Giáo án Ngữ văn 8 - Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

I/ MỤC TIÊU:

- Về kiến thức: Vận dụng các kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.

- Về kỹ năng: Rèn luyện các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.

- Về thái độ: nói ngắn gọn khi trình bày.

II/ CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 Tóm tắt các văn bản theo yêu cầu

 Ghi bảng phụ

 

docx 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2489Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ MỤC TIÊU:
- Về kiến thức: Vận dụng các kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
- Về kỹ năng: Rèn luyện các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
- Về thái độ: nói ngắn gọn khi trình bày. 
II/ CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 Tóm tắt các văn bản theo yêu cầu
 Ghi bảng phụ
 2. Học sinh:
 Ôn lại cách tóm tắt.
 Trả lời câu hỏi trong SGK.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 H: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Nêu các bước tóm tắt văn bản tự sự?
 3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
 Ở tiết học trước, các em đã được học cách tóm tắt VB tự sự. Để làm tốt công việc này một cách thành thạo và nhuần nhuyễn, chúng ta sẽ tiến hành làm một số bài tập.
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 2:
* Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung BT1.
H: Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện “Lão Hạc” chưa?
H: Nếu phải bổ sung, em sẽ nêu thêm những gì?
-> HS trả lời.
H: Hãy sắp xếp các sự việc nêu trên theo một thứ tự hợp lí?
GV: Yêu cầu HS viết văn bản tóm tắt ngắn gọn (khoảng 10 dòng)
- Gọi HS trình bày.
- GV theo dõi và nhận xét
I/ Bài tập 1:
1. Nhận xét:
- Bản liệt kê đã nêu đầy đủ các sự việc, nhân vật trong truyện.
2. Sắp xếp lại:
a) Lão Hạc có một người con trai...
b) Con trai lão Hạc đi phu...
d) Vì muốn để lại mảnh vườn cho con...
e) Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo...
c) Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn...
g) Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó...
h) ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
i) Lão bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội.
k) Cả làng không hiểu vì sao lão chết...
3. Viết VB tóm tắt theo thứ tự đã sắp xếp.
 “Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão không lấy được vợ, bỏ đi phu ở đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó mặc dù hết sức buồn bã, đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn để sau này cho con. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để bẫy chó rồi rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết, cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu”.
Hoạt động 2:
H: Em hãy nêu những sự việc chính, tiêu biểu và nhân vật chính quan trọng trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
H: Hãy viết một văn bản tóm tắt đoạn trích này?
GV hướng dẫn HS viết khảng 10 dòng.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét và cho điểm bài làm tốt.
- Cho HS đọc tham khảo 2 văn bản tóm tắt.
H. Có ý kiến cho rằng các tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không? Nếu thấy khó thì hãy giải thích vì sao khó tóm tắt?
II/ Bài tập 2:
 1. Sự việc và nhân vật tiêu biểu:
a) Chị Dậu nấu cháo định cho chồng ăn để còn đi trốn.
b) Cai lệ và người nhà Lí trưởng xồng xộc tiến vào.
c) Lúc đầu, chị Dậu tha thiết van xin nhưng không được.
d) Cai lệ đấm chị, xông đến trói anh Dậu.
e) Chị đánh tên Cai lệ ngã chỏng quèo.
g) Tiếp đó chị giằng gậy, vật nhau với tên người nhà Lí trưởng.
h) Anh Dậu tỏ ý can ngăn nhưng chị vẫn chưa nguôi cơn giận.
2. Tóm tắt đoạn trích:
 “Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu đã nấu cháo, định cho chồng ăn rồi sẽ đi trốn. Chẳng ngờ, tên Cai lệ và người nhà Lí trưởng xồng xộc tiến vào thúc sưu, một mình chị Dậu đứng ra đối phó. Lúc đầu chị tha thiết trình bày, van xin nhưng không được. Đến khi Cai lệ đấm vào ngực chị, xông tới đòi trói anh Dậu chị mới liều mạng cự lại. Chỉ một động tác ngắn gọn, chị túm ngay cổ tên Cai lệ ấn giúi ra cửa khiến hắn ngã chỏng quèo. Tiếp đó chị giằng gậy, vật nhau với tên người nhà Lí trưởng cuối cùng hắn bị chị túm tóc, lẳng cho 1 cái ngã nhào ra thềm. Anh Dậu tỏ ý can ngăn nhưng chị vẫn chưa nguôi cơn giận”.
* Đọc thêm:
1. Tóm tắt “Dế Mèn phiêu lưu kí”
2. Tóm tắt “Quan Âm Thị Kính”.
III/ Bài tập 3:
Tôi đi học và Trong lòng mẹ là hai tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc (truyện ngắn trữ tình), các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt
4. Củng cố: GV nhắc lại:
 - Các bước tóm tắt văn bản tự sự.
 - Yêu cầu đối với 1 văn bản tóm tắt.
5. Hướng dẫn học bài:
 - Đọc lại bản tóm tắt ở BT1 và BT2 để rút kinh nghiệm.
 - Làm thêm BT3 vào vở.
 - Lập dàn ý chi tiết cho đề bài ở bài viết số 1 để tiết sau trả bài.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 6/9/2014
TUẦN 5
TIẾT 20
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I/ MỤC TIÊU:
- Về kiến thức: Nêu bật những ưu khuyết điểm của học sinh về việc xây dựng đoạn văn và tổ chức bài văn.
- Về kỹ năng: Nhận biết lỗi sai và sửa chữa.
- Về thái độ: Có thói quen thực hành.
II/ CHUẨN BỊ: 
 1. Giáo viên:
 Chấm bài, nhận xét cụ thể
 Phân loại bài kiểm tra.
 2. Học sinh:
 Lập dàn ý cho đề bài.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 1:
H: Em hãy nhắc lại đề bài của bài Tập làm văn này?
- HS nêu, GV chép lên bảng.
H: Đề bài yêu cầu ta phải tiến hành công việc gì?
H: Đây là thể loại văn nào?
I/ Xác lập yêu cầu của đề:
* Đề bài:
Hãy kể về một kỉ niệm xảy ra giữa em với 1 người bạn, với thầy cô giáo hay với người thân khiến cho em nhớ mãi.
* Yêu cầu:
- Kể lại 1 kỉ niệm.
-> Thể loại: tự sự.
Hoạt động 2:
H: Phần mở bài em viết như thế nào?
H: Phần thân bài em sẽ kể lại các sự việc gì?
Em sẽ sắp xếp các sự việc ấy theo trình tự nào?
H: Phần kết bài cần phải trình bày điều gì?
II/ Dàn ý:
 a. Phần mở bài: 1đ
- Giới thiệu hoàn cảnh khiến em nhớ lại kỉ niệm.
- Giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện.
(Cũng có thể nêu kết quả của sự việc trước rồi mới kể nguyên nhân, diễn biến sau).
b. Phần thân bài: 8đ
Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định
 - Câu chuyện mở đầu như thế nào? Diễn ra ở đâu? Khi nào? Với ai?
 - Câu chuyện diễn biến ra sao? Đỉnh điểm của sự việc là gì?
 - Kết quả của sự việc?
c. Phần kết bài: 1đ
 - Nêu kết cục của sự việc và số phận của nhân vật.
 - Cảm nghĩ của người kể chuyện và những ấn tượng sâu sắc còn mãi đến hôm nay.
Hoạt động 3:
GV nhận xét sơ bộ những ưu điểm và tồn tại của HS.
 Hoạt động 4:
GV: Nêu các từ viết sai: Sin lỗi, lẩn quẩn,giun sợ, ....
- Gọi HS nêu cách viết đúng.
- GV: 
+ Em loé lên tình cảm với bạn.-> Nảy sinh
+ Khóc bần bật. -> nức nở 
+ Tầm 4 tuổi. -> khoảng 4 tuổi
+ Như kiểu nó biết lỗi. -> dường như
GV: 
- Em có quen với một người bạn thân
-> Em chơi rất thân với một người bạn.
Gọi HS mắc lỗi tự sửa.
III/ Nhận xét:
 1. Ưu điểm:
* Về hình thức:
 Đa số trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, rõ bố cục.
* Về nội dung:
- Hiểu yêu cầu của đề, biểu đạt đúng phương thức.
- Làm sáng tỏ nội dung câu chuyện, diễn đạt trôi chảy.
 2. Hạn chế:
* Hình thức:
 Một số trình bày bẩn, còn dùng bút xoá, chữ viết ẩu, bố cục chưa rõ ràng.
* Nội dung:
- Diễn đạt còn lủng củng, chưa trôi chảy.
- Mắc nhiều lỗi dùng từ và diễn đạt.
- Chưa sử dụng dấu câu.
- Viết lan man, không toát ý
IV/ Chữa lỗi:
1. Lỗi chính tả
2. Lỗi dùng từ
 3. Lỗi diễn đạt.
 Hoạt động 5:
- GVtrả bài cho HS
- Gọi điểm, ghi điểm vào sổ.
- Chọn 1, 2 bài tiêu biểu đọc mẫu.
V/ Trả bài, gọi điểm:
Lớp
G
K
TB
Y
8A1
8A6
4. Củng cố: GV nhắc lại cho HS:
 - Dàn ý đại cương của kiểu bài tự sự.
 - Những yêu cầu cơ bản về ND và hình thức của 1 bài văn.
5. Hướng dẫn học bài:
 - Viết lại bài văn vào vở bài tập.
 - Soạn bài: “Cô bé bán diêm”.
VI/ RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_5_Luyen_tap_tom_tat_van_ban_tu_su.docx