Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Bài toán dân số

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của

loài người.

 - Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

 2. Kỹ năng :

 - Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đó học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc – hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong

văn bản.

 - Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.

 3. Thái độ : Có ý thức trong việc cùng với cộng đồng hạn chế sự gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng dân số.

B/ CHUẨN BỊ :

- GV : Sgk + giáo án + Tranh ảnh minh họa về nguy cơ tăng dân số (nếu có).

- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 19696Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Bài toán dân số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết 48
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
	- 8A3: //
BÀI TOÁN DÂN SỐ
 Theo Thái An
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của 
loài người.
	- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
	2. Kỹ năng : 
	- Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đó học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc – hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong 
văn bản.
	- Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.
	3. Thái độ : Có ý thức trong việc cùng với cộng đồng hạn chế sự gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng dân số. 
B/ CHUẨN BỊ : 
- GV : Sgk + giáo án + Tranh ảnh minh họa về nguy cơ tăng dân số (nếu có).
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Thảo luận nhóm + động não + ra quyết định. 
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Khi học xong văn bản Ôn dịch, thuốc lá, em hiểu gì về thuốc lá ?
	- Để đáp ứng lời kêu gọi của tác giả, em phải làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng ?
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Từ giữa thế kỷ XX cho đến nay, dân số thế giới nhất là dân số các nước kém và chậm phát triển (trong đó có Việt Nam) tăng lên một một cách chóng mặt. Làm thế nào để hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số nhằm tránh hiểm họa và nâng cao cuộc sống con người ? Đó chính là chủ đề của văn bản Bài toán dân số được trích từ báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995 của tác giả Thái An.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về văn bản.
- Sự phát triển dân số có mối liên quan chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống con người và toàn xã hội như thế nào ?
- Vì sao chúng ta phải hạn chế sự gia tăng dân số ?
- Nêu nhận xét của em về bố cục của văn bản Bài toán dân số.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Nêu nhận xét.
I. Tìm hiểu chung :
- Sự phát triển dân số có mối liên quan chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống con người và toàn xã hội. Hạn chế sự gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển xã hội loài người.
- Bài toán dân số : Bố cục khá chặt chẽ.
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết
văn bản. 
- GV hướng dẫn đọc : mạch lạc, rõ ràng, chú ý các câu có nội dung lập luận, các câu khẳng định, nhận định.
- GV đọc từ đầu đến “sáng mắt ra”.
- Xác định bố cục ba phần của văn bản ? Nội dung mỗi phần là gì ?
- Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản ?
- Chú ý lắng nghe.
- 2HS đọc đến hết.
- 1HS trả lời.
- Bố cục : 3 phần. 
- Từ đầu "sáng mắt 
ra" : Bài toán dân số và KHHGĐ được đặt ra từ thời cổ.
- Tiếp theo "31 bàn 
cờ" : Làm rõ vấn đề dân số và KHHGĐ.
- Đoạn còn lại : Bày tỏ thái độ của tác giả về vấn đề này. 
- 1HS trả lời : Bố cục mạch lạc, chặt chẽ, theo vấn đề. Tất cả tập trung làm nổi bật vấn đề chủ chốt : Bài toán dân số là gì ? Và cách giải quyết nó như thế nào ?
II. Đọc – hiểu văn bản :
- Tác giả “sáng mắt ra” về điều gì ?
- Em hiểu thế nào về vấn đề dân số và KHHGĐ ?
- GV giải thích :
	+ Dân số : là số người sinh sống trên phạm vi một quốc gia, châu lục, toàn cầu.
	· Gia tăng dân số ảnh hưởng đến tiến bộ xã hội và là nguyên nhân của đói nghèo, lạc hậu.
	· Dân số gắn liền với kế hoạch hóa gia đình, tức là vấn đề sinh sản.
	+ Dân số và kế hoạch hóa gia đình : là vấn đề đã và đang được quan tâm trên toàn thế giới.
- Khi nêu vấn đề này, tác giả mong muốn điều gì ở người đọc văn bản này ?
- Em có nhận xét gì về cách mở bài của tác giả ? Tác dụng của nó ?
- GV chốt.
- HS theo dõi MB.
- 1HS trả lời.
- 1HS trả lời.
- 1HS trả lời.
- 1HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
	1. Nêu vấn đề dân số và KHHGĐ :
	- Vấn đề dân số và KHHGĐ đã được đặt ra từ thời cổ đại.
	- Tác giả muốn bạn đọc cũng “sáng mắt ra về vấn đề KHHGĐ”.
	® Nhẹ nhàng, giản dị, thân mật, tình cảm.
	Þ Gần gũi, tự nhiên, dễ thuyết phục.
- Để làm rõ vấn đề dân 
số và KHHGĐ, tác giả đã lập luận và thuyết minh trên các ý chính nào, tương ứng với mỗi đoạn văn nào ?
- HS theo dõi TB.
- 1HS trả lời :
+ “Đó là biết nhường nào” ® Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ.
+ “Bây giờ không quá 5%” ® Vấn đề dân số được tính toán từ một chuyện trong Kinh Thánh. 
	2. Làm sáng tỏ vấn đề tốc độ gia tăng dân số và KHHGĐ :
	- Vấn đề được nhìn nhận từ một bài toán cổ. 
	- Bài toán dân số được tính toán trong Kinh Thánh.
- Có thể tóm tắt bài toán cổ về dân số như thế 
nào ?
- Tại sao có thể hình dung vấn đề gia tăng dân số từ bài toán cổ này ? (Động não).
+ “Trong thực tế của bàn cờ” ® Vấn đề dân số được nhìn nhận 
từ thực tế sinh sản của 
con người.
- 1HS tóm tắt : Bài toán cổ về dân số.
	+ Có một bàn cờ gồm 
64 ô.
	+ Đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất, ô thứ hai đặt hai hạt, các ô tiếp theo cứ thế nhân đôi. 
	+ Tổng số thóc có thể phủ khắp bề mặt trái đất.
- 1HS trả lời : Con số trong bài toán cổ tăng dần theo cấp số nhân, tương ứng với số người được sinh ra trên trái đất Þ Một con số khủng khiếp.
* Câu chuyện cổ về hạt thóc trên bàn cờ đã làm sáng tỏ hiện tượng tốc độ gia tăng vô cùng nhanh chóng của dân số thế giới.
	- Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người. 
- Bàn về dân số từ một bài toán cổ, có tác dụng gì ?
- Tóm tắt bài toán khởi điểm từ chuyện trong Kinh Thánh.
- Các tư liệu thuyết minh dân số ở đây có tác 
dụng gì ? 
- Tác giả đã thuyết minh vấn đề gia tăng dân số từ kỷ năng sinh sản của con người như thế nào ? Nhằm đạt mục đích gì ?
- Nhìn vào bảng thống kê, em hãy cho biết các nước có tỷ lệ sinh con cao thuộc các Châu lục nào ? 
- Em có nhận xét gì về sự gia tăng dân số và sự phát triển xã hội ?
- Em học tập được gì về cách lập luận của tác giả ở phần thân bài ? 
- GV chốt.
- 1HS trả lời.
- 1HS tóm tắt : Bài toán dân số có khởi điểm từ chuyện trong Kinh Thánh.
	+ Lúc đầu trái đất chỉ có 2 người.
	+ Nếu mỗi gia đình chỉ sinh 2 con đến 1995 dân số trái đất là 5,63 tỷ xấp xỉ ô thứ 30 của bàn cờ.
- 1HS trả lời : Mức độ gia tăng dân số trên trái đất rất nhanh chóng.
- 1HS trả lời : Vấn đề gia tăng dân số từ khả năng sinh sản tự nhiên của người phụ nữ.
	+ Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của gia tăng dân số.
	+ Cho thấy cái gốc của vấn đề là hạn chế dân số và sinh đẻ có kế hoạch. 
- 1HS trả lời : 
	Châu Phi, Châu á (Việt Nam) :
	+ Đông dân nhất.
	+ Tốc độ gia tăng dân số lớn nhất.
	+ Rất nhiều nước trong tình trạng lạc hậu, 
nghèo nàn.
* Thực trạng tình hình dân số thế giới và việt Nam (1995) ; sự phát triển nhanh và mất cân đối (đặc biệt ở những nước chậm phát triển) sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các dân tộc và nhân loại.
- 1HS trả lời.
- 1HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
	Þ Gây hứng thú, dễ hiểu.
	® Tăng dân số quá cao là kìm hãm sự phát triển của xã hội, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, lạc hậu.
	=> Cách lập luận : Lí lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ, kết hợp với phương pháp thuyết minh : thống kê, so sánh, phân tích
- Em hiểu như thế nào về câu nói sau của tác giả : “Đừng để càng dài lâu càng tốt”.
- HS theo dõi KB.
- 1HS trình bày ý kiến : Nếu con người sinh sôi trên trái đất theo cấp số nhân của bài toán cổ thì 
sẽ đến lúc không còn 
đất sống.
	3. Thái độ của tác giả 
về vấn đề dân số và KHHGĐ : 
- Tại sao tác giả lại cho rằng “Con đường” tồn tại hay không tồn tại của chính loài người ?
- 1HS trả lời : 
	+ Muỗn có đất sống : Phải sinh đẻ có kế hoạch 
phải hạn chế gia tăng trên thế giới.
	+ Con người muốn sống phải có đất. 
	+ Đất đai không sinh ra, con người ngày một nhiều hơn. Do đó muốn tồn tại phải biết hạn chế sự gia tăng dân số.
- Qua đó, tác giả bộc lộ quan điểm và thái độ của mình như thế nào về vấn đề dân số và KHHGĐ ?
=> Đây là vấn đề sống còn của nhân loại.
- 1HS trả lời.
	- Nhận thức rõ vấn đề gia tăng dân số và hiểm hoạ của nó.
	- Có trách nhiệm với đời sống cộng đồng.
	- Trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người.
	* Giải pháp : không có cách nào khác, phải hành động tự giác hạn chế sinh đẻ để làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số.
- Các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản là gì ?
- Nhận xét về cách lập 
luận và sử dụng ngôn ngữ của tác giả.
- 1HS trả lời.
	4. Nghệ thuật : 
	- Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích.
	- Lập luận chặt chẽ.
	- Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục.
- Văn bản này đem lại cho em hiểu biết gì về dân số và KHHGĐ ?
- 1HS trả lời :
	+ Sự gia tăng dân số là một thực trạng đáng lo ngại của thế giới, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, lạc hậu.
	+ Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi sống còn của nhân loại.
	5. Ý nghĩa văn bản :
	Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại : Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
- Khi mật độ dân số ngày càng gia tăng thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và đời sống của cộng đồng ? (Lồng ghép BVMT)
- Dân số gia tăng thì môi trường sống, đất đai ngày càng bị thu hẹp (đất chật, người đông), rác thải nhiều làm ảnh hưởng đến không khí, nguồn nước và từ đó phát sinh nhiều dịch bệnh
	Ngoài ra, khi dân số gia tăng cũng là nguyên nhân dẫn đến hiểm họa về đạo đức, kinh tế, 
văn hóa, kìm hãm sự 
phát triển của cá nhân, cộng đồng.
- Để hạn chế tác hại của sự gia tăng dân số đối 
với môi trường sống, đời sống của cộng đồng, chúng ta phải làm gì ? (Lồng ghép BVMT + ra quyết định)
- Tự liên hệ thực tế : Động viên mọi người cùng thực hiện hạn chế gia tăng dân số và nâng cao chất lượng dân số. 
Ù Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học. 
- Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì sẽ có tác hại gì đối với con người ?
- Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về điều gì ?
- 1HS trả lời.
III. Tổngr kết : Ghi nhớ Sgk/132.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn luyện tập. (Thảo luận nhóm 2HS 1’)
- Yêu cầu HS đọc kỹ 
mục 1, phần đọc thêm Sgk/132, 133.
- GV chốt.
- 1HS rút ra câu trả lời từ bài đọc thêm.
- Đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số.
- Vì :
	+ Sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các biện pháp thô bạo chỉ có con đường giáo dục mới giúp họ hiểu ra nguy cơ về sự bùng nổ và gia tăng dân số ; vấn đề dân số gắn liền với con đường đói nghèo hay hạnh phúc.
	+ Đẩy mạnh giáo dục phụ nữ là hạ thấp tỷ lệ thụ thai cũng như tỷ lệ tử vong và mắc bệnh.
- HS khác nhận xét.
IV. Luyện tập :
	1. Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số ? Vì sao ?
	- Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ.
	- Việc này cần đến vai trò của giáo viên, cha mẹ. 
- GV nêu vấn đề và gợi ý để HS thực hiện BT2. (Thảo luận nhóm 2HS trong 1’) 
- Dân số phát triển quá nhanh sẽ ảnh hưởng nhiều đến con người ở những phương diện nào ? (chỗ ở, lương thực, môi trường, việc làm, giáo dục, và kết quả là dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu, ?).
- GV đánh giá, kết luận.
- HS thảo luận theo yêu cầu.
- 1-2 HS đại diện trả lời.
- HS nhận xét.
	2. Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, 
lạc hậu ?
	- Dân số tăng, môi trường sống, đất đai bị thu hẹp. 
	- Dân số tăng dẫn đến hiểm họa đạo đức, kinh 
tế, văn hoá, kìm hãm sự phát triển của cá nhân, cộng đồng.
Ù Hoạt động 6 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Học bài.
	+ Tự tìm hiểu, nghiên cứu tình hình dân số của địa phương, từ đó đề xuất giải pháp cho vấn đề này.
	- Chuẩn bị bài mới : “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm” Sgk/134137.
	+ Đọc và thực hiện nhiệm vụ mục I, II Sgk/134135.
	+ Chuẩn bị tốt các BT 1, 2 và 5 Sgk/135137.
œµ
* Rỳt KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 48 Bai toan dan so.doc