Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8

Tiết 29, 30

 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

(Trích)

 O Hen- ri

I. MUÏC TIEÂU CAÀN ÑAÏT :

 1.Kiến thức :

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ .

- Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo .

- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người .

 2.Kĩ năng :

 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để dọc-hiểu tác phẩm .

 - Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn .

 - Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện .

 3. Thái dộ

 Lòng cảm thông, sẻ chia những hoạn nạn , bất hạnh với người gặp khó khăn

doc 15 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn:21/ 9/2017
Ngày dạy:............................
Tiết 29, 30
 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
(Trích) 
 O Hen- ri 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 	
 1.Kiến thức :
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ .
Lịng cảm thơng, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo .
Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người .
 2.Kĩ năng :
 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để dọc-hiểu tác phẩm .
 - Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn .
 - Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện .
 3. Thái dộ
 Lịng cảm thơng, sẻ chia những hoạn nạn , bất hạnh với người gặp khĩ khăn
II. CHUẨN BỊ :
	- GV: Sgk , Tài liệu chuẩn, Tư liệu về tác già O hen- ri. 
- HS: Chuẩn bị bài soạn theo câu hỏi phần đọc –hiểu văn bản.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 -Nhân vật Đôn ki-hô-tê có những ưu điểm và nhược điểm gì ? Phân tích đoạn trích để thấy rõ ?
 -Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của giám mã Xan-chô Pan-xa. 
 -Em ra rút ra được bài học gì qua hồi tưởng hai nhân vật này ?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả,tác phẩm.
GV Yêu cầu HS nêu sơ lược về tg,tp.
-Nhận xét phần trình bày của hs.
GV Yêu cầu :
+Đọc văn bản, chú ý lời kể, lời tả. Đoạn cuối đọc với giọng cảm động
 +HS đọc và tìm hiểu chú thích 1,2,3,4,6,7
- GV Lưu ý chú thích 2,3,4,6 và 7 - Giải thích từ khó.
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm.
2.1Tìm hiểu Hình tượng người nghệ sĩ giàu tình thương
GV: Tại sao Xiu cùng cụ Bơ-men sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân, rồi nhìn nhau không nói năng gì?
HS: Nĩi lên tấm lịng yêu thương , lo lắng cho số mệnh của Giơn- xi
GV:Nhận xét phần trình bày của hs, bổ sung và kết luận
? Những chi tiết nào nĩi lên tấm lịng yêu thương của Xiu đối với Giơn-xi?
HS phát biểu
.GV: Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu khơng hề được cụ Bơ- men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống?
HS: Tìm và phát biểu
GV:Nhận xét phần trình bày của hs, kết luận
GV: Vậy Xiu biết rõ sự thật vào lúc nào? Vì sao em biết? Nếu Xiu được biết thì truyện cĩ bớt sức hấp dẫn khơng? Vì sao?
HS: Qua lời kể của Xiu. truyện bớt hấp dẫn vì Xiu khơng bị bất ngờ. 
GV:Nhận xét phần trình bày của hs
-Giảng: Ở đây tác giả cũng không nói rõ là Xiu biết được chiếc lá vẽ chính xác vào thời gian nào.Ở đây ta phán đoán Xiu là người tỉnh táo do đó sẽ phát hiện được sau khi bình tỉnh lại. Nếu Xiu biết trước thì truyện sẽ kém hay Xiu không bất ngờ và chúng ta không thấy được tâm trạng lo lắng của xiu đối với bạn.
?Qua đó ta thấy được phẩm chất gì của Xiu?
- Nhận xét phần trình bày của hs
? Những chi tiết nào trong VB nĩi lên tấm lịng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giơn- xi?
HS trao đổi 2 phút và phát biểu
? Vậy em hiểu được điều gì về cụ Bơ-men?
GV nhận xét, chốt lại
TIẾT 2 ND:
2.2 Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của Giôn-xi:
GV: Trong đoạn trích Giôn-xi đang trong tình trạng như thế nào?
HS:bệnh tật
GV: Nhận xét phần trình bày của hs và bổ sung.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút: Thử hình dung tâm trạng của Giôn-xi và Xiu khi 2 lần Giôn-xi bảo kéo mành lên.
HS: Trình bày
GV: Nhận xét phần trình bày của hs
GV: Nguyên nhân nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi?
HS:Vì chiếc lá vẫn cịn
GV:Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không cho Giôn-xi phản ứng gì thêm?
HS: Suy nghĩ và trình bày
- Nhận xét phần trình bày của hs
2.3 Phân tích kiệt tác của cụ Bơ-men 
GV Yêu cầu :HS Dựa vào văn bản em hãy hình dung nhân vật cụ Bơ-men và nêu vài nét khắc họa về nhân vật này? 
HS: Phát biểu
Vài nét khắc họa nhân vật cụ Bơ-men: họa sĩ, sống bằng nghề ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ, mơ ước vẽ 1 kiệt tác nhưng đã 40 năm vẫn chưa thực hiện được.
- Nhận xét phần trình bày của hs
- GV:Trong văn bản trên những chi tiết nào nói lên cụ Bơ-men có tấm lòng thương yêu ï đối với Giôn-xi.
GV: Cụ Bơ-men đã hình thành bức vẽ trong thời gian nào? Cụ có cho Xiu biết ý định của mình không? Em có nhận xét gì về nhân vật cụ Bơ-men?
HS:Vẽ trong đêm mưa giĩ . Cụ khơng cho Xiu biết mà lẳng lặng vẽ. Là một người cao thượng , quên mình vì người khác
-Nhận xét phần trình bày của hs
GV: Tại sao người kể chuyện bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết?
HS: Tạo sự bất ngờ cho Giơn –xi và người đọc
- Nhận xét phần trình bày của hs
-Chốt: Tạo bất ngờ, gây hướng thú cho người đọc.
GV: Có thể gọi bức tranh “Chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ-men là một kiệt tác hay không? Vì sao?
HS: phát biểu
2.4Tìm hiểu nghệ thuật của truyện
-GV:Hãy chứg minh. Truyện “chiếc lá cuối cùng” qua đoạn trích này được kết thúc trên 2 cơ sở 2 sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống 2 lần gây hứng thú cho người đọc? 
- Nhận xét phần trình bày của hs
GV:- Vậy, chủ đề tư tưởng của tác phẩm “chiếc lá cuối cùng” đem lại cho người đọc suy ngẫm điều gì?
- Nhận xét phần trình bày của hs
Chốt : Tình yêu thương cao cả của những người nghèo khổ với nhau. Tình yêu cuộc sống, sức mạnh và giá trị nhân sinh nhân bản của nghệ thuật
 Tich hợp KNS
 GV: ?Em suy nghĩ gì về bài học tình người được rút ra từ câu chuyện này?
(Sống cĩ tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người xung quanh)
? Nêu ý nghĩa của văn bản
HS phát biểu
GV chốt lại
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
O Hen-ri (1862- 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn.
2. Tác phẩm
Đoạn trích này là phần cuối truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”
3. Đọc VB- Từ khĩ
a, Đọc VB
b, Từ khĩ (sgk)
 II. Tìm hiểu văn bản:
1.Hình tượng người nghệ sĩ giàu tình thương
a/ Nhân vật Xiu
- Lo sợ khi nhìn thấy lá Thường Xuân rụng -> sợ Giôn-xi chết 
- Tận tình, chu đáo chăm sóc Giôn-xi.
-Xiu ngạc nhiên khi thấy chiếc lá vẫn còn sau 1 đêm mưa gió. Sung sướng khi hiểu ra sự thật.
 => Xiu là người hết lòng với bạn. Sự lo lắng thấm đượm tình người.
b/ Nhân vật Bơ-men
 Dù khơng nĩi ra lời nhưng tình yêu thương cụ dành cho Giơn- xi thật cảm động: trong đêm mưa tuyết, cụ vẽ chiếc lá thường xuân lên tường đem lại niềm tin, hy vọng và nghị lực sống cho Giơn-xi
2.Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi:
- Nghèo túng, bệnh tật,
- Lạnh lùng, thản nhiên chờ đón cái chết .
- Nguyên nhân quyết định tâm trạng hồi sinh của Giônxi là sự gan góc của chiếc lá chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống trái ngược với sự yếu đuối muốn chết của mình.
3. Kiệt tác của cụ Bơ-men:
 Bức tranh: “Chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ- men đúng là 1 kiệt tác vì:
+ Vẽ giống như thật .
+ Đem lại sự sống cho Giôn-xi .
+ Vẽ bằng tình thương và sự hi sinh cao thượng .
III. Nghệ thuật:
 - Truyện được xây dựng theo kiểu cĩ nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo.
 - Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ .
* Ý nghĩa của Văn bản
 Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ. Qua đĩ tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
* GHI NHỚ(sgk)
4. Củng cố:
GV củng cố nội dung bài học
5. Hướng dẫn
	Chuẩn bị tiết Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
IV.RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 8
Ngày soạn:22/9/2017
Ngày dạy:............................
Tiết 31
 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU CẦU CẦN ĐẠT 
 1.Kiến thức :
Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự .
 2.Kĩ năng :
 - Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện .
 - Viết đoạn văn tự sự cĩ sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm cĩ độ dài khoảng 90 chữ . 
 3. Thái độ
 Cĩ ý thức, nhiệt tình, sơi nổi trong tiết học
II. CHUẨN BỊ :
	- GV : Sgk, tài liệu chuẩn
 -HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
	 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Hãy nêu tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu qui trình xây dựng đoạn văn tự sự có sự kết hợp của các yếu tố miêu tả và biểu cảm
- GV yêu cầu HS tìm hiểu các dữ kiện ở mục I SGK và thảo luận câu hỏi sau trong 5 phút
1 Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự?
2. Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự?
3. Quy trình XD đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Nhiệm vụ mỗi bước?
HS: trình bày theo từng nhĩm, bổ sung.
GV: Nhận xét phần trình bày của từng nhĩm, bổ sung và kết luận
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS phân tích đánh giá đoạn văn vừa hoàn chỉnh
GV:Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu bài tập mục I
 GV:Yêu cầu HS đọc trước lớp đoạn văn vừa hoàn chỉnh.
 HS: nhận xét bồ sung cho hoàn chỉnh.
GV:Nhận xét phần trình bày của hs. Sửa bài cho hs nắm
Hoạt động 3 :Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1:
-Yêu cầu: +HS đọc sự việc ở bài tập
 +Đóng vai ông Giáo để kể lại sự việc lão Hạc sang nhà để báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ
 +Đọc lại đoạn truyện ở SGK.Sau đó xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm
 + Trình bày, đối chiếu, so sánh – rút ra nhận xét.
- Hỏi: +đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chổ nào?
 +Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được điều gì?
-Nhận xét phần trình bày của hs.GV sửa bài cho hs nắm
Bài tập 2: Hướng dẫn HS làm theo gợi ý SGK
-Nhận xét phần trình bày của hs.GV sửa bài cho hs nắm.
Yêu cầu HS đọc thêm sgk
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn có yếu tố miêu tả và biểu cảm:
 Yêu cầu xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm gồm 5 bước:
- Lựa chọn sự việc chính
-Lựa chọn ngôi kể
- Xác định thứ tự kể
- Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn
- Viết thành đoạn văn.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Đĩng vai ơng giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chĩ với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ:
 - “Tơi” (nhân vật ơng giáo) tiếp chuyện với lão Hạc (kể).
 - Lão Hạc với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ (miêu tả).
 - Lão trình bày việc bán chĩ (kể).
 - Đối thoại giữa tơi với lão Hạc (kể, tả).
 - Suy nghĩ về lão Hạc (biểu cảm).
Bài tập 2: Đối chiếu đoạn văn của Nam Cao với đoạn văn h/s tự làm:
 - Đoạn trích “Lão Hạc”: “Hơm sau... hu hu khĩc”.
 - Sự việc đơn giản: lão Hạc báo tin bán chĩ cho ơng giáo hay, tác giả lịng yếu tố miêu tả và biểu cảm khéo léo (nụ cười, tiếng khĩc).
 - Đối chiếu với bài vừa tự làm của học sinh.
* ĐỌC THÊM (Sgk)
4. Củng cố 
 Xây dựng đoạn văn tự sự cĩ kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm gồm những bước nào?
5. Hướng dẫn
 -Học kĩ các bước viết đoạn văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm
 -Soạn bài: Nĩi quá
IV.RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 8
Tiết : 32
NS: 23/9/2015
ND:
NĨI QUÁ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:	
	1. Kiến thức:
	- Khái niệm nĩi quá
	- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nĩi quá( chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao...)
	- Tác dụng của biện pháp tu từ nĩi quá
	2. Kĩ năng:
	Vận dụng hiểu biết về biện pháp nĩi quá trong đọc – hiểu văn bản.
	3. Thái độ:
	Phê phán những lời nĩi khốc, nĩi sai sự thật.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: sgk , sgv , giáo án, tlc
Học sinh : vở soạn, vở ghi
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Thế nào là tình thái từ? Cho ví dụ.
	- Nêu cách sử dụng tình thái từ?
3. Bài mới:
	Trong văn học cũng như trong ngôn ngữ của cuộc sống hằng ngày, chúng ta đã sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ. Khi nói và viết một câu văn, câu thơ cho hay ta sử dụng các nghệ thuật tu từ. Một số những biện pháp tu từ đó là “Nói quá”. Vậy thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá ra sao? Chúng ta cùng đi vào bài hôm nay.
Hoạt động của GV + HS
Nội dung
*Hoạt động 1:
- Tìm hiểu nói quá và tác dụng của nói quá.
- Gv gọi HS đọc các câu tục ngữ, ca dao SGK T.101.
- Gv ghi lên bảng.
? Đọc lại câu tục ngữ. Nói “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” có quá sự thật không? (Em hãy giải thích?)
HS: Nói như vậy là quá sự thật. Vì: đêm tháng năm có ngắn thì cũng không đến nổi chưa kịp đặt lưng nghỉ ngơi thì trời đã sáng. Và ngày tháng mười có ngắn thì cũng không đến nỗi chưa kịp cười đã tối.
Gv: Lối diễn đạt bằng hình ảnh: “Chưa nằm đã sáng”, “chưa cười đã tối” là phóng đại mức độ, tính chất ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.
? Đọc câu ca dao, nói “ Mồ hôi thánh thoát như mưa ruộng cày” có đúng với thực tế không?
(Em hãy giải thích?)
HS: Nói mồ hôi như mưa là không đúng với thực tế.
Vì: Mưa thì phải nhiều nước còn mồ hôi nhiềm lắm cũng chỉ ước đẫm áo mà thôi.
? Theo em, thực chất mấy câu này nhằm nói lên điều gì?
HS: Thảo luận (2 HS: 2’) trả lời.
Gv: Ghi bảng
 (Nói quá còn có tên: Khoa trương, thậm xưng, cường điệu, ngoa ngữ, phóng đại).
? Vậy em hiểu thế nào là nói quá?
HS: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
- Gv cho HS so sánh 2 cách nói?
Gv: Chuyển ý sang phần 2:
Qua 2 ví dụ vừa phân tích, em thấy nói quá có tác dụng gì?
HS: Để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Gv: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK T.101
Tích hợp KNS
Gv: Nói quá có trong tục ngữ, ca dao, văn thơ châm biếm, hài hước và cả trong văn thơ chữ tình. Đặc biệt có rất nhiều trong thành ngữ.
? Em hãy tìm một vài ví dụ?
HS: Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.
- Đời người có một gang tay.
Ai hay ngủ ngày còn lại nửa gang.
- Thét ra lửa/ lớn như thổi/ mình đồng da sắt/ đen như cột nhà cháy
Gv: Trong cách nói hằng ngày, ta cũng sử dụng biện pháp nói quá: “Hay không thể tả được”, “cười vỡ bụng”
I. Nói quá và tác dụng của nói quá:
 1. Thế nào là nói quá:
- Đêm thánh năm chưa nằm đã sáng
- Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
à Nhấn mạnh độ cức ngắn của đêm thánh năm và ngày thánh mười.
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mô hôi thánh thoát như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
à nhấn mạnh sự lao động vất vả của người nông dân.
=> Nĩi quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật được miêu tả.
2. Tác dụng:
 Để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
*Ghi nhớ: (SGK T.101)
*Hoạt động 2:
HS: Đọc yêu cầu bài tập 1.
Gv: Hướng dẫn HS.
HS: Đọc yêu cầu và làm bài tập 2.
Gv: Cho HS lên gắn từ vào bảng Gv đã ghi sẵn.
Bài 3
HS: Lên bảng ghi bài làm.
Bài 4
Cho HS giữa các tổ thi nhau tìm và phát biểu
Gv: Cho HS thảo luận nhóm (4hs: 3’)
? Tìm cái giống nhau và khác nhau của nĩi quá với nĩi khốc?
Gv: Nói khoác. Nói khoe khoang những cái thật ra mình không có.
II. Luyện tập: 
1/ Tìm biện pháp nói quá và giải thích:
b) Có sức người Sỏi đá cũng thành cơm: (Sức mạnh của việc lao động).
b) Em có thể đi lên đến tận trời (Có thể đi tới bất kỳ nơi đâu, rất khoẻ, rất sung sức).
c) Thét ra lửa: (rất có uy quyền, hống hách, quát nạt mọi người)
2. Điền các thành ngữ:
a) Chó ăn đá rà ăn sỏi.
b) Bầm gan tím ruột.
c) Ruột để ngoài da.
d) Mở từng khúc ruột.
e) Vắt chân lên cổ.
3. Đặt câu với các thành ngữ:
- Thuý kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- Dù có dời non lấp biển tôi quyết một lòng với Đảng quang vinh.
- Anh mình đồng da sắt sợ gì ai.
- Lấp biển vá trời tôi quyết phải đi tôi.
- Tôi nghĩ nát óc cũng không ra bài tập toán này.
4. Tìm thành ngữ:
Khóc như mưa ; Nắng như đổ lửa ; Đẹp như tiên ; Đen như cột nhà cháy.
6. Phân biệt nói quá với nói khoác:
*Giống nhau:
Đều là phóng đại mức độ, quy mô: t/c của sự vật, hiện tượng.
* Khác nhau: Ở mục đích.
- Nói quá nhằm để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thật (Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực).
4. Củng cố
	- Thế nào là nĩi quá? Cho VD.
	- Nêu tác dụng của nĩi quá?
5. Hướng dẫn
 	- Học bài.
	- Làm bài tập 5.
	- Soạn bài : Hai cây phong.
IV RÚT KINH NGHIỆM
	- Thầy:
	- Trị:
 Ngày 25 tháng 9 năm 2017
 VŨ BẠCH TUYẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an NGU VAN 8 DAY LOP CHAT LUONG CAO_12257812.doc