Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Kiểm tra văn

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 - Củng cố kiến thức về truyện ký Việt Nam hiện đại.

 - Rèn luyện và củng cố các kỹ năng khái quát, tổng hợp, lựa chọn, so sánh

II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA :

 - Hình thức kiểm tra : Kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.

 - Cách tổ chức kiểm tra : HS làm bài viết tại lớp trong 45 phút.

III/ THIẾT LẬP MA TRẬN :

 1. Liệt kê và chọn các đơn vị bài học của phân môn :

 - Tôi đi học (Thanh Tịnh)

 - Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)

 - Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố)

 - Lão Hạc (Nam Cao)

 - Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)

 - Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-tét)

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1631Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 40
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
KIỂM TRA VĂN 
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	- Củng cố kiến thức về truyện ký Việt Nam hiện đại.
	- Rèn luyện và củng cố các kỹ năng khái quát, tổng hợp, lựa chọn, so sánh
II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA :
	- Hình thức kiểm tra : Kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.
	- Cách tổ chức kiểm tra : HS làm bài viết tại lớp trong 45 phút.
III/ THIẾT LẬP MA TRẬN :
	1. Liệt kê và chọn các đơn vị bài học của phân môn :
	- Tôi đi học (Thanh Tịnh)
	- Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
	- Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố)
	- Lão Hạc (Nam Cao)
	- Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)
	- Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-tét)
	- Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri)
	- Hai cây phong (Ai-ma-tốp)
	- Ôn tập truyện ký Việt Nam
	2. Xây dựng khung ma trận :
PHẦN TRẮC NGHIỆM
 Mức độ
Chủ đề
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
Tôi đi học
Câu 1, 2
Câu 3
3 câu (0,75đ)
Trong lòng mẹ
Câu 5
Câu 4, 6
3 câu (0,75đ)
Tức nước vỡ bờ
Câu 8
Câu 7, 9
3 câu (0,75đ)
Lão Hạc
Câu 10
Câu 11, 12
3 câu (0,75đ)
Tổng số câu
5 câu
7 câu
12 câu
Tổng số điểm
1,25 điểm
1,75 điểm
3,0 điểm
PHẦN TỰ LUẬN
 Mức độ
Chủ đề
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
Tôi đi học
Câu 1 
1 câu (1,5đ)
Ôn tập tuyện ký VN
Câu 2 
Câu 3 
2 câu (5,5đ)
Tổng số câu
2 câu 
1 câu
3 câu
Tổng số điểm
4,5 điểm
2,5 điểm
7,0 điểm
IV/ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA : 
ĐIỂM
Trường : THCS Phan Văn Trị KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp : 8A  Môn : Văn 8
Họ tên :  œµ 
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3,0 điểm – 12 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm)
	Đọc kỹ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách ghi chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi vào ô dưới đây :
CAÂU HOÛI
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TRẢ LỜI
Câu 1 : Nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” là ai ? 
A. Nhân vật “tôi”	C. Người mẹ
B. Ông đốc	D. Thầy giáo
Câu 2 : Theo em, nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào ?
A. Ngoại hình	C. Lời nói	
B. Cử chỉ	D. Tâm trạng	
Câu 3 : Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về chủ đề của tác tác phẩm Tôi đi học ?
A. Tôi đi học tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên.
B. Tôi đi học tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn như người mẹ, ông đốc, đối với những em bé lần đầu tiên tới trường.
C. Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.
D. Tôi đi học tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên.
Câu 4 : Vì sao khi người cô hỏi : “Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không ?”, bé Hồng lại “cúi đầu không đáp” ?
A. Vì bé Hồng không muốn nói.
B. Vì bé Hồng thực lòng không muốn vào.
C. Vì bé Hồng không tin lời người cô nói.
D. Vì bé Hồng nhận ra ý nghĩ cay độc của người cô.
Câu 5 : “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào ?
A. Hồi ký	 	C. Truyện vừa 
B. Truyện ngắn 	D. Tiểu thuyết
Câu 6 : Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ” ?
A. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ.
B. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
C. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
D. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác người cô của bé Hồng.
Câu 7 : Trong các truyện ký đã học ở lớp 8, văn bản nêu lên số phận cực khổ của người nông dân bị áp bức và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân là :
A. Tôi đi học (Thanh Tịnh)
B. Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng)
C. Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
D. Lão Hạc (Lão Hạc – Nam Cao)
Câu 8 : Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách 
nào ?
A. Giới thiệu về nhân vật và phẩm chất tính cách của nhân vật.
B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.	
C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.
D. Không dùng cách nào trong ba cách trên.
Câu 9 : Em hiểu như thế nào về tiêu đề “Tức nước vỡ bờ” đặt trong đoạn trích ?
A. Vì đoạn trích miêu tả cảnh nước bị dồn nén đã làm cho vỡ bờ.
B. Vì đoạn trích miêu tả cảnh anh Dậu bị đánh đập, hành hạ bệnh nằm liệt giường, chị Dậu thương chồng nên phải đánh lại những kẻ đã hành hạ chồng mình.
C. Vì tác phẩm đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến là nguyên nhân đẩy người nông dân đến cảnh “tức nước vỡ bờ”.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10 : Tài năng của nhà văn Nam Cao được thể hiện chủ yếu qua yếu tố nào trong tác phẩm “Lão Hạc” ?
A. Số phận đau thương của người nông dân nghèo trong xã hội cũ.
B. Phẩm chất trong sáng, cao quý của họ. 
C. Nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lý tài tình.
D. Thể hiện thái độ yêu thương, trân trọng trước số phận đau thương của người nông dân nghèo trong xã hội cũ và những phẩm chất cao quý của họ.
Câu 11 : Qua nhân vật lão Hạc, điều gì lớn nhất ở người nông dân đã khiến nhà văn Nam Cao bày tỏ thái độ trân trọng sâu sắc ?
A. Tình cảnh khốn cùng của họ.
B. Lòng yêu thương con và với cả con vật nuôi.
C. Ý thức tự trọng. 
D. Nhân cách cao đẹp. 
Câu 12 : Tác phẩm “Lão Hạc” viết về :
A. Người nông dân nghèo bị vùi dập.	C. Người lao động nghèo thành thị.
B. Người trí thức nghèo sống mòn.	 	D. Người nông dân bị lưu manh hoá.
B/ PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 điểm).
Câu 1 : Cho biết những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản “Tôi đi học”. (1,5 điểm)
Câu 2 : Nêu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện ký Việt Nam đã ở lớp 8. (3,0 điểm)
Câu 3 : Trong các văn bản đã học (Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc), em thích nhất nhân vật nào ? Vì sao ? (2,5 điểm)
V/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM :
	PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3,0 điểm – 12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
CÂU HỎI
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐÁP ÁN
A
D
C
D
A
B
C
B
B
C
D
A
	PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 điểm).
	Câu 1 : Cho biết những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản “Tôi đi học”. (1,5 điểm).
	- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học. (0,5 điểm)
	- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi. (0,5 điểm)
	- Giọng điệu trữ tình trong sáng. (0,5 điểm)
	Câu 2 : Nêu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện ký Việt Nam đã học ở lớp 8. (3,0 điểm). 
	* Nội dung : 
	- Phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trước 1945 (bộ mặt xấu xa của tầng lớp thống trị, đời sống cực khổ của người dân). (1,0 điểm)
	- Thể hiện sự đồng cảm, thương yêu, sự trân trọng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của tác giả đối với những người nghèo khổ, bất hạnh. (1,0 điểm)
	* Nghệ thuật : Những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tự sự (kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm, lựa chọn ngôi kể, xây dựng nhân vật). (1,0 điểm)
	Câu 3 : Trong các văn bản đã học (Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc), em thích nhất nhân vật nào ? Vì sao ? (2,5 điểm)
	Học sinh tự bộc lộ (nêu được tên nhân vật, vì sao yêu thích nhân vật đó và diễn đạt rõ ràng, mạch lạc).
šµ›
Ù Hướng dẫn tự học :
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : Ôn tập về truyện ký Việt Nam hiện đại 
(Bốn văn bản đã học từ đầu năm).
	- Chuẩn bị bài mới : “Luyện nói : Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm” Sgk/109110.
	® Trả lời câu hỏi 1a, b, c/I Sgk/109.
	+ Ôn tập về ngôi kể (xem lại bài : Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự Sgk/8789 Ngữ văn 6 – tập 1).
	+ Đọc đoạn văn 2/I Sgk/110.
	® Trả lời câu hỏi gợi ý ở cuối đoạn văn.
	+ Chuẩn bị thật tốt bài tập Luyện nói II Sgk/110.
	· Xác định ngôi kể trong một văn bản tự sự.
	· Thay đổi ngôi kể trong một văn bản tự sự, thấy được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể trong một tác phẩm truyện.
	· Lập dàn ý cho các câu chuyện sẽ được kể ; dựa vào dàn ý đó, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ có yếu tố miêu tả và biểu cảm phù hợp để kể chuyện trước lớp.
 	* Lưu ý : 	
	· Chọn vị trí để kể sao cho có thể nhìn được người nghe.
	· Chú ý lựa chọn ngôn ngữ nói mạch lạc, tự nhiên, sử dụng được các yếu tố miêu tả và biểu cảm để kể theo dàn ý đã chuẩn bị.
	· Biết nói với âm lượng đủ nghe, ngữ điệu hấp dẫn, phù hợp với nhân vật và diễn biến truyện.
	· Biết nghe, nhận xét được phần trình bày của bạn cả về nội dung và hình thức.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 40 KT Van8.doc