Giáo án Ngữ văn 7 - Xa ngắm thác núi lư (vọng lư sơn bộc bố - Lý bạch)

I. Mục tiêu cần đạt

- HS cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả Lí Bạch. Bước đầu nhận xét được mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ. Cảm nhận được tâm trạng của một khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.

- HS biết vận dụng kiến thức về thơ Đường luật để đọc diễn cảm hai bài thơ, đúng nhịp điệu, phân tích thơ tứ tuyệt đường luật.

- HS có tình yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5914Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Xa ngắm thác núi lư (vọng lư sơn bộc bố - Lý bạch)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/10/2013
Ngày dạy: 16/10/2013
Tiết 34 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
 Văn bản: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
( Vọng Lư sơn bộc bố - Lý Bạch)
 ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU
( Phong Kiều dạ bạc – Trương Kế)
I. Mục tiêu cần đạt
- HS cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả Lí Bạch. Bước đầu nhận xét được mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ. Cảm nhận được tâm trạng của một khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
- HS biết vận dụng kiến thức về thơ Đường luật để đọc diễn cảm hai bài thơ, đúng nhịp điệu, phân tích thơ tứ tuyệt đường luật.
- HS có tình yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức: 
- HS hiểu sơ giản về tác giả, vẻ đẹp độc đáo, tráng lệ của thác núi Lư, qua đó hiểu tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của tác giả, đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong thơ. Cảm nhận được tâm trạng của một khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
2. Kĩ năng: Đọc- hiểu thơ Đường, phân tích bài thơ.
II. Chuẩn bị
- GV: bảng phụ dịch nghĩa các từ trong bài: Phong Kiều dạ bạc.
- HS: đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
III. Phương pháp
- Đọc-hiểu, phân tích, bình, nêu vấn đề, ...
IV. Các bước lên lớp:
1.Ổn định tổ chức: 1p
2. Kiểm tra bài cũ : 3p
? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến? Nêu những nét chính về nghệ thuật và nội dung ?
- Ngôn từ giản dị, dân dã, giọng trào phúng hóm hỉnh đưa vào thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Lập ý bằng cách đưa ra tình huống khó xử khi bạn đến chơi để khẳng định tình bạn đậm đà, thắm thiết vượt lên trên tất cả.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tiếp thu
kiến thức về hai văn bản thơ trung đại 
nước ngoài (Vọng Lư Sơn bộc bố và Phong Kiều dạ bạc)
- Cách tiến hành
 Văn học Trung Quốc cùng với tiểu 
thuyết Minh Thanh, thơ Đường là một mảng, một thể loại đem lại cho nền văn học Trung Quốc những thành tựu rực rỡ nhất. Để hiểu rõ hơn về những bài thơ 
Đường luật và đời sống thơ ca thời nhà Đường. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu hai bài thơ : “ Vọng Lư Sơn bộc bố và Phong Kiều dạ bạc”
*Hoạt động 2: Đọc, tìm hiểu chú thích
Mục tiêu: - HS có kĩ năng đọc diễn cảm, hiểu một số nét chính về tác giả, từ khó trong bài.
- Cách tiến hành:
GV hướng dẫn đọc
- Ngắt nhịp 4/3; 2/2/3; giọng đọc diễn cảm thể hiện vẻ hùng vĩ và lãng mạn của cảnh núi Lư nhấn mạnh các từ: vọng, sinh, quải, nghi, lạc.
- GV đọc mẫu
- HS đọc bản phiên âm và dịch nghĩa một cách chậm rãi rõ ràng. Bản dịch thơ theo nhịp 4/3 -> nhận xét
- GV nhận xét, sửa chữa
- GV hướng dẫn HS so sánh bản dịch thơ với phiên âm: 
câu 1: Dịch khá chính xác
câu 2: Bỏ mất từ quải (treo)
câu 3,4: Dịch khá chính xác
Giới thiệu về nhà thơ và một số từ khó.
(Lí Bạch hiệu là Thanh Liên cư sĩ, tổ tiên quê ở Cam Túc. Ông xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có.
- Thơ ông bộc lộ tâm hồn tự do phóng khoáng với hình ảnh tươi sáng kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên điêu luyện.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Thất ngôn tứ tuyệt luật đường
- HS ôn lại thể thơ này về số tiếng, số câu, vần, nhịp.
* Từ khó SGK /111.
GV hướng dẫn cách đọc: Giọng trầm buồn thể hiện tâm trạng của tác giả.
Hai câu đầu ngắt nhịp 2/2/3. Hai câu sau nhịp 4/3. Giọng trầm lắng
- GV đọc mẫu, HS đọc 
- Gv: nhận xét cách đọc và uốn nắn cho hs.
- HS chú ý chú thích trang 112
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? Tác phẩm ?
- Trương Kế sống khoảng thế kỉ 18. Người Tương Châu tỉnh Hồ Bắc, đỗ tiến sĩ có làm chức quan nhỏ.
- Theo Ngô Quyền – Phan Ngọc Anh đánh giá đây là một trong 10 bài thơ Đường nổi tiếng nhất, tài hoa nhất.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: HS hiểu vẻ đẹp độc đáo, tráng lệ của thác núi Lư, qua đó hiểu tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của tác giả, đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong thơ. Cảm nhận được tâm trạng của một khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều. Đọc- hiểu thơ Đường, phân tích bài thơ.
- Đồ dùng: Bảng phụ bài thơ và bản dịch nghĩa
- Cách tiến hành:
- HS đọc lại nhan đề và câu 1,2
? Nhà thơ đứng ở vị rí nào để tả thác núi Lư? Những từ ngữ nào cho ta biết điều đó?
- Từ vọng, dao: vị trí từ xa có thể là từ chân núi để quan sát và miêu tả thác Hương Lô.
? Vị trí này có thuận lợi gì trong việc miêu tả?
- Vị trí này không cho phép khắc họa cảnh vật một cách chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ nhưng lại có lợi thế dễ phát hiện vẻ đẹp toàn cảnh.
? Theo em ở câu thơ thứ nhất giúp người đọc hình dung cảnh ngọn núi Hương Lô như thế nào? Cái mới của Lí Bạch trong cách tả cảnh là ở đâu?
- Tả dưới những tia nắng mặt trời. Làn hơi nước phản quang ánh sáng mặt trời, chuyển thành màu tím vừa rực rỡ vừa kì ảo.
- Động từ sinh (dịch là rọi chưa thật hết ý, chưa đủ...)
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
( xa trông dòng thác trước sông này)
(nhìn xa dòng thác treo trên dòng sông phía trước)
? Bản dịch thơ dã không dịch chính xác chữ nào của nguyên tác? 
? Từ cách tả cảnh vật ở trạng thái động (chiếu, sinh), đến câu này ngòi bút của tg lại chuyển sang tả cảnh tĩnh như thế nào? Từ ngữ nào thể hiện rõ nhất điều đó?
* GV bình: Bức tranh tráng lệ
? Ở câu thơ 3 tác giả tả thác nước ở phương diện nào? Vì sao em biết điều đó?
- Trực tiếp: hai động từ phi(bay), trực(thẳng đứng)
? Tìm những động từ có ý nghĩa tương đương với động từ bay, thẳng đứng?
 ( chảy, đổ)
? Tại sao tác giải không sử dụng từ chảy hoặc đổ mà lạ dùng từ phi? Có tác dụng gì?
? Số ba nghìn thước có phải là con số chính xác không? Nó có tác dụng gì?
- Con số ba nghìn thước là một con số ước phỏng hàm ý rất cao, làm tăng thêm độ nhanh, sức mạnh, thế đổ của dòng thác.
? Giải thích nghĩa của từ nghi, lạc?
? Em có nhận xét gì về việc sử dụng hình ảnh Ngân Hà ở câu thơ cuối?
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng. có tác dụng gì?
- GV giải thích sự tích liên quan đến sông Ngân Hà trong thần thoại trung Hoa.
- GV bình câu thơ cuối được coi là câu danh cú (thần cú)
? Qua câu thơ cuối và qua cả bài thơ, chúng ta có thể hình dung như thế nào về tâm hồn và tính cách tác giả-chủ thể trừ tình?
- Thái độ trân trọng, ca ngợi danh lam thắng cảnh
- Tình yêu quê hương đất nước
- Tính cách hào phóng mạnh mẽ
- Khung cảnh ở trong bài là khung cảnh tác giả nhìn thấy, nghe thấy và được cảm nhận bằng tâm trạng của một người vừa hỏng thi.
? Tìm các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản ?
? Em hãy cho biết nội dung của văn bản 
* GV bình
? Hai văn bản trên thuộc loại văn bản gì 
- Biểu cảm.
* Hoạt động 4: Tổng kết rút ra ghi nhớ
Mục tiêu: HS khái quát được giái trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
Cách tiến hành
? Em hãy khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ ?
? Qua văn bản này em hiểu gì về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong thơ cổ?
( tình gắn bó với cảnh. Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh.)
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- GV chốt: Văn bản không chỉ làm cho người ta biết hình ảnh thác núi Lư mà còn làm cho thác núi trở nên bất diệt chảy mãi không thôi trong tâm trí mọi người...
* Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập
Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến
 thức để lựa chọn cách hiểu văn bản.
Cách tiến hành
- GVnêu yêu cầu bài tập
? Về hai cách hiểu câu thứ hai( cáh hiểu ở bản dịch nghĩa và cách hiểu trong chú thích 2, em thích cách hiểu nào hơn ? Vì sao?
* Đọc thuộc lòng bài thơ
- HS lựa chọn cách hiểu và giải thích được
1'
6’
22’
3’
5’
Bài 1: Xa ngắm thác núi Lư 
(Vọng Lư sơn bộc bố)- Lí Bạch
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1. Đọc văn bản
2. Tìm hiểu chú thích
a) Tác giả: Lí Bạch ( 701-762) là nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường.
- Ông được mệnh danh là “Tiên thơ”. Thơ ông là đỉnh cao lãng mạn cổ điển TQ.
b) Tác phẩm
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
- Là bài thơ tiêu biểu viết về thiên nhiên.
c) Từ khó: (sgk)
Bài 2: Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều (Phong kiều dạ bạc - Trương Kế).
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1. Đọc văn bản.
2. Tìm hiểu chú thích
a) Tác giả: Trương Kế sống khoảng thế kỉ 18, người Tương Châu tỉnh Hồ Bắc.
b) Tác phẩm: là một bài thơ Đường tài hoa và nổi tiếng vừa tả cảnh vừa tả tình.
II. Tìm hiểu văn bản
Bài 1: Xa ngắm thác núi Lư 
(Vọng Lư sơn bộc bố)- Lí Bạch
1. Hai câu đầu
" Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên"
- Vị trí: từ xa để vẽ toàn cảnh của thác nước.
- Núi Hương Lô được tả dưới những tia nắng mặt trời, làn hơi nước phản quang sáng mặt trời, chuyển thành màu tím vừa rực rỡ vừa kì ảo.
- Động từ "sinh" cho ta thấy ánh sáng mặt trời xuất hiện như chủ thể làm cho mọi vật sinh sôi nảy nở.
* Câu mở đầu gợi cái nền đẹp huyền ảo của cảnh vật.
* Câu 2: chữ quải (treo) đã biến cái động thành cái tĩnh. Nhìn từ xa thấy đỉnh núi khói tía mịt mù, chân núi là dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo lơ lửng như giải lụa trắng rủ xuống bất động
2. Hai câu cuối
 "Phi lưu trực há tam thiên xích
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên"
- Với hai động từ: phi, trực cảnh vật dang tả từ thế tĩnh lại chuyển sang động. Tả thác nước trực tiếp nhưng lại hình dung được thế núi cao và sườn dốc đứng.
- Phép so sánh, lối nói phóng đại gợi cảnh con thác đứng trước mặt khác nào con sông Ngân Hà từ trên trời rơi xuống. Một cảnh tượng mãnh liệt, kì vĩ của thiên nhiên.
Bài 2: Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều (Phong kiều dạ bạc - Trương Kế).
Giá trị nghệ thuật và nội dung văn bản:
1. Nghệ thuật:
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. Khi dịch thành thơ lục bát.
- Liệt kê, lấy động tả tĩnh.Tả cảnh ngụ tình
2. Nội dung
Qua việc miêu tả cảnh cho ta thấy được tâm trạng buồn, nhớ quê hương của một khách xa quê đang thao thức không ngủ được trong 
III. ghi nhớ: (sgk)
IV. Luyện tập
HS đọc diễn cảm bài thơ
4.Củng cố: 2p
? Cùng là tả cảnh nhưng điểm khác của hai bài thơ là gì?
- Bài: “ Vọng Lư sơn bộc bố” - Cảnh đẹp mĩ lệ, hùng vĩ
 “ Phong Kiều dạ bạc” - cảnh buồn, bàng bạc
5. Hướng dẫn học bài: 2p
- Học thuộc lòng hai bài thơ, hiểu được những nét chính của hai bài thơ về nội dung và nghệ thuật.
- Chuẩn bị bài "Từ đồng nghĩa"':
+ Đọc kĩ bai tập và trả lời câu hỏi trong phần I,II,III và xem trước phần bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_9_Xa_ngam_thac_nui_Lu_Vong_Lu_son_boc_bo.doc