Giáo án Ngữ văn 7 - Từ Hán Việt

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản và tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt.

- Hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt.

- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

2. Kỹ năng:

- Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với thực tiễn giao tiếp.

- Mở rộng từ Hán Việt.

3. Thái độ:

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1957Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Từ Hán Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23	 Ngày soạn: 30/09/2015
	 Ngày dạy: 08/10/2015 
	Tiếng Việt: 	TỪ HÁN VIỆT (tt)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. Kiến thức: 
- Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản và tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt.
- Hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt.
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
2. Kỹ năng:	
- Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với thực tiễn giao tiếp. 
- Mở rộng từ Hán Việt.
3. Thái độ: 
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ngữ cảnh. Không lạm dụng từ Hán Việt.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, sách TKBD, soạn bài, TLTK.
- HS: Chuẩn bị bài.
III. Phương pháp dạy:
- Phân tích tình huống mẫu để hiểu cách dùng từ Hán Việt.
- Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ Hán Việt theo tình huống cụ thể.
- Động não: suy nghĩ, phân tích các vd để rút ra bài học thiết thực và giữ gìn sự trong sáng trong dùng từ Hán Việt.
IV. Tiến trình giờ day:
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ:
*Câu hỏi: Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt là gì? Cho biết các loại từ ghép Hán Việt? Ví dụ?
* Đáp án: Là các yếu tố Hán Việt. Từ ghép Hán Việt có 2 loại là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Tiết trước ta đã tìm hiểu về các yếu tố Hán Việt và cấu tạo của từ ghép Hán Việt. Hôm nay, cô trò ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng từ Hán Việt sao cho có hiệu quả.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: PP phát vấn, qui nạp. Kĩ thuật động não.
GV yêu cầu 1 HS đọc phần 1 Sgk/T 81
HS: Đọc ngữ liệu
GV: Tại sao các câu văn lại dùng từ Hán Việt mà lại không dùng từ ngữ thuần việt có nghĩa tượng trưng? (ví dụ a)
HS: “Phụ nữ” (sắc thái trân trọng) – “đàn bà” (dân dã)
“Từ trần, mai táng”, “tử thi” – sắc thái tao nhã không thô tục, không gây cảm giác ghê sợ.
GV: Các từ Hán Việt in đậm trong ví dụ (b) tạo sắc thái gì cho đoạn văn?
HS: Là những từ cổ chỉ dùng trong XHPK à tạo sắc thái cổ.
+ Kinh đô: đô thành to lớn trong nước.
+ Yết kiến: gặp mặt người bề trên.
+ Trẫm: tiếng vua xưng với bề tôi.
+ Bệ hạ, thần: tiếng xưng với bề trên, bậc dưới vua. 
GV: Qua 2 ví dụ trên, em hãy cho biết từ Hán Việt có sắc thái biểu cảm như thế nào?
HS: trả lời theo ghi nhớ SGK/T 82
GV: Thử tìm ví dụ trong cuộc sống, trong giao tiếp ta cũng hay sử dụng từ để tạo sắc thái lịch sự?
HS: Bác tên là gì? à Xin bác cho biết quý danh.
GV: Gọi HS đọc ví dụ 2 Sgk/T 82.
HS: Đọc ngữ liệu:
GV: Trong các cặp câu trên, câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao?
HS:
+ “Đề nghị” : trang trọng quá không phù hợp. Thường nói với cấp trên.
+ “Thưởng”: tạo cảm giác thân mật, tự nhiên.
+ “Nhi đồng”: trang trọng quá không phù hợp.
+ “Trẻ em”: tạo sự tự nhiên, dân dã.
GV: Khi sử dụng từ Hán Việt ta có nên lạm dụng
không? Vì sao?
HS: trả lời dựa vào ghi nhớ Sgk/T 83.
GV: Nhận xét, chốt.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
GV: Gọi 1 HS đọc đề bài tập 1, Sgk/ T 83 và trả lời câu hỏi theo yêu cầu bài.
HS: Đọc, trả lời.
GV nhận xét, bổ sung:
GV: yêu cầu 1 HS đọc đề bài tập 3, Sgk/T 84
GV: Tìm những từ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa trong Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung:
I. Sử dụng từ Hán Việt
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm.
a) 
- “Phụ nữ”- Sắc thái trân trọng.
- “Từ trần”, “mai táng”, “tử thi”: sắc thái tao nhã không thô tục. 
b) Kinh đô, yết kiến, Trẫm, Bệ hạ, thần: là những từ cổ, tạo sắc thái cổ.
ð Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái trang trọng, tao nhã, sắc thái cổ
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt. 
a) “Đề nghị”- không phù hợp.
b) “Nhi đồng”- không phù hợp. 
ð Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. Luyện tập:
 Bài tập 1:
Mẹ - Thân mẫu
Phu nhân – Vợ
Sắp chết – lâm chung
Giáo huấn- dạy bảo
 Bài tập 3: 
Các từ Hán Việt: Giảng hòa, cầu thân, hòa hiếu, nhan sắc tuyệt trần à tạo sắc thái cổ xưa.
 4. Củng cố, dặn dò: 
HS về nhà làm bài tập 2,4 SGK/T 84.
Học bài.
Chuẩn bị bài mới: “Đặc điểm của văn biểu cảm”.
V. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Tu_Han_Viet_tiep_theo.doc