Giáo án Ngữ văn 8 - Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.

- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.

- Những yờu cầu khi trỡnh bày văn nói, kể chuyện.

2. Kỹ năng:

- Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau, biết lựa chọn ngôi kể phù hợp voiứ câu chuyện được kể.

- Lập dàn ý cho một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm.

- Diễn đạt trôi chảy, góy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyệnkết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42 Ngày soạn:01/11/2015 
LUYỆN NÓI:
KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM;
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.
Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
Những yờu cầu khi trỡnh bày văn nói, kể chuyện.
2. Kỹ năng:
Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau, biết lựa chọn ngôi kể phù hợp voiứ câu chuyện được kể.
Lập dàn ý cho một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm.
Diễn đạt trôi chảy, góy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyệnkết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
3. Thái độ:
Yêu thích bộ môn
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Học Sinh: Ôn tập về ngôi kể - Lập dàn ý cho một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp: (1 Phút)
II. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Xác đinh ngôi kể trong các văn bản tự sự sau:
TT
 Tên văn bản
 Ngôi thứ nhất
 Ngôi thứ 3
1
 Tức nước vỡ bờ
 X
2
 Lão Hạc
 X
3
Trong lòng mẹ
 X
4
 Tôi đi học
 X
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
2/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
19 Phút
18 Phút
Hoạt động 1
GV: cho HS đọc lại đoạn văn“ Chị Dậu xám mặt,vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.....ngã nhào ra thềm” tổng văn bản Tức nước vỡ bờ.
Đoạn trích trên do ai kể và kể theo ngôi hứ mấy?
Hãy xác định những sự việc chính trong đoạn văn trên?
Theo em muốn chuyển từ ngôi kể thứ ba sang ngôi kể thứ nhất ta cần phải làm gì?
Người kể phải xưng tôi, thay lời kể
Hoạt động 2
GV nêu yêu cầu của tiết luyện nói.
GV kể mẫu cho HS nghe một số câu văn trong đoạn văn.
VD: Tôi xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn và nói:
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh lại một lúc, xin ông tha cho!
Hãy nhập vai chị Dậu để kể lại nội dung đoạn văn trên?
GV: gọi HS lên bảng kể cho các bạn nghe.
Hãy nhận xét về cách kể của bạn?
HS nhận xét.
GV: cho 2 HS kể sau đó cho HS nhận xét cách kể của các bạn.
GV nhận xét, bổ sung.
Hãy nhập vai cai lệ kể lại sự việc trên?
HS: kể sau đó cho HS nhận xét cách kể của bạn.
GV nhận xét - tổng kết tiết học.
Hướng dẫn HS rút kinh nghiệm.
I. Đọc đoạn văn.
Sự việc chính:
- Chị Dậu van xin cai lệ và người nhà lí trưởng tha cho chồng.
- Cai lệ đánh vào ngực chị Dậu 
- Chị Dậu liều mạng cự lại bằng lời nói,
- Chị Dậu đánh nhau với cai lệ và người nhà lí trưởng khiến cho hai tên ngã .
Yêu cầu:
- Sự việc: 5 điểm
- Miêu tả, bộc lôn cảm xúc 3 điểm.
- Cử chỉ, nét mặt tự nhiên 1 điểm
- Ngôn ngữ kể phù hợp 1 điểm.
II. Luyện nói:
1. Kể lại đoạn văn theo lời chị Dậu.
2. Kể lại đoạn văn theo lời cai lệ.
3. Kể lại đoạn văn theo lời của anh Dậu.
IV. Củng cố: (2 Phút)
Theo em, kể chuyện theo ngôi thứ nhất có tác dụng gì?
Yêu cầu của một bài luyện nói một vấn đề gì đó trước tập thể là gì?
V. Dặn dò: (1 Phút)
Ôn tập về ngôi kể .
Kể chuyện, nghe kể chuyện và nghe nhận xét trong các nhóm tự học.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_10_Luyen_noi_Ke_chuyen_theo_ngoi_ke_ket_hop_voi_mieu_ta_va_bieu_cam.doc