Giáo án Ngữ văn 8 - Văn bản: Hai cây phong

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.

- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.

- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hịên, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả biểu cảm trong một đoạn văn trích tự sự.

- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.

3. Thái độ: Nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu của chính mình.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 39900Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Văn bản: Hai cây phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Tiết : 33 + 34 	Văn bản: HAI CÂY PHONG
(Trích Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hịên, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả biểu cảm trong một đoạn văn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
3. Thái độ: Nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu của chính mình.
B. Chuẩn bị
	GV: giáo án, tài liệu chuẩn kiến thức
	HS: bài soạn, đọc văn bản 
C. Tiến trình các hoạt động dạy – học 
 	1. Ổn định tổ chức.
 	2. Bài cũ : 
- Nguyên nhân gì khiến Giôn-xi khỏi bệnh?
- Vì sao nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác ?
 	3. Bài mới :
Đối với những con người VN tuổi thơ thường gắn với cây đa, bến nước, sân đình ở những làng quê mờ xa trong không gian và thời gian thăm thẳm: cây đa cũ, bến đò xưa,nhặt lá bàn mỗi buổi chiều đông. Còn với nhân vật họa sĩ trong tyuện vừa Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp là nhớ tới làng quê. Một lần thăm quê, ông khôngthể không đến thăm hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng. Vì sao?
Dựa vào sgk giới thiệu đôi nét về tác giả tác phẩm
+ Ai-ma-tốp sinh năm 1928, quê vùng núi Ki-ghi-đi thuộc nước cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan vùng Trung á Liên Xô cũ.
+ Là nhà văn lớn lên đạt nhiều giải thưởng VH ở trong nước.
+ Nhiều tác phẩm của ông đã quen thuộc với nhiều bạn đọc trên thế giới.
- Trích từ mấy dòng đầu của truyện “người thầy đầu tiên”(1957).
- Truyện kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai, một học trò của thầy.
- GV tóm tắt ngắn gọn nội dung câu chuyện (Sgk).
Tìm bố cục đọan trích. 
4 đọan
đọan 1: từ đầu đến phía tây → giới thiệu chung vị trí làng quê của nhân vật tôi.
đọan 2: tiếp đến chiếc giương thần xanh → nhớ về hình ảnh hai cây phong đầu làng và cảm xúc.
đọan 3: tiếp đến biêng biếc kia → nhớ về cảm xúc tâm trạng của nhân vật tôi hồi trẻ thơ
đọan 4: còn lại → nhân vật tôi nhớ người trồng hai cây phong gắn với thầy Đuyxen.
Truyện dùng phương thức biểu đạt nào? 
Tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm
Nhận xét gì về sự thay đổi ngôi kể trong đọan trích ? 
Xưng tôi và chúng tôi, đều chỉ người kể chuyện – một họa sĩ và chủ yếu ở thời điểm hiện tại nhớ về quá khứ.
Đại từ chúng tôi ở đọan chỉ ai? Vào thời điểm nào? 
Đại từ chúng tôi ở đọan c chỉ nhân vật người kể chuyện và các bạn bè của anh ở thời điểm quá khứ thời thơ ấu
Thay đổi ngôi kể như vậy theo em có tác dụng gì? 
Cách đan xen lồng ghép hai thời điểm, hiện tại – quá khứ, trưởng thành – thiếu niên, một người – nhiều người cùng trang lứa như vậy làm cho câu chuyện trở nên sống động thân mật, gần gũi, ấm áp, đáng tin cậy và chân thật hơn đối với người đọc. Cố nhiên tôi và chúng tôi ở trong truyện không phải hòan tòan là nhà văn Ai-ma-tốp. Nhưng chắc chắn tác giả cũng đã sử dụng ít nhiều kỉ niệm về bản thân về quê làng mình để sáng tạo nên nhân vật tôi và cả hình ảnh hai cây phong
Căn cứ vào các đại từ nhân xưng ( tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào ở từng mạch kể ấy? Vì sao có thể nói mạch kể chuyện của người xưng tôi quan trọng hơn?
I. Tìm hiểu chung
1. Giới thiệu tác giả và tác phẩm.
- Ai ma top ( 1928 ) 
- cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan vùng Trung á Liên Xô cũ.
- Là nhà văn lớn lên đạt nhiều giải thưởng VH ở trong nước.
- Sự nghiệp sáng tác:
- Xuất xứ: “người thầy đầu tiên”(1957).
2. Bố cục
II. Phân tích
1. Mạch kể
 	Tôi 	chúng tôi
cảm xúc riêng của Tôi về hai cây phong 	Những cảm xúc tập thể về hai cây phong và
thảo nguyên
Hai mạch kể lồng ghép
Cho thấy tình yêu thiên nhiên và làng 
quê sâu sắc, rộng lớn của cả một thế hệ.
Mở rộng cảm xúc vừa riêng vừa chung
Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2
Nhân vật Tôi đã giới thiệu về ngôi làng của mình như thế nào? Từ đó em có cảm nhận gì?
Nằm ven chân núi
Trên một cao nguyên rộng, có những khe nước ào àođổ xuống.
Phía dưới là thung lũng Đất vàng, là cánh thảo nguyên Ca dắc-xtan mênh mông..
Con đường sắt làm thành một dảichân trời phía tây.
" Một vùng quê có phong cảnh hùng vĩ, bao la và nên thơ
Nhân vật Tôi giới thiệu về hình ảnh hai cây phong ( Vị trí, đặc điểm) như thế nào: 
+ Vị trí: Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, hai cây phong hiện ra hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.
" Hình ảnh Hai cây phong không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân làng Ku-ku –rêu
 Có tiếng nói riêng
+ Đặc điểm: tâm hồn riêng 
 Những lời ca êm dịu
" nhiều cung bậc khác nhau
 Một làn sóng thuỷ triều vỗ vào bãi cát.
Như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm.
 cất tiếng thở dài - thương tiếc người nào.
 một ngọn lửa bốc cháy rừng rực
" Hai cây phong có đời sống tâm hồn phong phú, sức sống dẻo dai mãnh liệt.
Ý nghĩa:
+ Biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của người dân làng Ku –ku –rêu: tinh thần vượt khó, lạc quan, tình nghĩa thủy chung
+ Nhắc nhở bổn phận tìm về quê hương, hai cây phong trở thành một phần tâm hồn không thể thiếu của người dân làng Ku-ku-rêu
Trong kí ức nhân vật tôi gợi lên điều gì?
 Hai cây phong : bóng râm mát
 rượi, tiếng lá xào xạc dịu hiền
Nhân vật
phác họa
 Lũ trẻ : ngây thơ, nghịch 
 ngợm và ngộ nghĩnh, chơi đùa.
 Chuồng ngựa 
 nông trang
 bỗng nhỏ lại
 Khoảng không Thảo nguyên 
 gian bát ngát. hoang vu mất hút
 Dòng sông lấp 
 lánh
Trên cao
nhìn xuống
 Thế giới đẹp đẽ vô ngần.
" không gian choáng ngợp " sửng sốt, nín thở.
Tại sao khi đã trưởng thành, “ tôi” hiểu được những điều bí ẩn của hai cây phong – đó chỉ là chân lý giản đơn mà vẫn không làm họa sĩ vỡ mộng xưa ?
- Chân lý giản đơn : kỷ niệm và những ký ức " sức mạnh và sự ấn tượng lâu bền.
Thầy nói với Antưnai : “ Hai cây phong này thầy mang về cho em đấy. Chúng ta sẽ cùng trống. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em cũng sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốtEm bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như hai cây phong nhỏ nàyvà mong sao em sẽ tìm thấy hạnh phúc trong học tập, ngôi sao nhỏ trong sáng của thầy, Hai cây phong sẽ đứng trên đỉnh đồi này ( trích : Người thầy đầu tiên ).
Điều cuối cùng mà tác giả chưa bao giờ nghĩ đến thuở thiếu thời là gì ? 
- Nhân vật chưa bao giờ nghĩ đến : người có công xây dựng ngôi trường đầu tiên" thầy Đuysen.
" Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình cảm của thầy trò Antưnai " tấm lòng và phẩm chất của
người cộng sản chân chính.
Trở lại với toàn bộ mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”, ta thấy hai cây phong thực sự chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho nhân vật tôi và người đọc. Theo em vì sao ?
Hai cây phong trở thành hình tượng trung tâm gây xúc động vì:
 + Hai cây phong hoá thành biểu tượng quê hương, là tín hiệu luôn vẫy gọi đối với người xa quê. 
 + Là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi mở rộng chân trời hiểu biết.
 + Đặc biệt 2 cây phong khiến cho “tôi” và ta xúc động vì nó gắn liền với một con người có tấm lòng cao cả, nó khắc ghi một biến cố trọng đại của trường làng Đuy-sen. 
Nghệ thuật kể chuyện của văn bản có gì đặc sắc ?
Kể xen tả và biểu cảm.
Qua đó em cảm nhận gì về “Tôi”
Hai cây phong hiện lên sống động, cụ thể, rõ nét, có đời sống riêng, tâm hồn riêng, sức sống riêng. Thực sự là 2 con người của quê hương.
- Yêu quê hương, gắn bó quê hương sâu nặng với những con người của quê hương.
2. Hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật tôi.
a. Giới thiệu làng Ku-ku-rêu.
 Trên một cao nguyên rộng, có
 những khe nước ào àođổ 
 xuống.
Nằm ven 
chân núi
 Phía dưới là thung lũng Đất 
 vàng, là cánh thảo nguyên Ca-
 dắc-xtan mênh mông..Con
 đường sắt làm thành một 
 dảichân trời phía tây.
" Một vùng quê có phong cảnh hùng vĩ, bao la và nên thơ
b. Hình ảnh hai cây phong
+ Vị trí: Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, hai cây phong hiện ra hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.
" Hình ảnh Hai cây phong không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân làng Ku-ku –rêu
 Có tiếng nói riêng
+ Đặc điểm: tâm hồn riêng 
 Những lời ca êm dịu
" nhiều cung bậc khác nhau
 Một làn sóng thuỷ triều vỗ vào bãi cát.
Như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm.
 cất tiếng thở dài - thương tiếc người 
 nào.
 một ngọn lửa bốc cháy rừng rực
" Hai cây phong có đời sống tâm hồn phong phú, sức sống dẻo dai mãnh liệt.
c. Hai cây phong và những ký ức tuổi thơ::
 Hai cây phong : bóng râm mát
 rượi, tiếng lá xào xạc dịu hiền
Nhân vật
phác họa
 Lũ trẻ : ngây thơ, nghịch 
 ngợm và ngộ nghĩnh, chơi đùa.
 Chuồng ngựa 
 nông trang
 bỗng nhỏ lại
 Khoảng không Thảo nguyên 
 gian bát ngát. hoang vu mất hút
 Dòng sông lấp 
 lánh
Trên cao
nhìn xuống
 Thế giới đẹp đẽ vô ngần.
" không gian choáng ngợp " sửng sốt, nín
thở.
3. Hai cây phong – một tấm lòng cao cả.
- Chân lý giản đơn : kỷ niệm và những ký
ức " sức mạnh và sự ấn tượng lâu bền.
- Nhân vật chưa bao giờ nghĩ đến : người
có công xây dựng ngôi trường đầu tiên
" thầy Đuysen.
" Hai cây phong là nhân chứng của câu
chuyện xúc động về tình cảm của thầy trò
Antưnai " tấm lòng và phẩm chất của
người cộng sản chân chính.
III. Tổng kết:
GV hướng dẫn HS tổng kết: Nghệ thuật và nội dung (Ghi nhớ-SGK).
IV. Luyện tập
4. Củng cố
- Nhắc lại ghi nhớ - đọc 1 đọan hay tả hai cây phong
5. Dặn dò:
- Soạn bài : Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
- Về nhà học bài hòan tất bài tập.
- Sọan bài: chuẩn bị bài văn viết số 2. 
Ngày soạn
Ngày dạy
Tiết: 35+36 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 (Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm) 
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng diẽn đạt, trình bày
3. Thái độ: Vận dụng lí thuyết đã học để viết bài.đồng thời biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
B. Chuẩn bị: 
	GV: Ra đề + đáp án.
 HS: Chuẩn bị làm bài
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định
2. Bài cũ
3. Bài mới: giáo viên ghi đề lên bảng học sinh làm bài
Đề ra: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
* Đáp án - biểu điểm:
 a. Mở bài: (2 điểm)
 - Hoàn cảnh nảy sinh câu chuyện.
 - Hoặc nguyên cớ nhớ lại câu chuyện.
 b. Thân bài: (6 điểm)
 - Kể lại một việc đã xảy ra : Khi nào, ở đâu, với ai, chuyện xảy ra như thế nào? 
Ví dụ: + Trước chưa biết quan tâm, chăm sóc cha mẹ - nay có việc làm thể hiện điều đó (khi cha mẹ ốm đau hoặc ngày thường).
 + Trước chưa chăm học – nay đã cố gắng, đạt điểm tốt đầu tiên.
 + ở nhà có việc gì đó khá nghiêm trọng – mình đã thể hiện được một thái độ đúng đắn, ảnh hưởng tốt đến hoàn cảnh
 c. Kết bài: (2 điểm)
 - Kết thúc câu chuyện.
 - Hoặc những suy nghĩ về câu chuyện.
* Yêu cầu: - Cần chú ý sắp xếp các sự việc thành câu chuyện có bố cục chặt chẽ, trình tự kể hợp lí, có tình huống bất ngờ làm câu chuyện hấp dẫn.
 - Nhân vật phải có tính cách, tránh thuyết minh dài dòng mà phải để tự hành động, lời nói của nhân vật toát ra ý nghĩa.
 - Khi kể phải biết sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm:
 + Tả hình dáng, hoạt động của nhân vật.
 + Những tình cảm, suy nghĩ của nhân vật khi sự việc xảy ra và sau sự việc ấy
Đề: Hãy kể về một kỹ niệm đáng nhớ nhất đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
Đáp án và biểu điểm:
1. Yêu cầu chung:
- Nắm chắc được phương pháp tự sự, bố cục 3 phần rõ ràng, xác định được tình huống, diễn biến của câu chuyện, diễn đạt trôi chảy không sai lỗi chính tả.
- Có miêu tả và biểu cảm đang xen.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài: Giới thiệu được 1 kỹ niệm đáng nhớ nhất đối với con vật nuôi và tình huống sự việc.
b. Thân bài: Kể kết hợp miêu tả, biểu cảm theo diễn biến:
- Hòan cảnh gắn bó với con vật.
- Tình cảm của mình đối với nó như thế nào?( ghét, yêu, không xa rời được)
- Khi nó đi lạc hay bị mất, trả lại chủ cũ: tâm trạng đau buồn nhớ nhung không nguôi
- Khi nó trở lại ( hoặc không bao giờ trở lại) miêu tả tâm trạng của mình như thế nào?
c. Kết bài: Cảm nghĩ của mình với nó.
3. Biểu điểm:
4. Củng cố, dặn dò:
- Thu bài.
- Về nhà học bài. 
- Sọan bài: Nói quá. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_9_Hai_cay_phong.doc