Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21, 22: Cô bé bán diêm

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

 - Những hiểu biết bước đầu về “ người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.

 - Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.

 - Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.

2. Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.

 - Phân tích một số hình ảnh tương phản.

 - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

3. Thái độ: Cảm nhận được nỗi khổ của những người bất hạnh, từ đó có tấm lòng nhân ái đối với những con

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 11114Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21, 22: Cô bé bán diêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
 - Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
 - Phân tích một số hình ảnh tương phản.
 - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
3. Thái độ: Cảm nhận được nỗi khổ của những người bất hạnh, từ đó có tấm lòng nhân ái đối với những con người như thế.
B. Chuẩn bị: - Gv: Gíao án, sgk, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng
 - Hs: soạn bài
C. Hoạt động dạy học:
 	1. Ổn định:
 	2. Bài cũ: 
- Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản “Lão Hạc của Nam Cao”?
- Nêu nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?
 	3. Bài mới:
Trên thế giới có không nhiều những nhà văn chuyên viết truyện và truyện cổ tích dành riêng cho trẻ em. Những truyện cổ tích do nhà văn Đan Mạch( Bắc Âu) An-đéc-xen sáng tạo thì thật tuyệt vời. Không những trẻ em khắp nơi vô cùng yêu thích, say mê đón đọc mà người lớn đủ mọi lứa tuổi cũng đọc mãi không chán. Hôm nay chúng ta cùng làm quen với truyện cô gái bán diêm của An-đéc-xen.
*** Tóm tắt truyện ( đọan trích) Vào 1 đêm giao thừa, ngòai đường phố lạnh gía xuất hiện 1 cô bé ngồi nép trong 1 gốc tường, rét buốt nhưng không dám về nhà vì sợ bố đánh bởi em chưa bán được bao diêm nào. Em quyết định quẹt 1 que diêm để sưởi. Lần quẹt thứ nhất, em thấy ánh lửa lò sưởi. Lần quẹt thứ 2 thấy bàn ăn có ngỗng quay. Lần quẹt htứ ba thấy cây thông Nô-en. Lần quẹt thứ 4 thấy bà hiện về. Quẹt hết những que diêm còn lại, hai bà cháu bay về chầu Thượng đế. Buổi sáng mồng 1 đầu năm, người ta thấy thi thể em bé giữa những bao diêm. Không ai biết những điều kì diệu em bé đã trông thấy.
Em biết gì về đất nước Đan Mạch?
Là 1 nước nhỏ thuộc khu vực Bắc Âu diện tích bằng khỏang 1/8 điện tích nước ta thủ đô là Cô- pen-ha-gen. An-đéc-xen là nhà văn nổi tiếng nhất của Đan Mạch
Gọi HS đọc chú thích SGK – Nêu vắn tắt tác giả 
An- đéc- xen ( 1805- 1875) là nhà văn Đan Mạch, nổi tiếng với nhiều loại truyện viết cho thiếu nhi.
 - Sáng tác truyện khơi từ nhiều nguồn: VHDG, VH viết và cả những hư cấu sáng tạo độc lập của nhà văn.
 -Rất nhiều truyện đã trở thành bạn đọc khắp năm châu: Bầy chim thiên nga, nàng tiên cá, nàng công chúa, trong đó có truyện “Cô bé bán diêm”.
 - Truyện ông nhẹ nhàng, tươi mát, toát lên lòng thương yêu con người, nhất là những người nghèo khổ và niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế giới.
GV cho hs kể tóm tắt nội dung câu chuyện.
Đọan trích chia thành mấy phần?
1. Từ đầu cho đến cứng đờ ra; Hòan cảnh cô bé bán diêm
2. Tiếp đến về chầu Thượng đế; Những lần quẹt diêm của cô bé bán diêm.
3. Còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm.
Nhận xét bố cục truyện?
Kể theo trình tự thời gian và sự việc. Tác giả sử dụng cách kể phổ biến của truyện cổ tích
Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
Có cả tự sự, miêu tả và biểu cảm.
cho hs đọc lại đọan1.
Gia cảnh cô bé có gì đặc biệt ? Gia cảnh ấy đã đẩy em bé đến trình trạng như thế nào?
Bà nội hiền hậu mất, mồ côi mẹ, gia tài tiêu tán, nơi ở của hai bố con là một xó tối tăm – cô đơn đói rét – luôn bị bố đánh – tự mình đi bán diêm ở ngòai đường để kiếm sống và mang tiền về cho bố
Cô bé cùng bao diêm xuất hiện trong thời điểm nào ? Thời điểm ấy tác động như thế nào đến con người?
đêm giao thừa" Thường nghĩ đến gia đình sum họp, đầm ấm vào ngày tết; con người tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Lúc ấy cảnh tượng hiện ra như thế nào ở trong từng ngôi nhà, ngòai đường phố? 
Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực.sực nức mùi ngỗng quay
- Ngòai phố: em ngồi nép trong 1 góc tường; thu đôi chân..em không thể nào về nhà.
Trong sự việc này được tác giả khắc họa bằng nghệ thuật gì? Tìm những chi tiết đối lập đó? 
Đối lập
- trời đông giá rét tuyết rơi nhưng em bé đầu trần chân đất, ngòai đường lạnh buốt tối đen>< cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn.
 - em bé nhịn đói>< cả phố sực nức mùi ngỗng quay.
 - Cái xó tối tăm>< ngôi nhà xinh xắn có dây tường xuân.
Tác dụng nghệ thuật này? Qua đây làm xuất hiện 1 cô bé bán diêm như thế nào trong cảm nhận của em?
Em đã rét đã khổ, có lẽ càng rét và khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn. Em đã đói càng đói hơn khi thấy mùi ngỗng quay sực nức. Và bất hạnh hơn khi đến chỗ trú ngụ cuối cùng không có. Đến 1 sợi dây ràng buộc em với cuộc đời là người cha cũng trở nên tàn nhẫn. Những dòng văn miêu tả tưởng như khách quan, lạnh lùng, nhưng lại thấm đẫm những giọt nước mắt xót thương, chia sẻ của nhà văn. Tất cả đã có sức lay động sâu xa tới trái tim người đọc. 
Tình cảnh hết sức tội nghiệp( rét đói khổ) 
GV chốt : nhỏ nhoi, cô độc, đói rét, không ai quan tâm, đóai hòai đến; 1 em bé hết sức khốn khổ và đáng thương
I. Tìm hiểu bài:
1. Tác giả, tác phẩm: 
2. Bố cục tác phẩm
Bố cục: 3 phần
II. Phân tích:
1. Cô bé bán diêm
* Hòan cảnh sống của cô bé bán diêm:
" nghèo khổ, thiếu thốn, thiếu sự quan tâm
* Hoàn cảnh xuất hiện
" cô đơn, tội nghiệp
* Cảnh đêm giao thừa: 
 + Trời đông giá rét, tuyết rơi >< cô bé đầu trần, chân đất.
 + Ngoài đường lạnh buốt, đen tối >< của sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn,
 + Cô bé bụng đói, cả ngày chưa ăn >< phố sực nức mùi ngỗng quay.
 + Đối lập giữa hiện tại và quá khứ: Căn nhà của bố con “cái xó tối tăm” >< ngôi nhà xưa của bà nội “ xinh xắn có dây tường xuân bao quanh.”
" Tình cảnh hết sức tội nghiệp ( rét, đói, khổ) của em bé.
Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2
GV cho hs đọc đọan 2. 
Cô bé quẹt diêm tất cả mấy lần?
5 lần, 4 lần đầu mội lần quẹt 1 que, lần 5 quẹt hết những que diêm còn lại 
Trong lần quẹt diêm thứ nhất, cô bé đã thấy những gì? Đó là cảnh tượng như thế nào? Điều đó cho ta thấy mong ước nào của cô bé bán diêm? 
Ngồi trước lò sưởi rực hồng, sáng sủa, ấm áp, thân mật, mong ước được sưởi ấm trong 1 mái nhà thân thuộc
Ở lần quẹt diêm thứ 2: qua ánh lửa diêm cô bé đã thấy những gì? Đó là một cảnh tượng như thế nào? Điều này nói lên mong ước gì của cô bé bán diêm?
Phòng ăn có đồ đạt quý và ngỗng quay. Sang trọng đầy đủ sung sướng, được ăn ngon trong một mái nhà
Sau 2 lần quẹt diêm đó, thực tế thay cho mộng tưởng như thế nào?
- Em bần thần cả người và chợt nghĩ rằng cha đã giao cho em đi bán diêm. Đêm nay về thế nào cũng bị cha mắng.
- Chẳng có bàn ăn tịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với hoàn cảnh nghèo khổ của em
Sự sắp đặt song song cảnh mộng tưởng và cảnh thực tế đó có ý nghĩa gì?
Nói rõ mong ước hạnh phúc chính đáng của em bé và thân phận bất hạnh- thấy sự thờ ơ, vô nhân đạo đối với người nghèo.
Trong lần quẹt diêm thứ 3 cô bé thấy gì? Em đọc được mong ước nào cuả cô bé từ cảnh tương này?
Cây thông nô-en, vui đón nô-en trong ngôi nhà mình
Có gì đặc biệt trong lần quẹt diêm thứ tư? Khi nhìn thấy bà Em bé reo lên và nói: Bà ơi, cháu van bà, bà xin thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Khi đó cô bé bán diêm đã mong ước điều gì?
Bà nội hiện về, mong ước được ở bên bà, mong được che chở yêu thương
Em nghĩ gì về những mong ước cô bé bán diêm qua những lần ( bốn lần) quẹt diêm ấy?
Mong ước chân thành, chính đáng, giản dị của bất cứ đứa trẻ nào trên thế gian này.
Khi tất cả những que diêm còn lại cháy lên, là lúc cô bé bán diêm thấy mình bay lên cùng bà chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Điều đó có ý nghĩa gì?
- Cuộc sống trên thế gian này chỉ là buồn đau và đói rét với những người nghèo khổ.
- Chỉ có cái chết mới giải thoát được nổi bất hạnh của họ. Vì cái chết sẽ đưa linh hồn họ đến nơi hạnh phúc vĩnh hằng
- Thế gian không có hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ ở nơi thượng đế chí nhân.
GV chốt: Cuộc sống trên thế giới chỉ là buồn đau và đói rét đối với người nghèo khổ.- Chỉ có cái chết mới giải thóat được bất hạnh của họ. Vì cái chết sẽ đưa linh hồn họ đến nơi hạnh phúc vĩnh hằng, theo tín ngưỡng thiên Chúa.- Thế gian không có hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ có ở thượng đế chí nhân.
Tất cả những điều kể trên đã nói với ta về 1 em bé như thế nào?
Bị bỏ rơi đói rét cô độc. Luôn khao khát được ấm no, yên vui và được thương yêu
- GV cho hs đọc đọan 3.
Tác giả miêu tả cái chết của em bé bán diêm như thế nào? Miêu tà như vậy có ý nghịa gì?
Đôi má hồng đôi môi mỉm cười
GV bình: đây là cái chết bi thảm 1 cảnh tượng thật đáng thương tâm, nhưng được tác gỉa dùng hình thức nghệ thuật giảm nhẹ: trời đẹp người chết có một hình hài đẹp, làm cho ta có cảm giác cái chết không có gì là bi thảm dường như em bé mản nguyện với sự ra đi của mình
Kết thúc này gợi cho em suy nghĩ gì về số phận nhũng con người nghèo khổ trong xã hội cũ?
Số phận hòan tòan bất hạnh- xã hội thờ ơ với nỗi bất hạnh của người nghèo 
Cách miêu tả đó rất lãng mạn. Nhà văn đã chắp cho em đôi cánh của niềm khao khát. Phải chăng với em, cách duy nhất để thoát mọi buồn đau cơ cực trong cõi đời này chính là được theo bà về với thượng đế chí nhân. Và phải chăng ánh lửa diêm dù mỏng manh, yếu ớt nhưng lại nhẹ nhàng, thanh thản đến vậy. Chính tình yêu thương con người đã thăng hoa, tạo nên cái tuyệt diệu của ngòi bút tác giả
Qua truyện Cô bé bán diêm tác giả muốn nói với chúng ta điều gì về con người và xh? 
Trên thế gian lạnh lùng và đói khát không có chỗ cho ấm người nào niềm vui và hạnh phúc của trẻ thơ nghèo khổ
Từ đây, em hiểu gì về tấm lòng nhà văn An-đéc-xen dành cho thế giới nhân vật tuổi thơ của ông?
Thương xót, đồng cảm, bênh vực
Em có nhận xét gì về nghệ thuật trong đoạn trích này? Thể hiện nghệ thuật đó có dụng ý 
- Nghệ thuật đối lập, tương phản, có yếu tố kỳ ảo.
 + Thực tế nghiệt ngã >< ảo mộng đẹp.
 + ánh lửa 1 que diêm >< bóng đêm lạnh giá.
 + Sự loé lên >< Sự vụt tắt.
 + Sự kết thúc >< Sự bắt đầu.
" Lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với cô bé bán diêm.
Từ truyện, chúng ta thấy trách nhiệm của người lớn đối với trẻ em như thế nào? Ngược lại, trách nhiệm của trẻ em đối với người lớn và xã hội ngày nay lại cần chú ý những điểm gì ?( An-đéc-xen là nhà văn của trẻ em, của những người nghèo khổ.“Cô bé bán diêm” là khúc bi ai, ca bằng văn xuôi vút lên từ trái tim giàu lòng nhân ái, giàu lòng trắc ẩn.
 - An-đéc-xen cho chúng ta 1 lời nhắc nhở: Hãy biết yêu thương trẻ thơ, hãy cho trẻ thơ 1 cuộc sống hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong tình cảm nâng niu trân trọng của cả cộng đồng).
Phát biểu những cảm nghĩ của em về truyện cô bé bán diêm .
2. Những mộng tưởng của cô bé bán diêm:
- Lần 1: Lò sưởi
" ấm áp, thân mật, mong ước được sưởi ấm trong 1 mái nhà thân thuộc
- Lần 2: Bàn ăn và có ngỗng quay
" Sang trọng đầy đủ sung sướng, được ăn ngon trong một mái nhà
- Lần 3: Cây thông nô-en
" sống trong ngôi nhà ấm áp
- Lần 4: Bà nội hiện về
" Mong được che chở, yêu thương
- Lần 5: Đi theo bà.
" Mong ước được giải thoát và sống hạnh phúc bên người thân
3. Cái chết của cô bé bán diêm:
- Giữa tuyết trắng.
- Mặt trời lên chói chang.
- Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
" Em bé tội nghiệp chết vì giá rét ở 1 xó tường
- Em gái đôi má hồng 
- Đôi môi đang mỉm cười.
Ê mãn nguyện với sự ra đi của mình. 
( Nhưng rõ ràng đây là 1 cảnh thương tâm.)
III. Tổng kết: ( ghi nhớ sgk/68)
IV. Luyện tập:
4. Củng cố
- Hình ảnh nào làm em cảm động nhất? Vì sao?
	5. Dặn dò
- Học bài, làm bài vào vở.
- Sọan bài: Trợ từ, thán từ.
Ngày soạn
Ngày dạy
Tiết: 23 TRỢ TỪ, THÁN TỪ 
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
 - Khái niệm trợ từ, thán từ.
 - Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ.
2. Kĩ năng:
 Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết.
3. Thái độ: Biết cách sử dụng từ ngữ để thể hiện tình cảm.
B. Chuẩn bị
	GV: Giáo án, sgk, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng
HS: soạn bài
C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định :
	2. Bài cũ:
 - Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xh? Cho ví dụ.
	3. Bài mới: 
 Người VN , trong lời nói hằng ngày cũng như trong sáng tác văn học người ta thường thêm vào trong câu những từ ngữ khi cần biểu lộ tình cảm, cảm xúc,sắc thái ý nghĩa.Đó là từ lọai gì, hôm nay cô trò chúng ta tìm hiểu.
Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
- Nó ăn hai bát cơm (1)
- Nó ăn những hai bát cơm. (2)
- Nó ăn có hai bát cơm. (3)
+ Câu (1) nói lên sự việc khách quan là: nó ăn (số lượng) hai bát cơm.
+ Câu (2) ngoài việc thông báo khách quan như câu (1) có thêm từ “những” có ý nhấn mạnh đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều, là vượt quá mức bình thường.
VD: Hôm nay, đói bụng hay sao mà nó ăn những hai bát cơm.
+ Câu (3) Ngoài việc diễn đạt 1 sự việc khách quan như câu thứ nhất, còn có ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn 2 bát cơm là ít, là không đạt mức độ bình thường.
VD: Hôm nay, mệt hay sao mà nó ăn có 2 bát cơm.
- Sở dĩ ý nghĩa khác nhau vì có thêm từ “những”, “có”
- Từ “những, có” trong câu dùng để biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói ở trong câu.
Các từ “những, có” đi kèm với từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?
Gọi từ “những, có” là trợ từ. Vậy trợ từ là gì?
Bài tập nhanh:
 Đặt câu có dùng 3 trợ từ: “ chính, đích, ngay” và nêu tác dụng của việc dùng 3 trợ từ đó.
Gợi ý: 
+ Nói dối là tự làm hại chính mình.
+ Tôi đã gọi đích danh nó ra.
+ Bạn không tin ngay cả tôi nữa à?
" Tác dụng: Làm nhấn mạnh đối tượng được nó đến là: mình, tôi, nó.
Các từ “này, a, vâng” biểu thị điều gì?
a. Này! Ông giáo ạ ! " “Này”: tiếng thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại.
b. A ! Lão già tệ lắm! " “A”: là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận khi nhận ra một điều gì đó không tốt.
Lưu ý: A! Mẹ đã về! Biểu thị sự vui mừng( hai từ khác nhau về ngữ điệu).
c. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. " “ Vâng”: là tiếng dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép, tỏ ý nghe theo.
Vậy ta gọi những từ “a, này, vâng” là thán từ. Em hiểu thế nào là thán từ? Nó có những đặc tính ngữ pháp như thế nào? 
- Thán từ dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
- Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành câu đặc biệt.
Bài tập nhanh: Đặt 3 câu dùng 3 thán từ : ôi, ừ, ơ.
Ví dụ: + Ôi ! Buổi chiều thật tuyệt.
 	+ ừ ! Cậu cứ lấy đi.
 	+ Ơ ! Em cứ tưởng ai hoá ra anh.
Bài tập 1: Từ nào là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ.
- Trợ từ: a, c, g, i.
- Không phải: b, d, e, h.
Bài tập 2: Giải thích nghĩa của các từ in đậm.
a. Lấy: Dùng để nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn.
b. Nguyên: Chỉ kể riêng tiền thách cưới đã quá cao. Nhấn mạnh sự việc.
Đến : Quá vô lý- nhấn mạnh về vật chất bất thường của một hiện tượng để làm nổi bật mức độ cao của 1 việc nào đó.
c. Cả: Nhấn mạnh về mức độ cao, quá mức bình thường.
d. Cứ: Nhấn mạnh 1 việc lặp lại hoặc nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định
Bài tập 3: Các thán từ.
a. Này, à! c. Vâng! e. Hỡi ơi!
b. ấy! d. Chao ôi!
Bài tập 4: 
- Kìa: tỏ ý đắc chí.
- ha ha: khóai chí.
- Ai ái: tỏ ý van xin.
- Than ôi: tỏ ý nuối tiếc.
Bài tập 5: cho hs làm phiếu học tập. 
Bài tập6: Nghĩa đen: dùng thán từ gọi đáp biều thị sự lễ phép. – Nghĩa bóng nghe lời 1 cách máy móc thiếu suy nghĩ.
I. Tìm hiểu bài
1. Trợ từ.
Ví dụ:
- Nó ăn hai bát cơm (1)
- Nó ăn những hai bát cơm. (2)
- Nó ăn có hai bát cơm. (3)
2. Thán từ. 
 Ví dụ: 
a. “Này”: tiếng thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại.
b. “A”: là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận khi nhận ra một điều gì đó không tốt.
c. “Vâng”: là tiếng dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép, tỏ ý nghe theo.
3. Ghi nhớ/ sgk
II. Luyện tập.
	4. Củng cố - dặn dò
- Làm bài tập còn lại.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn
Ngày dạy
Tiết: 24 MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ 
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
 - Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự.
 - Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
 - Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
 - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
3. Thái độ: Biết cách dùng từ gợi tả, gợi cảm trong nói, viết.
B. Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ,giáo án.
 	HS: Vở sọan bài, học và làm bài cũ.
C. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức.
 	2. Bài cũ: 
 Em hãy nêu tiêu chí khi làm 1 bàivăn tự sự, miêu tả và biểu cảm?
- Tự sự : Thường tập trung nêu lên sự việc, hành động và nhân vật.
- Miêu tả: Thường chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật và hành động.
" Trong thực tế, ít có văn bản, tác phẩm nào chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt phản ánh mà thường kết hợp, đan xen. Nếu như trong văn biểu cảm( lớp 7) yếu tố tự sự, miêu tả là giúp đỡ cho tình cảm, cảm xúc thì trong văn tự sự yếu tố miêu tả và biểu cảm lại làm cho sự việc đang kể thêm sinh động, truyện càng thêm sâu sắc thấm thía.
 	3. Bài mới.
 Nói đến tự sự là nói đến cốt truyện với nhân vật và các sự kiện nối tiếp nhau . Tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần là sự lắp ghép liệt kê hành động, việc làm của nhân vật cũng như trình tự các sự việc câu chuyện trở nên khô khan đơn điệu. Muốn câu chuyện sinh động , thu hút người đọc, giàu cảm xúc thì cần đan xen miêu tả và biểu cảm.
Sự việc bao trùm đoạn trích này là gì? Sự việc đó được kể bằng những chi tiết nhỏ nào?
- Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật tôi với người mẹ lâu ngày xa cách.
* Kể:
- Sự việc, chi tiết:
 + Mẹ tôi vẫy tôi.
 + Tôi chạy theo chiếc xe chổ mẹ.
 + Mẹ kéo tôi lên xe
 + Tôi oà lên khóc
 + Tôi ngồi bên mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ
Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên?
* Miêu tả:
- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
- Mẹ tôi không còn còm cõi, xơ xác.
- Gương mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong và 
nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của 2 gò má.
Chỉ ra yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên? Các yếu tố đứng riêng hay đan xen với các yếu tố tự sự?
* Biểu cảm:
- Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ củasung túc.
- Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâulạ thường. (Cảm nhận)
- Phải bé lạivô cùng( cảm tưởng)
- Các yếu tố trên không đứng tách riêng mà đan xen 1 cách hài hoà để tạo nên 1 đoạn văn thống nhất. VD: Tôi ngồilạ thường.
Nếu ta bỏ các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ như thế nào? (Hãy đọc đoạn văn đã bị lược bỏ)
Đoạn văn đã bị lược bỏ: “Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi đuổi kịp. Mẹ tôi kéo tôi lên xe. Tôi oà khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngã vào đầu cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ”
" Nếu bỏ đoạn văn sẽ trở nên khô khan, không gây được xúc động cho người đọc.
- Các yếu tố miêu tả: Giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động. Tất cả màu sắc, hương vị, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật, hành độngnhư hiện lên trước mắt người đọc.
Hãy so sánh đoạn văn bị lược bỏ với đoạn văn của Nguyên Hồng để rút ra nhận xét: Nếu không có các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Yếu tố biểu cảm: Giúp tác giả thể hiện rõ tình mẫu tử sâu nặng- khiến người đọc xúc động.
Từ đó rút ra kết luận về vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn trong việc kể chuyện?
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm này làm cho ý nghĩa câu chuyện thêm thấm thía và sâu sắc. Nó cũng giúp tác giả thể hiện được thái độ tôn trọng, tình cảm yêu mếm của mình đối với nhân vật và sự việc.
Nếu bỏ các yếu tố kể trong đoạn văn, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Tự rút ra kết luận về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản?
Thì không có chuyện, bởi cốt chuyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên các yếu tố miêu tả, biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được. 
Hãy rút ra nhận xét: Trông văn bản tự sự người ta thường kết hợp các yếu tố nào? Tác dụng của những yếu tố đó trong văn bản tự sự?
Trong một văn bản các yếu tố luôn đan xen nhau, hỗ trợ lẫn nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản. Tuy nhiên, khi tìm hiểu 1 văn bản tự sự chúng ta cần tập trung vào các yếu tố tự sự, lướt qua các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Còn khi tìm hiểu văn bản biểu cảm, miêu tả thì chúng ta làm ngược lại " Đây là mối quan hệ biện chứng mang tính nguyên lý của sự sáng tạo.
Bài tập 1: Tìm một số đoạn văn sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm – phân tích giá trị.
 * VB: Tôi đihọc (Thanh Tịnh):
“ Những kỷ niệm ấy chưa lần nào ghi lên giấyHôm nay tôi đi học.
" Kể lại kỷ niệm ngày đầu tiên đi học của tác giả 
- Yếu tố biểu cảm giúp người đọc hình dung ra được cảm giác hồi hộp, mơn man, mới mẻ của nhân vật tôi.
- Sau 1 hồi trống thúc nhịp bước rộn ràng trong các lớp”.
 * VB: Lão Hạc ( Nam Cao):
- “ Khốn nạn ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! nỡ tâm lừa nó”.
- Lão Hạc kể lại việc bán chó với niềm day dứt, ăn năn " Ta thấy Lão Hạc là con người sống có tình nghĩa, thuỷ chung, trung thực và nhân hậu.
- “ Chao ôi! đối với những người ở quanh talão cứ xa tôi dần dần”
" Kể lại tác giả ngầm giúp đỡ Lão Hạc và suy nghĩ, cách nhìn của tác giả về những người nông dân như vợ của ông giáo bằng cái nhìn cảm thông và đồng cảm.
I. Tìm hiểu bài
1. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và bộc lộ tình cảm trong văn tự sự.
 Ví dụ: Đọc đoạn văn : “ Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng”
- Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật tôi với người mẹ lâu ngày xa cách.
" Các yếu tố miêu tả, biểu cảm này làm cho ý nghĩa câu chuyện thêm thấm thía và sâu sắc. Nó cũng giúp tác giả thể hiện được thái độ tôn trọng, tình cảm yêu mếm của mình đối với nhân vật và sự việc.
2. Ghi nhớ:
Trong một văn bản các yếu tố luôn đan xen nhau, hỗ trợ lẫn nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản. Tuy nhiên, khi tìm hiểu 1 văn bản tự sự chúng ta cần tập trung vào các yếu tố tự sự, lướt qua các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Còn khi tìm hiểu văn bản biểu cảm, miêu tả thì chúng ta làm ngược lại " Đây là mối quan hệ biện chứng mang tính nguyên lý của sự sáng tạo.
II. Luyện tập.
Bài tập 2:
 Gợi ý:
- Nên bắt đầu từ chỗ nào?
- Từ xa thấy người thân như như thế nào?
( Tả hình dáng, mái tóc)
- Lại gần thấy ra sao? Kể hành động của mình và người thân, tả chi tiết khuôn mặt, quần áo
- Những biểu hiện tình cảm của 2 người sau khi gặp nhau (vui mừng, xúc độ

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Co_be_ban_diem.doc