Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm: Muốn làm thằng cuội

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Tâm sự buồn chán thực tại ; ước muốn thoát ly rất “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà.

 - Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

 2. Kỹ năng :

 - Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà.

 - Phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống.

 3. Thái độ : Có thái độ sống, khát vọng sống tốt đẹp.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 15058Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm: Muốn làm thằng cuội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Tiết 61
Ngy dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Bài 15, 16
Văn bản
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM : MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
 Tản Đà
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Tâm sự buồn chán thực tại ; ước muốn thoát ly rất “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà.
	- Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội.
	2. Kỹ năng : 
	- Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà.
	- Phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống.
	3. Thái độ : Có thái độ sống, khát vọng sống tốt đẹp.
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ + ảnh chân dung của Tản Đà.
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Động não.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Đọc thuộc lòng bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, cho biết tác giả và nêu những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
	- Nội dung chính của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn ? Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về nhân vật trữ tình ?
	- So sánh nội dung thể hiện và tư tưởng của hai nhà thơ trong hai bài thơ Đập đá ở Côn Lôn và Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Bên cạnh bộ phận văn thơ yêu nước và cách mạng lưu truyền bí mật ở trong nước, nước ngoài, ở trong tù như hai bài thơ của hai cụ Phan, trên văn đàn công khai ở nước ta hồi đầu thế kỷ XX, xuất hiện những tác phẩm văn sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn, mà Tản Đà là một trong những cây bút lộng lẫy nhất. Bài Muốn làm thằng Cuội trích trong tập Khối tình con I (1917) của ông được viết theo thể thơ truyền thống thất ngôn bát cú Đường luật nhưng đã chứa đựng nhiều nét mới mẻ từ cảm hứng đến giọng điệu. (GV giới thiệu ảnh chân dung của tác giả)
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về văn bản.
- Dựa vào chú thích, 
hãy trình bày ngắn gọn về tác giả.
- 1HS trình bày.
I. Tìm hiểu chung :
	1. Tác giả : Tản Đà (1889 – 1939) tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Thơ Tản Đà tràn đầy cảm xúc lãng mạn, có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, có thể xem là một gạch nối giữa nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại Việt Nam.
- Nêu xuất xứ và thể loại của bài thơ.
- 1HS trình bày.
	2. Tác phẩm : Muốn làm thằng Cuội trích trong quyển Khối tình con I (1917) viết theo thể 
thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Cho biết các khuynh hướng sáng tác văn chương trong thời kỳ đầu những năm 20 của thế kỷ XX có những sự phân hóa như thế nào.
- HS trả lời.
- GV giảng : Phần này do hoàn cảnh lịch sử xã hội, do tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa khác nhau (trong đó đặc biệt là văn hóa các nước phương 
Tây – Pháp) cho nên văn thơ trong nước có sự phân hóa rõ rệt thành các trào lưu khác nhau, trào lưu văn học cách mạng – của những nhà hoạt động cách mạng – phục vụ cách mạng – tuyên truyền cách mạng, chủ nghĩa yêu nước. Khuynh hướng thứ hai là văn học lãng mạn chủ yếu là của những người bất mãn với thời cuộc, chán ghét thực tại, trốn đời thơ của họ có những nét mới ảnh hưởng của thơ phương Tây, trong văn học lúc này còn có văn học hiện thực (nói chung sự phân loại này đều có thể quy lại thành hai nhóm là văn học hợp pháp và văn học bất 
hợp pháp).
- Xác định bố cục của 
bài thơ.
- Bố cục : 2 phần.
- GV nêu : Có thể chia bài thơ này theo bố cục của luật thơ Đường, tuy nhiên có thể chia bố cục theo cách khác.
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết
văn bản. 
II. Đọc – hiểu văn bản :
- GV hướng dẫn đọc : Giọng nhẹ nhàng, buồn mơ màng, nhịp 4/3 ; 2/2/3.
- 2HS đọc.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
- Đọc 4 câu thơ đầu và cho biết :
- Tâm trạng của tác giả (nhân vật trữ tình) trong bài như thế nào ?
- Theo em, vì sao nhân vật trữ tình lại có tâm trạng 
đó ?
- Để trốn đời, trốn cuộc sống trần gian, nhân vật trữ tình đã làm gì ? Bằng cách nào ?
- Tâm trạng buồn chán.
- Trả lời.
- Muốn thoát ly khỏi không khí tù hãm u uất của xã hội lúc bấy giờ. 
	1. Bốn câu thơ đầu : 
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi !
Trần thế em nay chán 
nửa rồi,
- Cách xưng hô thân mật : chị, em.
- Tâm sự : Buồn, chán cõi trần gian lắm.
® Tiếng than chất chứa nỗi sầu da diết khôn nguôi. 
Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
® Muốn thoát ly khỏi không khí tù hãm u uất của xã hội lúc bấy giờ Þ Một hồn thơ “ngông”, hồn thơ mơ mộng.
- Để thuyết phục chị Hằng chấp nhận lời thỉnh cầu của mình, Tản Đà đã nói như thế nào ? Qua đó, em thấy ở Tản Đà còn bộc lộ tính cách gì ? Nỗi niềm gì của tác giả ?
- Nếu nói thơ Tản Đà 
đầy chất “ngông” thì theo em, chất “ngông” đó trong bài này thể hiện như thế nào ? (Động não)
- HS phát hiện, trả lời.
- HS trình bày.
	2. Bốn câu thơ cuối :
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
® Tản Đà tự nhận mình là tri âm, tri kỷ xem chị Hằng như người bạn thân để giải bày tâm sự, mọi nỗi niềm sâu kín.
 Þ Câu thơ thể hiện chất “ngông”, (thể hiện sự khinh bỉ cái trần gian nhỏ hẹp, “bụi bặm”, được thoát ly khỏi thực tại tầm thường). 
- GV giảng : Cách nói “ngông” của Tản Đà thể hiện nỗi buồn và nỗi tủi, nhưng vượt lên trên nỗi buồn là muốn thoát ly hiện thực, mong muốn được bầu bạn với người đẹp Hằng Nga để được vui chơi cùng mây gió. Đây chính là cảm hứng lãng mạn vượt thời đại của 
tác giả.
- Theo cảm nhận của em thì cái cười trong câu thơ cuối mang ý gì ? 
- HS nêu cảm nhận.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
- Vì sao lại cười ? Cười 
ai ? Cười gì ?
® Cười vì đạt được khát vọng thoát ly cõi trần tục , cười mỉa mai khinh bỉ cái cõi trần đầy rẫy những điều xấu xa, bẩn thỉu.
Þ Đó là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và “ngông” của Tản Đà.
- GV giảng : Cười thể hiện chất “ngông” của tác giả. Cười vì trần thế đầy những bất công, đầy những điều “nhà kia lỗi phép con khinh bố, mụ nọ chanh chua vợ chán chồng” (Tú Xương), buồn chán vì trần thế.
- Cười trần thế, cười vì mình đã thoát ra khỏi 
cái trần thế đó và bởi Kiếp sau xin chớ làm người, làm cây thông đứng giũa trời mà reo (Nguyễn Công Trứ).
	3. Nghệ thuật : 
- Nhận xét về hình thức nghệ thuật của văn bản (ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, giọng thơ).
- 1-2 HS trả lời.
	Muốn làm thằng Cuội cho thấy những tìm tòi, đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật :
	- Sử dụng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu tính khẩu khí.
	- Kết hợp tự sự và trữ tình.
	- Có giọng thơ hóm hỉnh, duyên dáng.
- Nêu ý nghĩa của văn bản.
- 1HS trả lời.
	4. Ý nghĩa văn bản :
	Văn bản thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, khao khát vươn tới vẻ đẹp toàn thiện toàn mỹ của thiên nhiên.
Ù Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học. 
- Đọc Muốn làm thằng Cuội em hiểu gì về giá trị nội dung và hình thức của văn bản này ?
- 1-2 HS trình bày.
III. Tổng kết : Ghi nhớ Sgk/157.
- HS đọc ghi nhớ Sgk/157.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Học thuộc lòng bài thơ.
	+ Hoàn cảnh sáng tác.
	+ Ghi nhớ Sgk/157.
	+ Trình bày cảm nhận về một biểu hiện nghệ thuật mới mẻ, độc đáo trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội.
	- Chuẩn bị bi mới : “Ôn tập Tiếng Việt” Sgk/157, 158.
	+ Ôn tập, hệ thống hóa, nắm vững nội dung về từ vựng và ngữ pháp Tiếng Việt đã học ở HKI.
	+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 61 HDDT Muon lam thang Cuoi.doc