xã hội cũ.
 - Hình ảnh (trái bần) dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó.
 - Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung: trái bần bé mọn, bị gió dập sóng dồi xô đẩy, quăng quật trên sông nước mênh mông không biết tấp vào đâu. 
Nó gợi số phận chìm nổi lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 
- Bài ca dao diễn tả chân thực, cuộc đời thân phận nhỏ bé, đắng cay của người phụ nữ xưa.
- Trong xã hội phong kiến người phụ nữ như trái bần nhỏ bé bị “gió dập sóng dồ’’ chịu nhiều đau khổ. Không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Xã hội phong kiến luôn nhấn chìm họ.
- HS rút ra nội dung & nghệ thuật của bài.
I - Tìm hiểu chung:
- Hiện thực về đời sống của người lao động dưới chế độ cũ: nghèo khó, vất vả, bị áp bức...
- Những câu hát than thân thể hiện nỗi niềm tâm sự của tầng lớp bình dân.
II - Đọc- hiểu văn bản:
1- Bài 2: 
 Thương thay: điệp từ 
 Con tằm  nhả tơ 
 Kiến  tìm mồi 
 Hạc  bay mỏi cánh 
 Cuốc  kêu ra máu 
=> Ẩn dụ nỗi khổ nhiều bề của nhiều phận người bị áp bức bóc lột ngang trái.
3 - Bài 3:
 Thân em như trái bần 
 So sánh 
 Gió dập sóng dồi 
=> So sánh, sử dụng thành ngữ cuộc đời lận đận, thân phận nhỏ bé chịu nhiều đắng cay của người phụ nữ xưa.
Ý nghĩa văn bản:
 Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là thể hiện nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ đắng cay, khổ cực. 
III - Tổng kết:
 * ghi nhớ sgk / 49 
Hoạt động 4: Luyện tập: 
* Những nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao:
 - Nội dung: cả hai bài là sự than thân và là sự đồng cảm với nỗi niềm. Cuộc đời đau khổ, đắng cay của người nông dân. Ngoài ra còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
 - Nghệ thuật: đều dùng các sự vật, con vật, gần gũi nhỏ bé đáng thương làm hình ảnh ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng thân phận con người. Thể thơ lục bát, âm điệu than thân, thương cảm.
3) Củng cố:
 - Đọc lại 2 bài ca dao thật diễn cảm.
 - Đọc các bài ca dao bắt đầu bằng «Thân em » ?
 - Nêu nghệ thuật sử dụng trong các bài ca dao.
4) Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a) Hướng dẫn tự học : 
 - Học thuộc 2 bài ca dao và phần ghi nhớ.
 - Sưu tầm, phân loại & học thuộc một số bài ca dao than thân.
 - Viết cảm nhận về các bài ca dao than thân khiến em cảm động nhất ?
 b) Chuẩn bị bài mới :
 - Chuẩn bị văn bản : “Những câu hát châm biếm »
 + Đọc trước văn bản, xem chú thích.
 + Trả lời các câu hát theo yêu cầu sgk. 
 + Sưu tầm các bài ca dao khác cùng nội dung. 
* Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 4 
Tiết 14:
Ngày soạn::
Ngày dạy: .
	 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
 I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
Ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lác hậu.
Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm.
 2- Kỹ năng:
Đọc- hiểu những câu hát châm biếm.
Phân tích được giá trị nội dung & nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học.
3- Thái độ:
II – CHUẨN BỊ: 
GV: Giáo án, SGK, tư liệu về các bài ca dao.
HS: SGK, vở bài soạn, các bài ca dao sưu tầm có cùng chủ đề.
 III - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Kiểm tra bài cũ:
- Hình ảnh những con vật nhỏ bé trong bài ca dao thứ hai thể hiện điều gì về thân phận người nông dân?
 a) Nhỏ bé, bị hất hủi. 
 b) Cuộc sống đầy trắc trở, khó nhọc, đắng cay.
 c) Bị dồn đẩy đến nước đường cùng.
 d) Gặp nhiều oan trái.
 - Những biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng ở cả hai bài than thân?
 a) Hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ. 
 b) Thể thơ lục bát, âm điệu thương cảm.
 c) Nhiều điệp từ, điệp ngữ.
 d) Những hình ảnh mang tính truyền thống.
 2- Bài mới : 
 * Giới thiệu bài: Nội dung của ca dao rất đa dạng. Ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân ca dao dân ca còn có rất nhiều câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung những đặc sắc nghệ thuật của văn học dân gian nhằm phơi bày những hiện tượng đáng cười trong xã hội. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua văn bản: “Những câu hát châm biếm”
 * Tiến trình các hoạt động: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Bài học sinh ghi
Hoạt động 1:Tìm hiểu chủ đề:
Hoạt động 2: Phân tích văn bản:
* Bài 1: âm điệu nhanh gây sự chú ý.
* Bài 2: âm điệu chậm rãi, tạo sự hồi hộp 
=> Giáo viên đọc mẫu sau đó gọi học sinh đọc lại. 
 * Gọi HS đọc bài 1: 
Câu hỏi: Đây là lời của ai giới thiệu về chú?
Câu hỏi: Vậy người cháu đã giới thiệu về chú tôi như thế nào?
Câu hỏi: Vậy em có nhận xét gì về người chú?
Câu hỏi: Hai dòng thơ đầu có ý nghĩa gì?
Câu hỏi: Qua sự phân tích trên em thấy nội dung bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
* GV gọi HS đọc bài 2: 
Câu hỏi: Bài 2 là nhại lại lời ai nói với ai?
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về lời của thầy bói?
Câu hỏi: Thầy bói đã phán những gì? 
Câu hỏi: Bài ca này phê phán hạng người nào trong xã hội?
- Phê phán những hạng người hành nghề mê tín, dốt nát, bịp bợm, lợi dụng lòng tin của người. Đồng thời châm biếm sự mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết.
 Câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa văn bản?
Hoạt động 3: Tổng kết :
Câu hỏi: Qua những câu hát châm biếm đã thể hiện những nét đặc sắc gì về nghệ thuật và nội dung?
- Đọc chú thích.
- Đọc văn bản theo hướng dẫn.
- Lời người cháu giới thiệu về chú mình.
- Giới thiệu bức chân dung của chú để cầu hôn cho chú:
 + Hay tửu hay tăm => nghiện ruợu.
 + Hay nước chè đặc => nghiện chè.
 + Hay nằm ngủ trưa: 
Ngày “ước mưa”: để không phải đi làm. 
Ước đêm thừa trống canh: đêm dài để ngủ. 
- Là người có nhiều tật: vừa ruợu vừa chè, vừa lười biếng.
- Hay ở đây là “giỏi” nhưng giỏi ruợu chè thì không ai khen.
- Thông thường khi giới thiệu nhân duyên người ta phải nói tốt, nói thuận cho người đó. Nhưng ở đây nói ngược lại => Cách nói châm biếm “chú tôi”.
- Vừa để bắt vần, vừa để giới thiệu nhân vật. 
- Nói cô “yếm đào” cũng chính là sự đối lập với “chú tôi”.
 + Yếm đào: thường tương trưng cho cô gái trẻ trung, đẹp. Chàng trai xứng đáng lấy cô yếm đào phải là những người có nhiều nét tốt, giỏi giang chứ không phải như “chú tôi” có nhiều tật xấu.
- Hạng người vừa nghiện ngập vừa lười biếng trong xã hội.
- Nhại lời người thầy bói nói với người đi xem bói. 
- Kiểu nói nước đôi, nói những chuyện hiển nhiên không đưa ra lời bình, lời đánh giá nào => Đây là nghệ thuật dùng “gậy ông đập lưng ông” => Có tác dụng gây cười, châm biếm sâu sắc.
- Những chuyện hệ trọng về số phận mà người đi xem bói (là nữ) rất quan tâm: giàu - nghèo; cha - mẹ ; chồng – con.
- Cách thầy phán là kiểu nói nước đôi khẳng định như đinh đóng cột, để người xem bói hồi hộp nhưng thực chất đều nói về những sự hiển nhiên. 
=> Do đó lời phán vô nghĩa nực cười . Bài ca dao đã phóng đại cách nói nước đôi đó để lật tẩy chân dung, tài cán, bản chất của thầy.
- HS nêu ý nghĩa văn bản.
- Đọc ghi nhớ/ SGK/ T53.
I - Tìm hiểu chung:
Ca dao than thân, châm biếm thể hiện hai thái độ ứng xử, hai cách biểu hiện tình cảm trái ngược mà thống nhất của người bình dân VN trong hiện thực cuộc sống:
Than thở, trữ tình.
Cười cợt, châm biếm.
 II - Đọc - hiểu văn bản:
 * Bài 1: 
 - Chú tôi hay:
 + Tửu, tăm
 + Nước chè đặc
 - Ước:
 + Ngày mưa 
 + Đêm thừa trống canh
=> Điệp từ, liệt kê châm biếm hạng người nghiện ngập lười biếng. 
* Bài 2: 
 Số cô: 
 + Giàu – nghèo.
 + Có mẹ – có cha 
 * mẹ đàn bà 
 * cha đàn ông 
	 * vợ – chồng 
	 + Con: gái/ trai 
=> Nói dựa, phóng đại, nói nước đôi châm biếm, phê phán hiện tượng mê tín, dị đoan.
* Ý nghĩa văn bản:
Ca dao châm biếm thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình dân.
III - Tổng kết:
 Ghi nhớ sgk/ 53
Hoạt động 4: Luyện tập:
Nhận xét về sự giống nhau của 2 bài ca dao trong văn bản em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
a)	Cả 2 bài đều có hình ảnh ẩn dụ tượng trưng.
b)	Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại.
c)	Cả 2 bài đều có nội dung nghệ thuật châm biếm.
d)	Nghệ thuật tả thực có trong cả 2 bài.
Những câu hát nói trên và truyện cười dân gian đều giống nhau ở chỗ nào?
 Lấy những thói hư tật xấu của người đời để chê cười, châm biếm, dùng tiếng cười như một thứ vũ khí để xây dựng cho xã hội con người ngày càng tốt đẹp hơn.
3) Củng cố: GV gọi HS đọc lại toàn bộ những bài ca dao châm biếm.
 - Đọc các bài ca dao cùng chủ đề?
 - Nêu nội dung nghệ thuật từng bài?
4) Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới: 
 a) Hướng dẫn tự học:
 - Học thuộc những bài ca dao và phần ghi nhớ.
 - Đọc các bài đọc thêm.
 - Sưu tầm các bài ca dao khác cùng nội dung.
 b) Chuẩn bị bài mới: 
 - Chuẩn bị bài : “Đại từ”
 + Đọc những câu văn trong (sgk 54/ 55) chú ý các từ in đậm và trả lời 4 Câu hỏi gợi ý sgk /55.
* Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 4 
Tiết 15:
Ngày soạn::
Ngày dạy:
ĐẠI TỪ
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
Khái niệm đại từ.
Các loại đại từ .
Kỹ năng:
Nhận biết đại từ trong văn bản nói, viết.
Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
* Các kỹ năng sống:
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng đại từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Giao tiếp: tình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận & chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng đại từ tiếng Việt.
3- Thái độ:
 II - CHUẨN BỊ:
GV: SGK, giáo án, bảng phụ.
HS: SGK, vở bài soạn.
 III - PHƯƠNG PHÁP:
Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra các đại từ & giá trị, tác dụng của việc sử dụng đại từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
Thực hành có hướng dẫn: sử dụng đại từ tiếng Việt theo những tình huống cụ thể.
Động não: suy nghĩ, phân tích các VD để nhận ra bài học thiết thực về cách dùng đại từ tiếng Việt phù hợp với tình huống giao tiếp.
II – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Kiểm tra bài cũ:
* Từ láy là gì?
 a) Từ có nhiều tiếng có nghĩa.
 b) Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu.
 c) Có các tiếng giống nhau về vần.
 d) Từ có sự hoà phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa.
 * Từ láy có mấy loại? Đó là những loại nào?
 - Trong những từ sau từ nào là từ láy toàn bộ? 
 a) Mạnh mẽ c) Mong manh 
 b) Ấm áp d) Thăm thẳm
 2- Bài mới:
 *Giới thiệu bài: Trong khi nói viết ta thường dùng những từ như: tôi, tao, tớ  để xưng hô hoặc dùng: đây, đó  Như vậy là chúng ta đã sử dụng đại từ để giao tiếp. Vậy đại từ là gì? Đại từ có nhiệm vụ và chức năng, cách sử dụng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học này.
 * Tiến trình các hoạt động:
 Hoạt động của thầy và trò 
 Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là đại từ?
Câu hỏi: Từ “nó” ở ví dụ a trỏ ai? 
Câu hỏi: Từ “nó” ở ví dụ b trỏ vậtgì?
Câu hỏi: Nhờ đâu mà em biết nghĩa của hai từ “nó” trong hai đoạn văn trên?
Câu hỏi: Nhờ đâu em hiểu được nghĩa của từ “thế” trong đoạn văn này?
Câu hỏi: Từ “thế”ở ví dụ c trỏ sự việc gì?
Câu hỏi: Từ “ai” trong bài ca dao dùng để làm gì?
Câu hỏi: Vậy đại từ là gì? 
Câu hỏi: Các từ: “nó, thế, ai” trong các đoạn văn trên giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
Câu hỏi: Qua các ví dụ trên em thấy đại từ giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
 * GV cho HS nhắc lại phần ghi nhớ 1 / sgk
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại đại từ. 
Câu hỏi: Các đại từ: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, họ, chúng nó  là từ để trỏ. Vậy nó trỏ gì?
Câu hỏi: Các đại từ: bấy, bấy nhiêu trỏ gì?
Câu hỏi: Các đại từ: đây, đó, kia, ấy, này, nọ, bây giờ, được dùng để trỏ gì?
Câu hỏi: Cuối cùng các đại từ: vậy, thế dùng để trỏ gì?
Câu hỏi: Tóm lại những đại từ dùng để trỏ là để trỏ những gì? 
Câu hỏi: Các đại từ: ai, gì,  hỏi về gì?
Câu hỏi: Các đại từ bao nhiêu, mấy... hỏi về gì?
Câu hỏi: Các đại từ: sao, thế nào... hỏi về gì? 
Câu hỏi: Vậy các đại từ để hỏi được dùng như thế nào? 
- Đọc mục I/ SGK.
- Trỏ em tôi => người. 
- Trỏ con gà => vật.
- Nhờ vào các từ ngữ chỉ người hoặc chỉ vật mà nó thay thế ở các câu văn trước.
- Nhờ vào sự việc mà nó thay thế ở các câu đầu.
- Từ “thế” trỏ việc phân chia đồ chơi. 
- Dùng để hỏi. Như vậy từ “nó” có thể trỏ người cũng có thể trỏ vật.
Như vậy các từ: “nó, thế, ai” trong các ví dụ trên không trực tiếp gọi tên sự vật hoạt động, tính chất mà chỉ dùng để trỏ người, vật hoặc dùng để hỏi thì gọi là đại từ.
- Đọc phần chấm 1/ ghi nhớ 1/ SGK.
- Từ “nó” ở ví dụ a: làm chủ ngữ.
- “Nó” ở ví dụ b: làm phụ ngữ của đại từ (Tiếng).
- “Thế”ở ví dụ c: làm phụ ngữ đại từ (Thấy).
- “Ai” ở câu d: làm chủ ngữ.
- Đọc phần chấm 2/ ghi nhớ 1/ SGK.
- Đọc toàn bộ ghi nhớ 1/ SGK.
- Đọc mục II/ SGK/ T55.
- Dùng để trỏ người, trỏ sự vật => Gọi là đại từ xưng hô. 
*GV: giảng
 + Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ (ngôi thứ nhất).
 + Mày, mi, cậu, chúng mày, chúng bay (ngôi thứ hai).
* Lưu ý: Các từ: cô, bác, chú, dì, anh, em... cũng có nhiệm vụ trỏ người.
- Trỏ số lượng.
- Trỏ vị trí của vật trong không gian, thời gian. 
- Trỏ hoạt động tính chất của sự việc.
- Đọc ghi nhớ 2/ SGK/ T56.
- Hỏi về người, vật, sự vật.
- Hỏi về số lượng.
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
- Đọc ghi nhớ 3/ SGK/ T56.
- Họ hàng thân tộc: ông, bà, bố, mẹ, con...
- Chức vụ: bí thư, chủ tịch..,
- Nghề nghiệp: bác sĩ, kỹ sư...
I - Thế nào là đại từ?
 1- Khái niệm:
 Ví dụ: 
a) em tôi rất ngoan 
 nó lại khoẻ tay nữa.
 CN
 (trỏ em tôi => nguời)
b)  đó là con gà. 
 tiếng nó dõng dạc 
 phụ của đt
(trỏ con gà => vật)
c) mẹ tôi giọng khàn đặc  nói vọng ra. thôi hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi.
vừa nghe thấy thế 
 phụ của đt 
(trỏ lời mẹ nói.)
d) Ai làm cho bể kia đầy 
 (dùng để hỏi)
 2- Vai trò ngữ pháp:
 V1 dụ: Nó lại khéo tay nữa.
=> Làm chủ ngử.
* Ghi nhớ 1/ SGK/ T55.
II - Các loại đại từ: 
 1) Đại từ để trỏ: 
 a) Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng mày, nó, chúng nó  
=> Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô.)
 b) Bấy, bấy nhiêu. 
=> Trỏ số lượng. 
 c) Đây, đó, nọ, kia.
=>Trỏ thời gian, không gian.
 d) Vậy, thế.
 => Trỏ hoạt động, tính chất sự việc. 
 * Ghi nhớ 2/ SGK/ T56.
 2) Đại từ để hỏi: 
 a) Ai, gì => Hỏi về người, về vật, sự vật.
 b) Bao nhiêu, mấy => Hỏi về số lượng.
 c) Sao, thế nào => Hỏi về hoạt động, tính chất sự việc 
 * Ghi nhớ 3: sgk / 56 
* Một số trường hợp cần lưu ý:
 - Các đại từ chỉ, trỏ theo quan niệm trước đây, nay được xếp thành một loại riêng ( chỉ từ ).
 - Một số danh từ chỉ họ hàng thân tộc, chức vụ, nghề nghiệp trong TV thường dùng để xưng hô ( gọi là đại từ xưng hô lâm thời ).
 - Đại từ xưng hô trong TV rất phong phú, đa dạng & chịu nhiều sự ràng buộc. Do đó trong giao tiếp phải chọn cách xưng hô đúng chuẩn mực, phù hợp với văn hóa giao tiếp của người Việt. 
Hoạt động 3: III- Luyện tập: 
 * Bài tập1: a) Sắp xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng: 
 Số
Ngôi
Số ít
Số nhiều
1
 Tôi, tao, tớ 
 Chúng tôi, chúng tao, chúng tớ
2
 Mày, mi
 Chúng mày, chúng mi
3 
 Nó, hắn 
 Chúng nó, họ
a) Đại từ “mình” trong câu: “Cậu giúp đỡ mình với nhé.”=> Thuộc ngôi thứ nhất.
 - Đại từ: “mình” trong hai câu ca dao => Thuộc ngôi thứ hai.
 2) Bài tập 2: Xác định nghĩa của đại từ trong câu sau:
 b) Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
 Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
 Anh đi anh nhớ quê nhà,
 Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
 c) Mình về mình có nhớ ta,
 Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
=> Tất cả đại từ trên đều dùng để trỏ người.
 Khi xưng hô, một số danh từ chỉ người cũng được sử dụng như đại xưng hô.
 * Bài tập 3: Đặt câu hỏi với mỗi từ: ai, sao, bao nhiêu.
 Tất cả chúng ta, ai cũng làm bài tập.
 Công việc ấy dù sao chúng ta cũng phải làm.
 Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
3) Củng cố:
 - Đại từ là gì? Nêu chức vụ cú pháp của đại từ?
 - Nêu các loại đại từ?
4) HD tự học & chuẩn bị bài mới: 
 a) HD tự học:
 - Xác định đại từ trong VB: “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”.
 - So sánh sự khác nhau về ý nghĩa biểu cảm giữa một số đại từ xưng hô trong TV & ngoại ngữ mà bản thân đã học.
 VD: - Trong TV: mình, tớ, cậu... mang tính biểu cảm cao, gần gũi, thân mật...
 - Trong tiếng Anh: ít hơn đại từ xưng hô trong TV & nói chung là có tonh1 cha6t1` trung tính => Không mang ý nghĩa biểu cảm.
 b) Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài: Luyện tập tạo lập văn bản/ theo yêu cầu sgk.
* Rút kinh nghiệm: 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 4
Tiết 16:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
 I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 Văn bản quá trình tạo lập văn bản.
Kỹ năng:
 Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản.
3- Thái độ: 
II – CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
HS: SGK, vở bài soạn.
III - PHƯƠNG PHÁP:
IV - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các bước tạo lập văn bản.
- Dòng nào ghi đúng các bước tạo lập văn bản:
 a) Định hướng và xây dựng bố cục.
 b) Xây dựng bố cục và diễn đạt thành đoạn hoàn chỉnh.
 c) Xây dựng bố cục, định hướng, kiểm trưa, diễn đạt thành câu, đoạn.
 d) Định hướng, xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh, kiểm tra văn bản vừa tạo lập.
 2- Bài mới:
 Giới thiệu bài: Các em đã làm quen qua tiết “Tạo lập văn bản” đó có thể làm nên một văn bản tương đối đơn giản gần gũi với đời sống và công việc học tập của các em. Vậy để tạo ra một văn bản hoàn chỉnh, tiết học này các em sẽ đi vào phần luyện tập tạo lập văn bản. 
 * Tiến trình các hoạt động:
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
 Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: GV yêu cầu HS nhắc lại trình tự các bước tạo lập văn bản.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài trang 59. Giáo viên ghi đề lên bảng cho học sinh trả lời Câu hỏi. 
Câu hỏi: Đề bài trên thuộc kiểu văn bản gì? Do đâu mà em biết kiểu văn bản đó?
Câu hỏi: Với đề bài đó, em sẽ định hướng như thế nào cho bức thư em sẽ viết? 
Câu hỏi: Vậy em sẽ viết cho ai? Một người bất kỳ hay phải có tên cụ thể:người lớn hay trẻ em, bạn Việt Nam hay bạn nước ngoài?
Câu hỏi: Em viết thư ấy để làm gì? Để nhắc lại các bài học về lịch sử, địa lý hay còn gây thiện cảm của bạn đối với đất nước mình và góp phần xây dựng tình hữu nghị?
*Hướng dẫn HS xây dựng bố cục.
Câu hỏi: Vậy bố cục văn bản của bức thư này như thế nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành diễn đạt thành văn bản.
 a) Em sẽ viết phần đầu bức thư cho tự nhiên gợi cảm chứ không gượng gạo, khô khan, do nhận được thư bạn hỏi về tổ quốc mình nên em viết thư đáp lại hoặc đọc sách báo, xem truyền hình về nước bạn và em liên tưởng đến đất nước mình và muốn bạn cùng viết, cùng chia sẻ hoặc lý do nào khác.
 b) Phần chính nếu định giới thiệu cảnh đẹp của đất nước mình nên chọn cảnh tiêu biểu. 
Câu hỏi: Lời lẽ trong thư phải như thế nào?
* Sau khi viết xong cần kiểm tra xem đoạn văn vừa viết có phù hợp với bố cục, định hướng của bài hay chưa.
 * GV cho HS lên bảng trình bày, sửa chữa và có thể cho điểm khuyến khích.
Có 4 bước: 
- Định hướng chính xác.
- Xây dựng bố cục rành mạch, hợp lý.
- Diễn đạt các ý thành câu, thành đoạn.
- Kiểm tra văn bản.
Các em được học về quá trình ấy không chỉ đế biết, mà chủ yếu là để vận dụng, thực hành .Từ đấy, giáo viên cho học sinh thực hành luyện tập.
- Đọc yêu cầu II/ SGK.
- Thuộc kiểu văn bản viết thư.
- Dựa vào từ “Viết thư”.
 a) Em sẽ viết về nội dung gì cho phù hợp, với khuôn khổ 1000 chữ: truyền thống lịch sử, cảnh đẹp thiên nhiên hay những đặc sắc về văn hoá và phong tục của đất nước Việt Nam? 
 à Viết về nội dung: cảnh đẹp và đất nước con người Việt Nam.
 b) Chỉ viết 1000 chữ liệu có thể nói về cảnh đẹp về đất nước con người Việt Nam không? 
=>Có thể nói hết.
- Viết cho người bạn nước ngoài.
- Phải có tên cụ thể và cùng lứa tuổi. 
- Gây thiện cảm của bạn với đất nước mình và góp phần xây dựng tình hữu nghị.
- Xây dựng bố cục cho đề bài.
a) Phần đầu thư:
- Phần đầu thư: nội dung chính thư, cuối thư như thế nào?
 + Việt Nam, ngày  tháng  năm.
 + Lời xưng hô.
 + Lí do viết thư.
b) Nội dung chính bức thư:
 - Hỏi thăm tình hình sức khoẻ cùng gia đình.
 - Nêu cảm nghĩ về đất nước bạn qua việc xem đài, đọc sách báo hoặc qua thư bạn.
 - Giới thiệu về đất nước mình với những điểm du lịch nổi tiếng: miền núi miền biển, đồng bằng, cảnh đẹp của các vùng.
 + Miền Bắc

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc