Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tiếng Việt: Câu ghép

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Đặc điểm của câu ghép.

 - Cách nối các vế câu ghép.

 2. Kỹ năng :

 - Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.

 - Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 - Nối được các vế của câu ghép.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 19659Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tiếng Việt: Câu ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết 42
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
	- 8A3: //
Tiếng Việt
CÂU GHÉP
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Đặc điểm của câu ghép.
	- Cách nối các vế câu ghép.
	2. Kỹ năng : 
	- Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.
	- Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
	- Nối được các vế của câu ghép.
	3. Thái độ : Có ý thức sử sụng câu ghép phù hợp với đặc điểm của chúng.	 
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV : Bảng phụ.
	+ 3 câu in đậm mục I Sgk/111.
	+ Bảng mẫu mục 3/I Sgk/112.
	+ BT1 Sgk/113.
	- HS :
	+ Tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
	+ 1-2 bảng phụ/nhóm.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích tình huống mẫu + thực hành có hướng dẫn + học theo nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
- Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh ?
- Khi nào không cần nói giảm nói tránh ?
A. Khi cần nói năng lịch sử, có văn hóa.
B. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.
C. Khi cần nói thẳng, nói đúng sự thật.
D. Khi muốn thuyết phục người nghe.
	- Biện pháp nói giảm nói tránh được thể hiện ở chi tiết nào và nó nói lên 
điều gì ?
Rải rác biên cương mồ viễn xứ.
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
 (Quang Dũng, “Tây Tiến”)
	HS : Nói giảm nói tránh “về đất” (nói về cái chết).
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Ở lớp 7, các em đã được học qua loại câu ghép. Ở chương trình 
lớp 8, các em sẽ tiếp tục học kỹ hơn về loại câu này. Cụ thể trong tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế câu ghép.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Hình thành đơn vị kiến thức của bài học. (Phân tích tình huống mẫu)
- GV yêu cầu HS đọc kỹ đoạn văn mục I/Sgk/111.
- GV có thể ghi ba câu in đậm trên bảng phụ.
- Tìm các cụm C-V trong những câu in đậm.
	+ Tôi // quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi / mỉm 
cười giữa bầu trời 
quang đãng.
	+ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi / âu yếm nắm tay tôi 
dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
	+ Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi / đi học.
- GV hướng dẫn HS phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C-V.
- GV hướng dẫn HS thực hiện mục 3/I Sgk/112 (trình bày kết quả phân tích 3 câu trên theo mẫu).
- Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong những câu trên 
là câu đơn, câu nào là 
câu ghép.
- GV kết luận.
- GV yêu cầu HS quan sát đoạn văn mục I Sgk/111.
- Hãy tìm thêm các câu ghép trong đoạn văn.
- Trong mỗi câu ghép trên, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào ?
- Hãy cho biết câu ghép sau sử dụng cách nối gì để nối các vế câu.
- “Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi / đi học” (câu 3).
- Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép.
- 3HS phân tích câu theo yêu cầu (mỗi HS 1 câu).
- Nhận xét, sửa.
+ Cụm C-V “những cảm giác trong sáng ấy/nảy nở trong lòng tôi” làm bổ ngữ cho động từ quên.
+ Cụm C-V “mấy cành hoa tươi/mỉm cười” làm bổ ngữ so sánh cho động từ nảy nở.
- Chú ý nghe.
- Trình bày kết quả phân tích 3 câu trên theo mẫu.
- Nhận xét.
- Trả lời :
	+ Câu 2 : Câu đơn.
	+ Câu 3 : Câu ghép.
- Đọc ghi nhớ Sgk/112.
- Quan sát đoạn văn mục I Sgk/111.
- Tìm thêm các câu ghép trong đoạn văn. 
- HS khác nhận xét, điều chỉnh, bổ sung.
- 2HS :
	+ Câu 1 : QHT “và” + dấu phẩy.
	+ Câu 2 : QHT “vì” + QHT “và”.
- QHT “vì” + dấu hai chấm.
- Nêu ví dụ, nêu những cách dùng để nối các 
vế câu.
- Đọc ghi nhớ Sgk/112.
I. Đặc điểm của câu 
ghép :
	VD : Mục I Sgk/111.
	- Câu 1 :
	+ Tôi quên (cụm C-V nòng cốt câu).
	+ những cảm giác trong lòng sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi (cụm C-V làm thành phần phụ).
	+ mấy cành hoa 
tươi / mỉm cười (cụm 
C-V làm thành phần phụ).
→ Cụm C-V nòng cốt câu bao chứa các C-V làm thành phần phụ ; các cụm C-V làm thành phần phụ bị bao chứa trong cụm 
C-V nòng cốt.
	- Câu 2 : Mẹ tôi / âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài 
và hẹp (Câu có 1 cụm 
C-V).
	- Câu 3 : Câu ghép có 3 cụm C-V.
	+ Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi,
	+ chính lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn :
	+ tôi / đi học.
* Ghi nhớ : Sgk/112.
II. Cách nối các vế câu :
	VD : Mục I Sgk/111.
	- Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường / rụng nhiều và trên không có những đám mây / bàng bạc, lòng tôi / lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. 
(Câu 1)
	- Những ý tưởng ấy 
tôi / chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi / không biết ghi và ngày nay tôi / không nhớ hết. (Câu 2)
* Ghi nhớ : Sgk/112.	
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập. (Thực hành có hướng dẫn + học theo nhóm)
- GV cho 1HS đọc yêu cầu BT1.
- GV giao nhiệm vụ mỗi nhóm một yêu cầu.
- GV đánh giá.
- Đọc yêu cầu BT1.
- HS trao đổi ý kiến trong nhóm 4HS và cử đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
III. Luyện tập :
	1. Tìm câu ghép, nêu cách nối các vế câu.
	a. Câu 3 : U van Dần, u lạy Dần ! (Dấu phẩy)
	Câu 5 : Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ ! (Dấu phẩy)
	Câu 6 : Sáng ngày người tư đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. (Dấu phẩy)
	Câu 7 : Nếu Dần không buôn chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt 
cả Dần nữa đấy. (QHT “nếu” + Dấu phẩy).
	b. Câu 1 : Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. (Dấu phẩy)
	Câu 2 : Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi. (QHT “giá” + Dấu phẩy)	
	c. Câu 2 : Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. (không dùng từ nối, sử dụng dấu hai chấm)
	d. Câu 3 : Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão bởi vì lão lương thiện quá. (QHT bởi vì)
- GV nhận xét.
- 2HS đặt 2 câu 2a, c.
- Nhận xét.
	2. Đặt câu với cặp quan hệ từ 
	a. Vì bạn ấy chăm chỉ học tập nên kết quả bài kiểm tra rất tốt.	
	b. Nếu các em chưa hiểu bài thì cô sẽ giảng lại.
	c. Tuy gia đình của em còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng em sẽ cố gắng khắc phục để đến trường đều đặn.
	d. Không những bạn Nam học giỏi mà bạn ấy còn hát hay.
- GV nêu yêu cầu BT3.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS cách chuyển đổi câu theo yêu cầu 3a, b để 
HS tự thực hiện các câu còn lại.
- 1HS thực hiện yêu cầu BT3.
- Nhận xét.
	3. Chuyển đổi câu
	a. Bạn ấy chăm chỉ học tập nên kết quả bài kiểm tra rất tốt.
	® Kết quả bài kiểm tra rất tốt vì bạn ấy chăm chỉ học tập.
- GV sửa câu của HS đặt.
- 1HS chọn một trong ba yêu cầu của BT4 để đặt câu.
- Nhận xét. 
	4. Đặt câu
	a. Mẹ vừa đi làm về mẹ đã đi chợ nữa rồi.
	b. Ba mẹ bảo sao con 
làm vậy.
	c. Cô giáo càng vỗ bé càng khóc nhè.	
Ù Hoạt động 4 : Củng cố bài học.
- Câu ghép là gì ? Nêu cách nối các vế câu.
- HS trả lời.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : Tìm và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép trong một đoạn văn tự chọn.
	- Chuẩn bị bài mới : “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” 
Sgk/114118.
	+ Đọc 3 văn bản 1a, b, c/I Sgk/114116.
	+ Trả lời 3 câu hỏi mục 1/I Sgk/116.
	+ Trao đổi nhóm làm các bài tập 1, 2, 3/III Sgk/117, 118 (Chuẩn bị kỹ 
BT 2, 3).
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 42 Cau ghep.doc