Giáo án Ngữ văn 8 - Câu cầu khiến

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.

 - Chức năng của câu cầu khiến.

 2. Kỹ năng :

 - Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.

 - Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 3. Thái độ : Có ý thức về việc sử dụng câu cầu khiến trong giao tiếp một cách có hiệu quả, biết phê phán cách sử dụng câu cầu khiến không lịch sự, thiếu văn hóa.

B/ CHUẨN BỊ :

- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.

- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.

C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích tình huống mẫu + Thực hành có hướng dẫn + Học theo nhóm.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 12902Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Câu cầu khiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT PHÚ HÒA
Giáo án Ngữ văn 8
Tuần 21
Tiết 83
Trần Thị Kim Loan
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
CÂU CẦU KHIẾN
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.
	- Chức năng của câu cầu khiến.
	2. Kỹ năng : 
	- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.
	- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
	3. Thái độ : Có ý thức về việc sử dụng câu cầu khiến trong giao tiếp một cách có hiệu quả, biết phê phán cách sử dụng câu cầu khiến không lịch sự, thiếu văn hóa. 
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích tình huống mẫu + Thực hành có hướng dẫn + Học theo nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì ?
	A. Điều khiển, đe dọa.
	B. Khẳng định hoặc phủ định.
	C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
	D. Cả A, B, C đều đúng.
	- Những câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì ?
	A. Bài toán khó thế này ai mà làm được ?
	B. Cậu mà mách bố thì có chết tớ không ?
	C. Sao mà các em ồn thế ?
	D. U nhất định bán con đấy ư ?
	HS : 
	A. Phủ định.
	B. Khẳng định.
	C. Điều khiển.
	D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	- GV : Giả sử em muốn mượn cây bút chì của một bạn nào đó, em hãy đặt một câu văn để yêu cầu bạn ấy cho mượn.
	- HS : Bạn có thể cho tôi mượn cây bút chì được không ?
	- GV : Câu văn em vừa đặt gọi là câu gì ? (Căn cứ vào mục đích nói)
	- GV dẫn vào bài.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Hình thành đơn vị kiến thức của bài học. (Phân tích tình huống mẫu)
- GV có thể treo bảng phụ có ghi sẵn ví dụ 1a, b/I Sgk/30.
- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến ?
- Các câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ?
- Cách đọc câu : “Mở 
cửa !” trong ví dụ 2b có khác với cách đọc câu : “Mở cửa.” trong ví dụ 2a không ? Chức năng của 2 câu là gì ?
- Qua các ví dụ 1, 2/I Sgk/30, 31, em cho biết câu cầu khiến có đặc điểm hình thức nào ? Câu cầu khiến có chức năng gì ?
- 1HS đọc ví dụ 1a, b/I Sgk/30.
- 1HS phát hiện.
- 1HS trả lời.
- 1HS đọc to những câu trong đoạn đối thoại 2a, b/I Sgk/30, 31.
- HS trả lời :
	+ 2a “Mở cửa.” ® Câu trần thuật, dùng để trả lời câu hỏi, giọng đọc nhẹ hơn 2b.
	+ 2b “Mở cửa !” 
® Câu cầu khiến, dùng để đề nghị, ra lệnh, giọng đọc nhấn mạnh hơn 2a.
- HS trả lời.
- 1HS khác đọc ghi nhớ Sgk/31.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng :
VD : 1/I Sgk/30.
	a. 
	- Thôi đừng lo lắng. (Khuyên bảo)
	- Cứ về đi. (Yêu cầu)
	b. Đi thôi con. (Yêu cầu)
	® Ba câu cầu khiến 
	Þ Khuyên bảo, yêu cầu.
VD : 2/I Sgk/30, 31.
	b. Mở cửa ! (Giọng : nhấn mạnh ; chức năng : đề nghị, ra lệnh)
* Ghi nhớ : Sgk/31.
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập. (Thực hành có hướng dẫn)
II. Luyện tập :
- GV sửa.
- Đối với trường hợp 2c, GV có thể đặt thêm 
câu hỏi : Tình huống được miêu tả trong truyện và hình thức vắng chủ ngữ trong 2 câu cầu khiến 
này có liên quan gì với nhau không ?
- GV lưu ý HS : 
	+ Có một xu hướng đáng chú ý. Độ dài của câu cầu khiến thường tỉ lệ nghịch với sự nhấn mạnh ý nghĩa cầu khiến, câu càng ngắn thì ý nghĩa cầu khiến càng mạnh.
	+ Câu cầu khiến có thể là câu tỉnh lược. Tuy nhiên không phải hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng kiểu câu này.
- GV hướng dẫn HS 
nhận xét.
- Cho HS thảo luận 2HS 1’ (Học theo nhóm).
- GV nhận xét.
- 1HS đọc BT1, xác định yêu cầu BT.
- Mỗi 1HS thực hiện một yêu cầu của BT1.
- HS khác nhận xét.p
- 1HS đọc BT2 và xác định yêu cầu BT.
- 3HS thực hiện yêu cầu BT2.
- HS khác nhận xét.
- HS trả lời :
	+ Có liên quan.
	+ Trong tình huống cấp bách, gấp gáp.
- 1HS đọc và xác định yêu cầu BT3, thực hiện yêu cầu BT.
- 1HS đọc và xác định yêu cầu BT4.
- Thảo luận nhóm 2HS 1’.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS tự ghi nội dung BT vào vở BT.
	1. Xác định câu cầu khiến thông qua đặc điểm hình thức của nó.
Đặc điểm hình thức của các câu cầu khiến.
	a. hãy.
	b. đi.
	c. đừng.
Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên.
	Cả 3 câu đều có chủ ngữ chỉ người đối thoại (hay người tiếp nhận câu nói) hoặc một nhóm người trong đó có người đối thoại, nhưng có đặc điểm khác nhau.
	a. Vắng CN : Dựa vào ngữ cảnh những câu 
trước đó người đọc mới biết người đối thoại là Lang Liêu.
	b. CN là ông giáo, ngôi thứ 2, số ít.
	c. CN chúng ta, ngôi thứ nhất, số nhiều (dạng ngôi gộp : có người đối thoại).
Thêm (bớt) CN các câu trên.
	a. Thêm CN : Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. (Không thay đổi ý nghĩa ; thể hiện rõ đối tượng tiếp nhận ; lời yêu cầu nhẹ nhàng, tình cảm hơn)
	b. Bớt CN : Hút trước đi. (Ý cầu khiến mạnh hơN ; kém lịch sự hơn)
	c. Thay CN : Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. (Thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu ; trong số những người tiếp nhận lời đề nghị không có người nói)
	2. Xác định câu cầu khiến, nhận xét sự 
khác nhau về hình 
thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến
	a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (Từ ngữ cầu khiến đi, vắng CN)
	b. Các em đừng khóc. (Từ ngữ cầu khiến đừng, CN ngôi thứ 2, số nhiều)
	c. Đưa tay cho tôi mau ! Cầm lấy tay tôi này ! (Không có từ ngữ cầu khiến ; chỉ có ngữ điệu cầu khiến ; vắng CN).
	3. So sánh hình thức và ý nghĩa.
	a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột ! (Vắng CN)
	b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột ! (Có CN, ngôi thứ 2, số ít, ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ tình cảm của người nói đối với người nghe)
	4. Nhận xét.
	- Mục đích : cầu khiến.
	- Ngôn từ : khiêm nhường.
	- Hình thức cấu : dùng câu nghi vấn ; ý cầu 
khiến nhẹ hơn, ít rõ 
ràng hơn (phù hợp với tính cách của Dế Choắt, vị thế của Dế Choắt so với Dế Mèn).
- GV nhận xét.
- 1HS đọc, xác định yêu cầu BT5 và so sánh 2 câu khiến nêu trong BT5.
- HS khác nhận xét.
	5. So sánh ý nghĩa 
của 2 câu.
	- Đi đi con ! (Mẹ yêu cầu con thực hiện hành động)
	- Đi thôi con. (Mẹ và 
con cùng thực hiện 
hành động)
	® 2 câu cầu khiến trong BT5 đã nêu không thay thế cho nhau được.
Ù Hoạt động 4 : Củng cố bài học.
- Câu cầu khiến có đặc điểm hình thức gì ?
- Chức năng của câu cầu khiến là gì ?
- 2HS dựa vào ghi nhớ phát biểu.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Học thuộc ghi nhớ Sgk/31.
	+ Tìm câu cầu khiến trong một vài văn bản đã học.
	+ Biết phê phán cách sử dụng câu cầu khiến không lịch sự, thiếu văn hóa.
	- Chuẩn bị bài mới : “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh” Sgk/3335.
	+ Đọc đoạn văn : Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn Sgk/33.
	+ Trả lời các câu hỏi : 1, 4 và 5 Sgk/34.
	+ Chuẩn bị trước các BT 1, 2 và 3 Sgk/35.

Tài liệu đính kèm:

  • doc83.doc