Giáo án Ngữ văn 8 - Chiếu dời đô

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu , thấy được sức thuyết phục to lớn của chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm., biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận

II. Chuẩn bị:

- GV: soạn giáo án

- HS: soạn bài, học bài: Ngắm trăng

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định

2. Kiểm bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài ngắm trăng (Bản phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ)

- Qua bài ngắm trăng em thấy được những vẻ đẹp gì trong tâm hồn Bác?

Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 6511Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Chiếu dời đô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾU DỜI ĐÔ
Lý Công Uẩn
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu , thấy được sức thuyết phục to lớn của chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm., biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận
II. Chuẩn bị:
GV: soạn giáo án
HS: soạn bài, học bài: Ngắm trăng
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định
Kiểm bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài ngắm trăng (Bản phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ)
- Qua bài ngắm trăng em thấy được những vẻ đẹp gì trong tâm hồn Bác?
Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
3.Tổ chức các bước hoạt động
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung ghi
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hiện nay cả nước nói chung và đặc biệt là nhân dân Hà Nội đang có nhiều hoạt động hướng tới một sự kiện trọng đại sẽ diễn ra vào năm 2010. Em hãy cho biết đó là sự kiện gì? (kỉ niệm 1000 năm Thăng long – Hà Nội)
Thăng Long, kinh thành, trung tâm của cả nước từ cả 1000 năm. Vậy Thăng long ra đời là kinh đô vào lúc nào? Chúng ta nhớ rằng: Ngay sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Gắn với sự kiện này là “Chiếu dời đô” - bại chiến do chính Lý Công Uẩn thảo ra. Tại sao có việc dời đô này? Chúng ta hãy tìm hiểu bài “Chiếu dời đô”.
* Hoạt động 2:
Em hãy cho biết vài nét về tiểu sử Lý Công Uẩn?
(là vị vua sáng lập ra nhà Lý)
Em hãy xác định thể loại văn bản? Em biết gì về thể chiếu? (theo sgk/50) Thế nàolà biền ngẫu? (Biền là 2 con ngựa sóng bước, ngẫu là đôi) Biền ngẫu là những cặp đoạn câu cân xứng, đối nhau, song song nhau
- Em hãy tìm những câu biền ngẫu trong bài chiếu này?
- Bài chiếu này thuộc kiểu văn bản nào? (văn bản nghi luận)
Vì sao em xác định như thế? (Vì nó được viết bằng phương thức lập luận để trình bày và thuyết phục người nghe theo tư tưởng đời đô của tác giả)
- Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài “Chiếu dời đô”? (sgk/50)
* Hướng dẫn đọc: giọng to, dõng dạc, câu kết đoạn 1 đọc hạ giọng phần 2 khi nói về thành Đại la đọc giọng trang trọng, câu hỏi kết đọc hơi lên giọng cho phù hợp với ngữ điệu câu nghi vấn. Giọng điệu chung: trang trọng, nhấn mạnh những câu có sắc thái tình cảm tha thiết hoặc chân tình
- GVđọc: Gọi hs đọc lại . Nhận xét
- GV kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh
* Nếu là văn bản nghị luận thì vấn đề nghị luận ở bài chiếu này là gì? (sự cần thiết phải dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La
- Vấn đề đó được trình bày bằng mấy luận điểm? mỗi luận đỉêm ứng với đoạn nào của văn bản Chiếu dời đô?
( LĐ1: từ đầu”không thể dời đổi: Mục đích của việc dòi đô
LĐ2: “ Huống gì thế nào? : Ca ngơi địa thế thành đại la)
* Hoạt động 3:
Gọi hs đọc đoạn 1 (Từ đầu.không dời đổi)
- Tại sao mở đầu bại chiến, Lý Công Uẩn lại viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua Trung Quốc xưa cũng từng có những cuộc dời đô? (Bại chiến dẫn số liệu cụ thể về các lần dời đô của 2 nhà Thương, Chu cho thấy trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô việc Lý Công Uẩn dời đô là không có gì khác thường
- Theo suy luận của tác giả, vì sao nhà Thương, nhà Chu phải dời đô? (Nhằm mưu toán nghiệp lớn, tính kế muốn dời cho con cháu)
- Theo Lý Công Uẩn việc dời đô của 2 nhà Thương, Chu là một việc làm như thế nào? Kết quả ra sao?
( Thuận với mệnh trời và lòng người Vận nước phồn vinh)
- Việc nêu sử xưa của Trung Quốc có tính chất tiền đề này có tác dụng gì? (làm chỗ dựa cho lí lẽ ở phần tiếp theo)
Đọc thầm đoạn “Thế mà dời đổi”
- Sau khi nói về sử xưa Trung Quốc, tg soi rọi vào sử VN đời vua nào? (Đinh, Lê hai triều đại gần nhất) so sánh hai triều Đinh Lê với nhà Thương, Chu, Lý Công Uẩn có nhận xét như thế nào?
(Nhà Thương, Chu dời đô nhiều lần nên triều đại lâu bền, hai nhà Đinh, Lê chỉ đóng đô ở Hoa Lư, vì vậy trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi)
- Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp ấy làm rõ nội dung cần diễn đạt như thế nào?
(Phép đối lập làm rõ dụng ý của tác giả. Nêu sử sách làm tiền đề để soi sáng thực tại vào hai triều Đinh , Lê việc dời đô là cần thiết lập luận chặt chẽ.
Qua đoạn văn trên ta thấy Lí Công Uẩn tán thành việc dời đô , ngược lại ông cho rằng định đô ở một chỗ là việc làm không thuận mệnh trời khiến cho nhân dân khổ sở, muôn vật không thể phát triển phê phán hai nhà Đinh, Lê
- Theo ý kiến của Lí Công Uẩn là như vậy. Còn các em, bằng những hiểu biết về lịch sử, với nhận định của người đời nay, chúng ta đánh giá nhận xét đó của Lí Công Uẩn ntn?
(Thế và lực hai triều Đinh, Lê chưa đủ mạnh để dời ra đồng bằng mà phải dựa vài thế núi rừng để phòng thủ, vừa củng cố lực lượng. Đến đời Lý, với sự phát triển của đất nước, việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp. Do vậy với cách nhìn của người đời nay; chúng ta cần có cái nhìn công bằng hơn đối với hai triều đại này)
- Vậy luận điểm “vì sao phải dời đô” được làm sáng tỏ bằng những luận cứ nào? (Hai luận cứ:
(+ Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại
+ Nhà Đinh và Lê của ta đóng đô 1 chỗ là hạn chế)
- Tính thuyết phục của luận cứ đó là gì?
(+ LC1: có sẵn trong lịch sử ai cũng biết, các cuộc dời đô điều mang lợi ích lâu dài
+ LC2: đề cập đến 1 sự thật của đất nước
- Tính thuyết phục còn tăng kê nhờ đâu? (người viết lồng cảm xúc vào cuối đoạn “ Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể dời đổi”) Gọi hs đọc lại câu kết đoạn 1. Giọng điệu của tác giả có gì khác. Sự thay đổi giọng điệu ấy thể hiện tình cảm gì? (Giọng đanh thép dõng dạc chuyển sang trầm lắng thể hiện nỗi xót xa chân thành trước cảnh nguy nan của muôn dân)
- Từ đó em nhận xét gì về việc dời đô của Lý Công Uẩn?
( Là việc làm chính nghĩa: vì đất nước, vì nhân dân)
Gọi hs đọc phần còn lại
- Câu đầu đoạn, LCV có nhắc đến một địa danh, một tên người. Đó là ai? địa danh nào? Em hãy giải thích. (sgk/50)
- Theo Lí Công Uẩn, Đại La là một nơi ntn?
(xét về vị trí địa lí, vị thế chính trị, văn hoá là đầu mối giao lưu với các nơi, địa thế thuận lợi, cho việc cư trú, thích hợp cho việc sản xuất, canh tác, là nơi mọi vật có điều kiện thích nghi và phát triển
- Các em hãy so sánh Hoa Lư với Đại La để khẳng định Đại La là một nơi “thắng địa” như tác giả đánh giá?
(- Hoa Lư: vùng trũng ngập lụt, núi dốc rừng cây trùng điệp bị cô lập, không thể phát triển.
_ Đại La: đồng bằng, vị trí trung tâm là nơi thuận lợi để mọi vật phát triển có thể để trở thành một trung tâm kt, ct, văn hóa của cả nước)
Người VN quan niệm muốn thành công cần phải có 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Thành Đại La có đủ 3 yếu tố ấy: thiên thời mới mở ra bốn phương đất nước; địa lợi: là đầu mối giao lưu; nhân hoà: cuộc sống phồn thịnh, vạn vật phong phú. Xét về các mặt, Đại La xứng đáng trở thành kinh đô của đất nước.
- Em nhận xét gì về giọng văn khi tác giả nói về thành Đại La?
(Ngợi ca, trang trọng vẽ ra viễn cảnh một đô thành tụ hội, phồn vinh.
- LĐ1: được trình bày bằng những luận cứ nào? (+ lợi thế của Đại La, Đại La là thắng địa)
- Vì sao luyện câu là sức thuyết phục? (vì chúng được phát triển trên nhiều mặt)
- Gọi hs đọc 2 câu ở đoạn cuối. Tại sao kết thúc bài chiếu, nhà vua không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi? Nếu vua xuống chiếu ngay, toàn dân có nghe theo không? Giữa việc nêu mệnh lệnh và lời trao đổi, đối thoại cách nào thuyết phục hơn? Vì sao?
(Vua là thiên tử, là mệnh trời. Thế nhưng để cai trị đất nước, mệnh trời không chưa đủ mà cần phải đến lòng dân. Vì vậy Lí Công Uẩn đã đạt được kết quả trị nước an dân tốt hơn qua việc thu phục lòng người hơn là ban bổ mệnh lệnh)
- Có ý kiến cho rằng “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và phát triển lớn mạnh của dân tộc “Đại Việt”, vì sao nói như vậy?
( Việc dời đô thể hiện sự sáng suốt của Lí Thái Tổ mà còn là khát vọng của một dân tộc muốn xây dựng đất nước hùng mạnh, không chỉ đánh dấu bước khởi đầu của một triều đại lần đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam lần đầu tiên đứng vững 200 năm, mà còn mở ra một thời đại mới : thời đại xây dựng và củng cố quốc gia phong kiến độc lập.
- Em hãy nêu trình tự lí lẽ mà Lí Công Uẩn được ra trong bài?
( Nêu sử sách làm tiền đề soi sáng tiền đề vào thực tế 2 triều Đinh, Lê cho thấy việc dời đô là cần thiết khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để định đô
- Em có nhận xét gì về cách lập luận của tg? (trình tự lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục)
- Em có nhận xét gì về câu kết đoạn1 và câu hỏi kết thúc bài chiếu?
(Mang tính đối thoại, tâm tình. Các bài chiếu khác phần lớn là ban bố mệnh lệnh, còn Chiếu dời đô đã lập luận một cách minh bạch chặt chẽ, lời lẽ hùng hồn nhưng không kém phần trữ tình. Sự kết hợp giữa lí và tình đủ sức thúc giục lòng người nghe theo.
* Hoạt động 4: Tổng kết
- Đọc bài Chiếu dời đô em hiểu khát vọng nào của dân tộc của nhà vua được phản ánh trong đó? (khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường)
- Từ bài Chiếu dời đô, em trân trọng phẩm chất nào của Lí Công Uẩn
(+ Lòng yêu nước cao cả, biểu hiện ở ý chí dời đô về Đại La để mở mang phát triển đất nứơc
+ Tầm nhìn sáng suốt về vận mệnh đất nước
+ Lòng tin mãnh liệt vào tương lai dân tộc
- Sự hấp dẫn của Chiếu dời đô là ở chỗ nào?
( Lập luận chặt chẽ + yếu tố biểu cảm, giữa lí trí và tình cảm)
- Tại sao Lí Công Uẩn lại đổi tên Đại La thành Thăng Long?
(Thăng Long: + rồng tượng trưng cho nòi giống (con lạc cháu rồng)
+ hình ảnh rồng bay chính là khí thế một dân tộc trên đà lớn mạnh)
- Sự đúng đắn của quan điểm dời đô về Đại La đã được minh chứng ntn trong lịch sử nước ta?
(+ Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước từ khi dời đô nay
+ Thủ đô Hà Nội luôn là trái tim của Tổ Quốc
+ Thăng Long – Hà Nội luôn vững vàng trong mọi thử thách
* Hoạt động 5: Luyện tập
- Gọi hs đọc
- Nhận xét tư liệu hs trình bày
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Tác giả: Lí Công Uẩn
(974- 1028)
2. Thể loại: Chiếu
- Kiểu văn bản nghị luận
3. Đọc, hiểu chú thích
II. Đọc – Tìm Hiểu văn bản
1. Lí do dời đô
Lập luận chặt chẽ, văn biền ngẫu giàu sức thuyết phục
Dời đô là việc làm đúng đắn, chính nghĩa
2. Chọn nơi dời đô
Đại La (Thăng Long Hà Nội)
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực
- Đại La là nơi thắng địa, trọng yếu phù hợp với việc định đô lâu dài và phát triển đất nước
- Quýêt định dời đô bằng câu nghi vấn thấu lý đạt tình tâm đức của một vì vua
* Ghi nhớ
(sgk/51)
III. Luyện tập
- Đọc đoạn 2
- Các nhóm giới thiệu tư liệu về Thăng Long – Hà Nội
* Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài
- Soạn bài “câu phủ định” , Học bài “Câu trần thuật”

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_22_Chieu_doi_do_Thien_do_chieu.doc