Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 18

A/ Mục tiêu cần đạt:

1-Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ.

- Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.

- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.

2- Kĩ năng:

-Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm.

- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.

- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

*RKNS

+ Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng về tình huống truyện và cách ứng xử của các nhân vật trong truyện.

+ Xác định giá trị bản thân: sống có tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người xung quanh.

 

doc 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1947Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29,30: Văn bản.
Soạn:7/10/2015.
Dạy : 14 /10/2015.
TUẦN 8- BÀI 8.
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 (Ô- hen-ri) 
A/ Mục tiêu cần đạt: 
1-Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ.
- Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.
- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
2- Kĩ năng:
-Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm. 
- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
*RKNS
+ Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng về tình huống truyện và cách ứng xử của các nhân vật trong truyện.
+ Xác định giá trị bản thân: sống có tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người xung quanh.
3- Thái độ: 
- Có tình thương yêu con người, đặc biệt là những người nghèo khổ và niềm say mê nghệ thuật.
B/ Chuẩn bị:
* GV; SGK, STK, giáo án, phiếu học tập 
* HS: Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà. 
C/ Phương pháp- kĩ thuật dạy học :
- Vấn đáp, phân tích, thảo luận, tổng hợp, 
- Thực hành có hướng dẫn.
- Động não : suy nghĩ, phân tích. thảo luận. 
D/ Hoạt động dạy và học : 
 I. Tổ chức lớp :( 1 phút) 
 II. Kiểm tra bài cũ( 5 phút)
? Hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong đoạn trích : ''Đánh nhau với cối xay gió'' hiện lên với những đặc điểm tính cách gì?
1. Nối nội dung cột A với cột B để nêu được đặc điểm tính cách của hai nhân vật trong văn bản“ Đánh nhau với cối xay gió“ của Xéc-van-tét?
Cột A
Nối
Cột B
1. Hoang tưởng, điên rồ nhưng dũng cảm, cao thượng.
2. Tỉnh táo nhưng thực dụng, tầm thường.
a. Nhân vật Xan-chô Pan-xa.
b. Nhân vật Đôn-ki-hô-tê.
	2. Từ tính cách của hai nhân vật này, em rút ra bài học gì?
	- Con ng­êi muèn tèt ®Ñp kh«ng ®­îc hoang t­ëng vµ thùc dông mµ cÇn tØnh t¸o vµ cao th­îng.
III. Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.( 1 phút)
* Văn học Mĩ là một trong những nền văn học trẻ nhưng đã xuất hiện nhiều nhà văn kiệt xuấtnhuw Hêminguây, Giắc Lơn-đơn.. Trong số đó tên tuổi của O-Hen-ri nổi bật nên như một tác giả truyện ngắn tài danh, một cây bút rất duyên với thể loại truyện ngắn.” Chiếc lá cuối cùng’’ là một trong những truyện ngắn hướng vào cuộc sống nghèo khổ,bất hạnh cuả người dân Mĩ, vào sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin cho con người.
HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
NỘI DUNG CƠ BẢN
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.( 8 phút)
- HS đọc chú thích.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả O Hen-ri?
- GV giới thiệu thêm:
+ Cha ông là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên 3; 15 tuổi đã phải thôi học, đi làm ở một hiệu thuốc, sau đó làm nhân viên kế toán, vẽ tranh, thủ quỹ ngân hàng.
+ Ông là nhà văn chuyên viết TN và sáng tác rất nhiều. Truyện của ông phong phú, đa dạng về đề tài, nhưng phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mĩ. Từ năm 1918: Hội nhà văn Mỹ lập giải thưởng O.Hen -ry để trao giải cho các truyện ngắn xuất sắc ở Mỹ. Nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc cho độc giả: Căn gác xép, Cái cửa xanh...
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
- O Hen-ri tên thật là Uyliam -Xi nây- potơ (1862-1910). Nhà văn Mĩ, chuyên viết truyện ngắn.
- Truyện của ông nhẹ nhàng giàu tính nhân đạo.
 - Tác phẩm chính: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, chiếc lá cuối cùng,
?Nêu hiểu biết của em về truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” 
( Truyện sáng tác khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX". Là truyện ngắn hay nhất của Ô- hen- ri, thể hiện rõ phong cách của nhà văn. Truyện ngắn được chuyển thể thành một phần trong bộ phim)
? Đoạn trích được học trích ở phần nào trong truyện?
(Văn bản: Là đoạn trích phần cuối truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng, chiếm khoảng 1/4 phần cuối tác phẩm;Đoạn trích cho thấy tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ và sức mạnh của nghệ thuật chân chính.)
2. Tác phẩm
* Tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" là truyện ngắn hay nhất của Ô.Hen- ri.
* Đoạn trích: Là phần cuối trong truyện "Chiếc lá cuối cùng".
 Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể?
- Ngôi kể: ngôi thứ 3 ->Tạo cho sự việc mang tính chất khách quan.
Hoạt động 3: Đọc -Hiểu văn bản.( 60 phút)
- Phân biệt lời kể, tả; cuối truyện đọc với giọng xúc động.
- Giáo viên đọc mẫu -> HS đọc.
II. Đọc -hiểu văn bản :
1. Đọc, chú thích, tóm tắt:
* Đọc, 
- GV cho HS giải thích nghĩa một số từ:
- Thường xuân (1) 
- Chuyến đi xa xôi bí ẩn(4): 
- Kiệt tác(8) 
* Chú thích
- Thường xuân (1): một loại cây leo bám vào tường gạch, lá rụng dần vào mùa đông.
- Chuyến đi xa xôi bí ẩn(4): ý nói là chết.
- Kiệt tác(8): Tác phẩm nghệ thuật hết sức đặc sắc.
? Em hãy tóm tắt nội dung văn bản ''Chiếc lá cuối cùng'' bằng 1 đoạn văn ngắn.
- Gọi học sinh tóm tắt 
- Gọi học sinh khác nhận xét
- Giáo viên đánh giá, khuyến khích.
* Tóm tắt.
- Giônxi, Xiu và Bơmen là những hoạ sỹ nghèo, thuê trọ ở một khu phố tồi tàn phía tây công viên Oa-sinh-tơn.
- Giôn-xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng, khi đó cô sẽ chết.
- Nhưng qua một buổi sáng và 1 đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó khiến Giôn-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết.
- Một người bạn gái đã cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng chính là bức tranh hoạ sĩ già Bơ-men đã bí mật vẽ trong một đêm mưa gió để cứu Giôn-xi, trong khi chính cụ bị chết vì sưng phổi.
? Dựa vào nội dung văn bản, theo em văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
2. Bố cục: (3 phần)
- Phần 1: Từ đầu ... kiểu Hà Lan: Giôn-xi đợi cái chết.
- Phần 2: Tiếp... vịnh Na-plơ: Giôn-xi vợt qua cái chết.
- Phần 3: còn lại: Bí mật của chiếc lá cuối cùng.
? Truyện có mấy nhân vật?
- Các nhân vật: Giôn - xi, Xiu, cụ Bơ-men, chiếc lá, bác sĩ.
3. Phân tích:
? Trong đoạn đầu, Giôn- xi dược giới thiệu như thế nào? 
a. Nhân vật Giôn-xi:
- Hoàn cảnh: Là một cô hoạ sĩ trẻ, bệnh tật, nghèo túng. 
? Tìm chi tiết miêu tả dáng vẻ, giọng nói của Giôn- xi khi nhìn tấm mành?
?Em hiểu gì về tâm sự của Giôn-xi sau khi ra lệnh kéo mành lần thứ nhất:“ Đó là chiếc lá cuối cùng’’, Giôn-xi nói, „ Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết’’
(Buồn chán, bi quan về sự sống của mình. Gắn sự sống của mình với chiếc lá rụng. cảm nhận được sự sống mong manh như chiếc lá trước mưa bão dập vùi. Ý nghĩ kì quặc. Đó là những suy nghĩ của cô gái yếu đuối, bệnh tật,không có nghị lực, kì quặc, ngớ ngẩn, đáng thương.)
- Dáng vẻ: cặp mắt mở to, thẫn thờ nhìn tấm mành
- Giọng nói: thều thào
’Giôn-xi rất yếu, sức khỏe dường như cạn kiệt. 
 -> Giôn-xi chán nản, tuyệt vọng, yếu đuối, chờ đợi giây phút chia tay với cuộc đời. 
? Tại sao tác giả lại viết ''Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn lại ra lệnh kéo mành lên'' Hành động này thể hiện tâm trạng gì của cô?
? Có phải cô là người tàn nhẫn không?
- Giôn-xi tàn nhẫn, thờ ơ, lạnh lùng với chính mình, với cuộc sống đang tắt dần trong cơ thể mình nên cô không mấy quan tâm đến sự lo lắng, chăm sóc của bạn. Điều đó là do cô bệnh tật và thiếu nghị lực.
? Sau một đêm mưa gió dữ dội trời vừa hửng sáng, khi chiếc mành được kéo lên lần 2, Giôn - xi phát hiện điều gì? 
? Phát hiện đó đã tác động tới Giôn-xi ntn? 
? Điều này cho ta thấy sự thay đổi gì ở cô?
(Nhu cầu sống, tình yêu bạn, tình yêu nghệ thuật hội họa đã trở lại với Giôn-xi - sự sống hồi sinh nhờ chiếc lá)
? Nguyên nhân nào làm Giôn-xi khỏi bệnh? Việc đó nói lên điều gì?
- Nguyên nhân sâu xa: sức sống dẻo dai, bền bỉ của chiếc lá đã kích thích tình yêu sự sống của cô. Cô khâm phục sự gan góc, kiên cường sức sống mãnh liệt, bền bỉ của chiếc lá nó đã chống chọi với gió tuyết, thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống không chịu rụng xuống trái ngược với ý định buông xuôi, yếu đuối của mình. Đến đây chúng ta hiểu ra rằng: thì ra con người sống hay chết, tồn tại hay không tồn tại là ở chỗ tinh thần chứ không phải là thể xác. Niềm tin chính là phương thuốc hữu hiệu nhất để nuôi nấng con người.
- Sự chăm sóc tận tình chu đáo của Xiu và thuốc thang của bác sĩ vực dậy Giôn-xi về mặt thể chất.
- “ Chiếc lá thương xuân vẫn còn đó’’ 
- Giôn-xi khi nhìn chiêc lá:
+ Thấy mình tệ.
+Xin tí cháo và chút sữa pha rượu vang.
+ Ngồi dậy xem chị nấu nướng.
+Muốn vẽ vịnh Na- plơ 
’ Cô đã muốn sống, có đủ nghị lực vượt qua bệnh tật, cô đã khỏe lại.
- Sức sống dẻo dai, bền bỉ của chiếc lá đã kích thích tình yêu sự sống của cô.
? Từ đầu văn bản Giôn –xi ngày càng tiến dần tới cái chết, khiến người đọc thương cảm, lo lắng. Nhưng tình huống bỗng đảo ngược vào lúc truyện gần kết thúc, Giôn-xi trở lại với lòng yêu đời, bệnh tình qua cơn nguy hiểm và độc giả thở phào trút được gánh nặng lo âu. Nghệ thuật nào được sử dụng để làm nên thành công đó? Tác dụng?
- NT:
+ Miêu tả tâm trạng nhân vật.
->Diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật ở các thời điểm khác nhau.
* Tóm lại: Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nhà văn đã thể hiện đầy đủ và sâu sắc sự thay đổi lớn ở Giôn- xi, từ chỗ tuyệt vọng chờ đợi giây phút kết thúc cuộc đời đến niềm vui sống với những ước mơ, khát vọng nghệ thuật.
? Qua sự việc này, em có thể rút ra bài học gì cho bản thân? 
* Bài học: chữa bệnh bằng nghị lực, tình yêu cuộc sống, đấu tranh với bệnh tật và chiến thắng bệnh tật. Tất nhiên cần kết hợp với thuốc men, nghỉ ngơi, điều dưỡng...
? Liên hệ trong đời sống hiện tại?
* Liên hệ với 1 vận động viên thế giới bằng tình yêu thể thao đã chiến thắng bệnh ung thư (An xoong vận động viên đua xe đạp của Mĩ)
? Xiu được giưới thiệu là người như thế nào?
- Là bạn, cùng chung sở thích.
? Khi bạn ốm, Xiu có những việc làm và tâm trạng gì?
b. Nhân vật Xiu: 
- Là họa sĩ nghèo, có chung sở thích với Giôn -xi
- Yêu thương, hết lòng chăm sóc Giôn-xi: Làm theo một cách chán nản; Lo lắng khi thấy những chiếc lá rụng; Quấy cháo, pha sữa.
- Động viên Giôn-xi: “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây.”
? Qua đó em thấy Xiu là người như thế nào?
( Vượt lên trên cả tình ruột thịt Xiu dành hết tình yêu thương sự quan tâm, động viên giúp đỡ cho Giôn-xi.Đáp ứng mọi yêu cầu của Giôn- xi. Lo cho Giôn-xi như chính bản thân mình. Tâm trạng tuyệt vọng của bạn cũng là nỗi buồn chán, lo lắng cúa Xiu trước sự sống mong manh như chiếc lá cúa Giôn-xi)
à Xiu là một người bạn tốt, yêu thương chăm lo chu đáoGiôn-xi, mong muốn đem lại hạnh phúc cho bạn.
Tiết 2:
? Cụ được giới thiệu là người như thế nào? 
? Khi nghe Xiu kể về bệnh tình của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã có việc làm, suy nghĩ gì?
? Qua đó, ta thấy Cụ Bơ-men là người như thế nào?
(? Qua đó em có suy nghĩ gì về cụ Bơ-men?)
c. Cụ Bơ-men và “Chiếc lá cuối cùng”
* Cụ Bơ- men:
+ Cuộc đời: 
- Họa sĩ nghèo, đã ngoài 60 tuổi
- Vẽ tranh quảng cáo và ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ.
- Mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng 40 năm nay vẫn chưa thực hiện được.
+ Tình cảm, việc làm của cụ Bơ- men đối với Giôn-xi.
- Nhìn lá rụng, sợ sệt vì lo lắng cho tính mạng của Giôn- xi. 
- Bí mật vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết; Bị sưng phổi rồi qua đời sau 2 ngày.
=> Họa sĩ nghèo chưa đạt được thành công trong nghệ thuật. là người có lòng nhân ái bao la, sẵn sàng hi sinh thân mình để giúp đỡ người khác.
GV nói thêm: Khi nghe Xiu kể về ý nghĩ kì quặc của Giôn-xi, cụ” mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng, hét lên sự khinh bỉ và nhạo báng của mình đối với những tưởng tượng ngốc nghếch ấy.
? Phần đầu đoạn trích cho thấy cụ có thái độ như thế nào?
? Cụ đã làm gì để cứu Giôn?
? Cụ đã vẽ bức tranh trong hoàn cảnh như thế nào? ? Cụ phải trả giá như thế nào cho bức tranh.?
* Tác phẩm được hoàn thành trong gió rét, tuyết rơi, dưới ánh sáng vàng vọt của chiếc đèn bão. Trên chiếc thang lênh khênh là cụ họa sĩ già sắt xéo cũng đang run run, miệt mài đậm tô từng nhát cọ vào bức tường gạch-đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng. Bức tranh ấy không chỉ được vẽ bằng bút lông và bột màu mà bằng cả đức hi sinh thầm lặng, cao quí của cụ Bơ- men.
? Hình ảnh chiếc lá cuối cùng được miêu tả như thế nào? – Học sinh đọc đoạn văn miêu tả chiếc lá: 
- Hoàn cảnh vẽ chiếc lá?
-? Vì sao cụ Bơ-men lại phải vẽ chiếc lá trong hoàn cảnh đó?
* Thảo luận nhóm: 
? Vì sao nữ họa sĩ Xiu khẳng định bức tranh là một kiệt tác. Theo các em vì sao lại gọi dó là Kiệt tác của cụ Bơ-men?
- Gợi ý: Học sinh nêu lại nghĩa từ “kiệt tác.”
->Yêu cầu Hs trao dổi, thảo luận
* GV khắc sâu cho HS nắm được:
- Kiệt tác nghệ thuật: Là một TP nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật rất cao, đem lại khoái cảm thẩm mĩ cho người nghe, đọc
-> Qui luật của kiệt tác :
+ Hiếm hoi, bất ngờ, ngoài dự kiến của con người
+ Kiệt tác khi nó có giá trị nhân sinh và nghệ thuật rất cao
+ Nghệ thuật phải hướng tới, phục vụ cuộc sống con người
* Hình ảnh “Chiếc lá cuối cùng”.
Hình ảnh chiếc lá: Giống như thật, cuống lá màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa.
Hoàn cảnh vẽ chiếc lá: Cụ Bơ-men vẽ trong đêm, mưa tuyết.
Mục đích: Giúp Giôn-xi thoát khỏi bệnh tật.
* Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng”
- Chiếc lá được vẽ như thật, hai nữ họa sĩ trẻ không phát hiện ra
- Có giá trị nhân sinh cao: góp phần cứu sống một con người.
- Tác phẩm được hoàn thành trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt của thời tiết.
- Được vẽ bằng cả tình yêu thương, đức hi sinh thầm lặng của cụ Bơ-men
? Qua đó, tác giả quan niệm ntn về một tác phẩm nghệ thuật chân chính ?
Học sinh thảo luận: Cách kết thúc truyện:
? Nhận xét tình huống kết thúc truyện? sự bất ngờ và hấp dẫn của truyện là ở chỗ nào?
-> Nghệ thuật chân chính: Là nghệ thuật được tạo ra từ tình thương yêu con người, vì sự sống của con người.
 Cách kết thúc truyện: 
C¸ch kÕt thóc nh vËy truyÖn sÏ cã d ©m, ®Ó l¹i trong lßng ngêi ®äc nhiÒu suy nghÜ vµ nh÷ng dù ®o¸n. Ngêi ®äc cïng b©ng khu©ng tiÕc nhí vµ c¶m phôc 1 nghÖ sÜ, 1 con ngêi. TruyÖn sÏ kÐm hay nÕu nhµ v¨n cho chóng ta biÕt cô thÓ Gi«n-xi nghÜ g×, nãi g×, cã hµnh ®éng g× khi nghe Xiu kÓ l¹i c¸i chÕt vµ viÖc lµm cao c¶ cña cô B¬-men
Hoạt động 4: Tổng kết
? Nhận xét về cách kể chuyện, cách sắp xếp các tình tiết của tác giả?
- Kể xen tả và biểu cảm
- Sắp xếp các tình tiết hấp dẫn, chặt chẽ khéo léo.
? Chứng minh truyện được kết thúc trên cơ sở 2 sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống 2 lần? Tác dụng của việc đảo ngược tình huống 2 lần?
- Đảo ngược tình huống 2 lần.
+ Giôn-xi cứ ngày một tiến dần đến cái chết khiến độc giả thương cảm, lo lắng. Nhưng tình huống bỗng đảo ngược vào lúc truyện gần kết thúc, Giôn-xi trở lại với lòng yêu đời, bệnh tình thoát cơn nguy hiểm và độc giả thở phào, trút được gánh nặng lo âu đảo ngược tình huống.
+ Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh, chẳng ai ngờ đến cái chết của cụ được thông báo cũng vào lúc truyện gần kết thúc.
4. Tổng kết 
a. Nghệ thuật:
- Kể xen tả và biểu cảm
- Sắp xếp các tình tiết hấp dẫn, chặt chẽ khéo léo
- Đảo ngược tình huống 2 lần -> Kết thúc độc đáo, bất ngờ.
? Qua truyện, em hiểu được gì về tình cảm của con người và vai trò của nghệ thuật chân chính?
- Tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ
- Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương, vì sự sống của con người.
b. Néi dung.
- Tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ
- Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương, vì sự sống của con người.
? Truyện thể hiện ý nghĩa gì?
- Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
HS đọc ghi nhớ (SGK- 90)
Hoạt động 4: Luyện tập( 10 phút) 
 Giáo viên nêu bài tập, học sinh quan sát và trình bày :
Bài 1 Chủ đề đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” là gì ?
- Học sinh làm bài tập trắc nghiệm
- Đáp án: B,C
Bài 2: 
Truyện“Chiếc lá cuối cùng” được kết thúc bất ngờ và đảo ngược tình huống hai lần như thế nào ? Thú vị ở hai lần đảo ngược tình huống là gì ?
- Học sinh trao đỏi và trình bày miệng trên lớp.
- Giáo viên khái quát và trình chiếu: 
BÀI 3: Hãy hoàn thiện sơ đồ sau để hiểu nội dung truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” ?
Bài 4: Học sinh làm ở nhà
Hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Cụ Bơ-men.
* Ghi nhớ (SGK- 90)
III.Luyện tập
Bài 1. Chủ đề đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” 
A - Tác giả muốn phê phán xã hội Mỹ sống thiếu tình 	 thương.
B.Tác giả muốn ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau.
C,Tác giả muốn khẳng định nghệ thuật chân chính phải 	 xuất phát từ mục đích cao đẹp, phải có ích cho cuộc sống.
D Tác giả muốn làm nổi bật nguyên nhân sâu xa quyết 	định sự hồi sinh của Giôn- xi.
Bài 2: Tình huống truyện: 
* LÇn bÊt ngê vµ ®¶o ngîc t×nh huèng lÇn mét.
- Giôn-xi bị bệnh nặng, tuyệt vọng, chờ cái chết >< Dần khỏi bệnh, yêu đời.
* LÇn bÊt ngê vµ ®¶o ngîc t×nh huèng lÇn hai.
- Cụ Bơ-men khoẻ mạnh >< bỗng cảm lạnh, sưng phổi, qua đời
Bài 3: Tóm tắt truyện:
 Hãy hoàn thiện sơ đồ sau để hiểu nội dung truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” ?
Nếu rụng
Giôn Xi Chết
Cụ Bơ men sống
Không rụng
Cứu Giôn- xi
Cụ Bơ men tử vì nghề
Kiệt tác
Chiếc lá cuối cùng
Bài 4: Viết đoạn văn.
- Nêu cảm nghị khái quát.
- Nêu cảm nghĩ về những đặc điểm, hoạt dộng, tình cảm của nhân vật
- Đánh giá, so sánh...
IV. Củng cố:( 3 phút)
? Viết “ chiếc lá cuối cùng’’ nhà văn O, Hen-ri muốn gửi đến bạn đọc nhiều thế hệ một bức thông điệp màu xanh. Vậy theo em bức thông điệp ấy là gì?
-> Con người cần sống có tình yêu thương! Hãy đem nghệ thuật dể phục vụ đời sống con người.
V. Hướng dẫn về nhà:( 2 phút)
- Kể lại văn bản, nắm được nội dung, nghệ thuật.
- Tìm đọc toàn bộ truyện.
- Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về tình cảm của các nhân vật trong truyện.
- Soạn ''Hai cây phong''.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_8_Chiec_la_cuoi_cung.doc