Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Kiểm tra 1 tiết – Tiếng Việt

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 - Hệ thống hóa các kiến thức đã học từ đầu năm.

 - Vận dụng hiểu biết đã học vào bài kiểm tra một cách có hiệu quả.

II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA :

 - Hình thức kiểm tra : Kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.

 - Cách tổ chức kiểm tra : HS làm bài viết tại lớp trong 45 phút.

III/ THIẾT LẬP MA TRẬN :

 1. Liệt kê và chọn các đơn vị bài học của phân môn :

a. Từ vựng : (6 tiết)

 - Trường từ vựng

 - Từ tượng hình, từ tượng thanh

 - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

 - CTĐP : Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương

 - Nói quá

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2364Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Kiểm tra 1 tiết – Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 59
Ngy dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
KIỂM TRA 1 TIẾT – TIẾNG VIỆT
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	- Hệ thống hóa các kiến thức đã học từ đầu năm.
	- Vận dụng hiểu biết đã học vào bài kiểm tra một cách có hiệu quả.
II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA :
	- Hình thức kiểm tra : Kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.
	- Cách tổ chức kiểm tra : HS làm bài viết tại lớp trong 45 phút.
III/ THIẾT LẬP MA TRẬN :
	1. Liệt kê và chọn các đơn vị bài học của phân môn :
a. Từ vựng : (6 tiết)
	- Trường từ vựng
	- Từ tượng hình, từ tượng thanh
	- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
	- CTĐP : Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương
	- Nói quá
	- Nói giảm nói tránh
b. Ngữ pháp : (4 tiết)
	- Trợ từ, thán từ
	- Tình thái từ
	- Câu ghép
	- Câu ghép (tiếp theo)
c. Dấu câu : (3 tiết)
	- Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
	- Dấu ngoặc kép
	- Ôn luyện về dấu câu
	2. Xây dựng khung ma trận :
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
 Mức độ
Chủ đề
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
Trường từ vựng
1
1 câu (0,25đ) 
Từ tượng hình, từ tượng thanh
1
1 câu (0,25đ) 
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ x hội
1
1 câu (0,25đ) 
Nói quá
1
1 câu (0,25đ) 
Nói giảm nói tránh
1
1 câu (0,25đ) 
Trợ từ, thán từ
2
2 câu (0,5đ) 
Tình thái từ
1
1 câu (0,25đ) 
Câu ghép
1
1 câu (0,25đ) 
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
2
2 câu (0,5đ) 
Dấu ngoặc kép
1
1 câu (0,25đ) 
Tổng số câu
5 câu
7 câu
12 câu
Tổng số điểm
1,25 điểm
1,75 điểm
3,0 điểm
B. PHẦN TỰ LUẬN
 Mức độ
Chủ đề
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
Câu ghép
2
2 câu (4,0đ)
Câu ghép (tiếp theo)
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm 
1
1 câu (3,0đ)
Dấu ngoặc kép
Tổng số câu
2 câu
1 câu
3 câu
Tổng số điểm
4,0 điểm
3,0 điểm
7,0 điểm
IV/ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA : 
ĐIỂM
Trường THCS Phan Văn Trị 	KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp : 8A.... 	Môn : Tiếng Việt 8 
Tên : ...................................................................	Ngày  /12/2012 
 A. TRẮC NGHIỆM : (3,0 điểm)
Trả lời câu hỏi từ 1 đến 12 bằng cách chọn chữ cái có nội dung đúng hoặc đúng nhất ghi vào bảng sau đây (mỗi câu 0,25 điểm).
CÂU HỎI
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TRẢ LỜI
	Câu 1 : Xác định trường từ vựng của các từ sau đây : “hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm”.
 A. Thái độ của con người.	C. Cảm xúc của con người.
 B. Suy nghĩ của con người.	D. Hoạt động của con người. 
	Câu 2 : Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào ?
 A. Miêu tả và nghị luận. 	C. Tự sự và nghị luận.
 B. Miêu tả và tự sự.	D. Nghị luận và biểu cảm. 
	Câu 3 : Từ ngữ nào dưới đây là từ ngữ địa phương ?
 A. Nhà cửa	C. Bình thủy
 B. Cây bút	D. Sông núi
	Câu 4 : Trong các thành ngữ dưới đây, trường hợp nào có sử dụng biện pháp tu từ nói quá ?
 A. Bán sống bán chết.	C. Dở khóc dở cười.
 B. Bán tín bán nghi.	D. Cười vỡ bụng. 
	Câu 5 : Câu nào sau đây, sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh ?
A. Cháo đã hơi nguội. (Ngô Tất Tố)
B. Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh)
C. Sao cô biết mợ con có con ? (Nguyên Hồng)
D. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! (Nam Cao)
	Câu 6 : Trợ từ trong câu : “Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.” là từ nào ?
A. Chỉ có	C. Với
B. Tôi, Binh Tư	D. Hiểu
	Câu 7 : Trong câu : “Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt !” từ nào là thán từ ?
 A. Lão	C. Hãy
 B. Ơi 	 	D. Mà
	Câu 8 : Câu nào sau đây sử dụng tình thái từ ?
 A. Mợ ơi !	C. Con nín đi ! 
 B. Xe chạy chầm chậm... 	D. Tất cả đều sai.
	Câu 9 : Các câu sau đây, câu nào không phải là câu ghép ?
 A. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.	 
 B. Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau tôi đuổi kịp. 	
 C. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
 D. Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi.
	Câu 10 : Dấu ngoặc đơn trong câu sau có tác dụng gì ?
Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
A. Đánh dấu phần chú thích (giải thích).
B. Đánh dấu phần chú thích (thuyết minh). 
C. Đánh dấu phần chú thích (bổ sung thêm).
D. Tất cả đều đúng.
	Câu 11 : Công dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích sau là gì ?
 “ Mẹ tôi cũng sụt sùi theo :
	- Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi mà”.
A. Báo trước phần giải thích.	C. Báo trước phần thuyết minh.
B. Báo trước lời đối thoại.	D. Tất cả đều đúng.
	Câu 12 : Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong ví dụ sau :
	Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu : “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi”.
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
C. Đánh dấu lời đối thoại được dẫn trong câu văn.
D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.
B. TỰ LUẬN : (7,0 điểm)
	Câu 1 : Thế nào là câu ghép ? Cho một ví dụ. (2,0 điểm) 
	Câu 2 : Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong hai câu ghép sau đây là quan hệ gì ? (2,0 điểm) 
 a. Vì trời mưa to nên đường rất trơn.
 b. Hè này, chị về quê hay chị đi du lịch ?
	Câu 3 : (3,0 điểm) 
	Viết đoạn văn ngắn (khoảng từ ba đến bảy câu) trong đó có sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của chúng.
œµ
V/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM :
	A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3,0 điểm – 12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
CÂU HỎI
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐÁP ÁN
A
B
C
D
D
A
B
C
D
C
B
A
	B. PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 điểm).
	Câu 1 : (2,0 điểm)
	- Câu ghép : là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. (1,0 điểm)
	- Đặt được một câu ghép đúng. (1,0 điểm)
	(Nếu thiếu dấu câu hoặc dùng dấu câu sai sẽ trừ 0,5 điểm). 
	Câu 2 : (2,0 điểm). 
	- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép a là quan hệ nguyên nhân – kết quả. (1,0 điểm)
	- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép b là quan hệ lựa chọn. 
(1,0 điểm)
	Câu 3 : (3,0 điểm)
	- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng từ ba đến bảy câu)có sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép, trình bày, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. (2,0 điểm)
	- Giải thích đúng công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. (1,0 điểm)
šµ›
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Ôn tập tất cả các bài Tiếng Việt đã học từ đầu năm.
	+ Học thuộc lòng tất cả các ghi nhớ Sgk.
	+ Tìm ví dụ minh họa cho từng nội dung bài học.
	- Chuẩn bị bi mới : “Thuyết minh về một thể loại văn học” Sgk/153, 154.
	+ Đọc đề bài mục I Sgk/153.
	+ Thực hiện các nhiệm vụ 1a đến 1e/I Sgk/153.
	+ Thực hiện lập dàn ý mục 2/I Sgk/153.
	+ Đọc tài liệu “Truyện ngắn” mục 2/II (Luyện tập) Sgk/154 để thực hiện BT1/II Sgk/154.
œµ
* Rút KN : 	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 59 TV8.doc