Giáo án Ngữ văn 8 - Tóm tắt văn bản tự sự

1. Mục tiêu:

1.1 Kiến thức :

 Hoạt động 1:

- HS biết: - Sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.

- HS hiểu:- Khái niệm tóm tắt văn bản tự sự.

 Hoạt động 2:

 - HS biết:- Cách tóm tắt văn bản tự sự.

- HS hiểu:- Các yêu cầu đối với việc tóm tắt một văn bản tự sự.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3581Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tóm tắt văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 - Tiết:18
Ngày dạy: 23. 9. 2915
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Mục tiêu:
1.1 Kiến thức : 
à Hoạt động 1: 
- HS biết: - Sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
- HS hiểu:- Khái niệm tóm tắt văn bản tự sự.
à Hoạt động 2:
 - HS biết:- Cách tóm tắt văn bản tự sự.
- HS hiểu:- Các yêu cầu đối với việc tóm tắt một văn bản tự sự.
1.2 Kĩ năng:
+ HS thực hiện được: 
 - Rèn kĩ năng đọc- hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
 - Phân biệt được sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
+ HS thực hiện thành thạo:
 - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu câu sử dụng.
 1.3 Thái độ: 
+ HS có thói quen: -Ý thức tóm tắt ngắn gọn những nội dung cần thiết khi giao tiếp.
 +HS có tính cách:
 - Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp; kĩ năng ra quyết định: lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với mục đích giao tiếp.
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: Khái niệm tóm tắt văn bản tự sự.
- Nội dung 2: Cách tóm tắt văn bản tự sự.
3.Chuẩn bị:
3.1.Giáo viên: Tóm tắt mẫu một số tác phẩm.
3.2.Học sinh: Tìm hiểu các bước tóm tắt văn bản, tập tóm tắt một số văn bản đã học.
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút
 8A1: 8A2: 8A3: 
 4.2 Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
 ĩ Giáo viên treo bảng phụ, ghi câu hỏi trắc nghiệm: 
Câu hỏi 1: Có các phương tiện nào để liên kết đoạn trong văn bản? 
 A. Từ nối – đoạn văn. 	 B. Câu nối – đoạn văn.
	 C. Từ nối – câu nối D. Lí lẽ – dẫn chứng.
l Đáp án: C
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
 Câu hỏi 2: Hôm nay, em sẽ học bài gì? Em chuẩn bị được những gì cho bài mới hôm nay? 
l Đáp án: Tóm tắt văn bản tự sự. Cách tóm tắt văn bản tự sự.
ĩ Nhận xét, chấm điểm.
4.3 Tiến trình bài học:
	Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học.
Hoạt động 1. Vào bài. Giới thiệu bài: Tóm tắt tức là rút lại một cách ngắn gọn những nội dung, tư tưởng, những hành động chính của một câu chuyện, một cuốn sách, một sự việc, để hiểu rõ tóm tắt văn bản tự sự như thế nào, tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu. ( 1’)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. ( 7’)	
Giáo viên gợi dẫn: Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho ngưới khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự.
Từ gợi ý trên, em hãy chọn đáp án cho câu hỏi. Thế 
nào là tóm tắt văn bản tự sự? (B)	 
Giáo viên treo bảng phụ, học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ 1 SGK.	
Hoạt động 3: Cách tóm tắt văn bản tự sự.	( 23’)	 
Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản tóm tắt SGK/60.
Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào?
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó?
Nhân vật, sự việc, chi tiết tiêu biểu(nội dung chính)
Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính ấy không?
Có.
Văn bản tóm tắt có gì khác so với văn bản gốc?
Ngắn hơn. Lời văn không phải được trích nguyên văn từ tác phẩm mà là lời của người tóm tắt. Nhân vật, sự việc ít hơn.	 
Qua việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết các yêu cầu đối với văn bản tóm tắt?
Ngắn gọn, trung thành với văn bản được tóm tắt.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ 2 SGK.	 
Muốn viết được một văn bản tóm tắt phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo những trật tự nào?
Học sinh thảo luận nhóm, trình bày.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về cách tóm tắt văn bản tự sự.
- Đọc kĩ tác phẩm để hiểu đúng chủ đề. Xác định nội dung chính: sự việc, nhân vật tiêu biểu.
Xếp các nội dung chính theo trình tự.	 
Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ 3 SGK.	
 ơ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định: lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với mục đích giao tiếp.
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự:
 - Là dùng lời văn của mình để trình bày ngắn gọn, trung thành với nội dung chính của tác phẩm đó. Nhằm phục vụ cho học tập và trao đổi mở rộng hiểu biết về văn học..
 II. Cách tóm tắt văn bản tự sự :
 1. Yêu cầu:
 Phản ánh trung thành nội dung văn bản được tóm tắt.
 2. Các bước tóm tắt văn bản tự sự:
 - Đọc và hiểu đúng chủ đề văn bản.
 - Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
 - Sắp xếp nội dung ấy theo một trình tự hợp lí..
 - Viết văn bản tóm tắt.
4.4 Tôûng kết: ( 4’)
Giáo viên treo bảng phụ, ghi câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1:Tóm tắt văn bản tự sự: Hãy xếp lại các bước tóm tắt văn bản tự sự theo một trình tự hợp lí?
 A. Xác định nội dung chính của văn bản.
	 B. Xếp nội dung chính theo thứ tự hợp lí.
	 C. Đọc kĩ tác phẩm.
	 D. Viết văn bản tóm tắt hoàn chỉnh.
Đáp án:Thứ tự : C, A, B, D
Câu 2:Trong các văn bản sau, văn bản nào không thể tóm tắt theo các bước tóm tắt văn bản tự sự?
	 A. Thánh Gióng.	 C. Ý nghĩa văn chương.
	 B. Lão Hạc.	D. Thạch Sanh.
l Đáp án:C
4.5 Hướng dẫn học tập: ( 4’)
à Đối với bài học tiết này: 
 - Học thuộc ghi nhớ SGK. Tập tóm tắt lại các văn bản mà em đã học. Làm bài tập.
 à Đối với bài học tiết sau: 
 - Chuẩn bị bài: “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự” : Xem lại và tập tóm tắt văn bản Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ..	 
5. Phụ lục: Tài liệu: 
 + SGK, SGV Ngữ văn 8. Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8. Dạy tốt, học tốt các mơn học bằng sơ đồ tư duy.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_5_Luyen_tap_tom_tat_van_ban_tu_su.doc