Giáo án Ngữ văn 8 - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

I. Mục tiêu : Giúp học sinh.

1. Kiến thức: Hoạt động 2, 3: Học sinh biết được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản

2. Kĩ năng:

- Học sinh thực hiện được: chọn lựa, sắp xếp các phần cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.

- Học sinh thực hiện thành thạo: viết văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày.

3. Thái độ:

- Thói quen: Lập dàn ý, bố cục trước khi nói và viết.

- Tính cách: Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong khi nói và viết.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 12427Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 4.	
Ngày dạy: 28. 08. 2025
TÍNH THỐNG NHẤT
VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
Mục tiêu : Giúp học sinh.
Kiến thức: Hoạt động 2, 3: Học sinh biết được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Kĩ năng: 
Học sinh thực hiện được: chọn lựa, sắp xếp các phần cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
Học sinh thực hiện thành thạo: viết văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày.
Thái độ: 
- Thói quen: Lập dàn ý, bố cục trước khi nói và viết.
- Tính cách: Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong khi nói và viết.
Nội dung học tập:
Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK + Giáo án + Bảng phụ + VBT
Học sinh: Ôn lại kiến thức về chủ đề của văn bản, tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề
Tổ chức các hoạt động học tập:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút. 8A1 8A2 8A3 
Kiểm tra miệng: 5 phút. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Tiến trình bài học: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Vào bài. Giới thiệu bài mới: 1 phút. Một văn bản có yêu cầu như thế nào về đối tượng và vấn đề được nói đến? Ta sẽ hiểu rõ khi tìm hiểu bài “Tính thống nhất về chủ đề của văn bản”
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề của văn bản. 8 phút
Văn bản: Tôi đi học. Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời niên thiếu của mình?
Lần đầu tiên cắp sách đến trường
Những hồi tưởng ấy gợi lên những cảm giác như thế nào trong lòng tác giả?
Xôn xao, hồi hộp, náo nức, bâng khuâng, bỡ ngỡ, mới mẽ.
Hãy phát biểu chủ đề của văn bản trên?	
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý.	
Chủ đề văn bản là gì?
Vấn đề trung tâm, cơ bản được tác giả nêu lên, đặt ra trong nội dung cụ thể của văn bản.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản.	 8 phút.
Căn cứ vào đâu em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả trong buổi tựu trường đầu tiên? ( chú ý nhan đề, các từ ngữ, các câu)	
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, diễn giảng	
Các từ biểu thị ý đi học lặp lại nhiều lần.	
Tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của tôi suốt cuộc đời?	 
Hàng năm Tôi quên
Tìm các từ ngữ, chi tiết nêu lên cảm giác mới lạ, bỡ ngỡ của tôi khi cùng mẹ đến trường khi vào lớp?
Con đường quen bỗng thấy lạ cảnh vật chung quanh đều thay đổi, lần đầu tiên thấy xa mẹ. Những điều trên làm nên tính thống thất về chủ đề của văn bản.
Chúng ta tìm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản qua các phương diện nào?
Nhan đề, các từ ngữ, các câu
Các cảm giác của tác giả trình bày ở những thời điểm nào?
Trên đường đi học, trên sân trường, trong lớp học.
Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? 
Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa
Giáo dục: Để đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản, em cần chuẩn bị gì?
Cẩn thận tìm ý, lập dàn ý trước khi viết văn bản.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập. 12 phút	 
Để phân tích dòng cảm xúc thiêt tha, trong trẻo của nhân vật tôi trong văn bản “Tôi đi học” có bạn dự định triển khai một số ý sau:
Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới bóng mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức rộn rã, xốn xang.
Con đường đến trường trở nên lạ.
Mẹ năm tay dẫn đến trường.
Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự.
Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn.
Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp.
Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò.
Học sinh đọc bài Rừng cọ quê tôi
Văn bản trên viết về đối tượng và vấn đề gì?
Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo một thứ tự nào?
Chủ đề trên thể hiện trong việc miêu tả rừng cọ?
Chủ đề thể hiện trong việc miêu tả cuộc sống của người dân?
Thảo luận nhóm: Với chủ đề và các ý đã cho (SGK trang 14) trao đổi xem ý nào làm cho bài viết lạc đề?
Chủ đề của văn bản:
 1. Văn bản : Tôi đi học
 - Chủ đề: Những cảm giác náo nức, bâng khuâng, mới mẽ của tác giả trong lần đầu tiên 
đi học.
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
 1. Nhan đề: tôi đi học.
 - Từ ngữ: Những kỉ niệm 
mơn man của buổi tựu trường, 
lần đầu tiên đến trường, đihọc
 - Các câu :
+ Hôm nay
+ Hàng năm
+ Tôi quên
Ghi nhớ :SGK
Luyện tập
 3. a. g. lạc chủ đề.
 b. Đường làng trở nên mới lạ.
 d. Một ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ nảy sinh: muốn thử sức mình như một học sinh thực thụ.
 e. Đến trước sân trường, một cảm giác lạ vừa nảy sinh: sân trường rộng, ngôi trường cao hơn.
 g. Rời bàn tay mẹ xếp hàng vào lớp, lại một cảm giác nữa nảy sinh: sợ hãi chơ vơ trong hàng người bước vào lớp.
 h.  đang hồi hộp lúng túng.
 1. a. Rừng cọ quê tôi.
 Các phần trong văn bản đều xoay quanh rừng cọ quê tôi.
Mở bài: Niềm tự hào của người sông Thao về rừng cọ
Thân bài:
- Tả vẻ đẹp của rừng cọ.
 - Sự gắn bó của tác giả với rừng cọ.
- Sự gắn bó của cây cọ với cuộc sống của người dân sông Thao.
Kết bài: tình cảm của người sông Thao với rừng cọ.
=> bố cục rõ ràng, các ý sắp xếp rõ ràng hợp lí. Đi từ cái cụ thể, riêng biệt( tả cây cọ) -> sự gắn bó của riêng tác giả với rừng cọ -> cái lớn hơn là sự gắn bó của rừng cọ với cuộc sống quê hương.
 b.Chủ đề: tình cảm gắn bó của người dân sông Thao với rừng cọ.
 2. Bỏ những ý sau: b. e.
Tổng kết : 5 phút
Chủ đề của văn bản là gì?
Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở chỗ nào?
Văn bản có đối tượng xác định, có tính mạch lạc, các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã xác định.
Hướng dẫn tự học: 5 phút
Đối với bài học tiết này:
- Học phần ghi nhớ.
- Làm bài tập, vở bài tập.
Đối với bài học tiết sau: 
- Xem lại “Bố cục văn bản” theo nội dung SGK/24, 25
- Bố cục của văn bản .
- Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản.
Phụ lục: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8 T 4.doc