Giáo án Ngữ văn 8 - Văn tự sự.

 A. Mục tiêu:

 1/ Kiến thức:

- Giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về văn tự sự. Cụ thể là:

- Khái niệm, cốt truyện , nvật, ngôi kể, lời kể, thứ tự kể trong văn tự sự.

- Xác định cốt truyện, tạo tình huống cho câu chuyện.

- Cách xây dựng nvật.

- Cách viết lời kể, lời thoại.

- Cách sắp xếp bố cục, vận dụng ytố mtả trong văn tự sự.

- Phương pháp làm bài văn tự sự.

 

docx 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Văn tự sự.", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Văn tự sự.
 A. Mục tiêu:
 1/ Kiến thức:
- Giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về văn tự sự. Cụ thể là:
- Khái niệm, cốt truyện , nvật, ngôi kể, lời kể, thứ tự kể trong văn tự sự.
- Xác định cốt truyện, tạo tình huống cho câu chuyện.
- Cách xây dựng nvật.
- Cách viết lời kể, lời thoại.
- Cách sắp xếp bố cục, vận dụng ytố mtả trong văn tự sự.
- Phương pháp làm bài văn tự sự.
2/ Kĩ năng:
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc xây dựng các văn bản nói, viết văn tự sự
 3. Thái độ:
 - H S có ý thức xác định cốt truyện , nvật, ngôi kể, lời kể, thứ tự kể trong văn tự sự.
 - Xác định cốt truyện, tạo tình huống cho câu chuyện
B. Phương pháp:
	- Gợi tìm, thảo luận, giải quyết vấn đề
C.Tiến trình dạy- học: 1.KT bài cũ:
 Sự chuẩn bị sách vở của h/s.
 2. Bài mới:
 Để các em nắm vững hơn kiến thức về văn tự sự thì hôm nay cô cùng các em sẽ đi ôn tập lại.
?Nhắc lại: T/nào là văn tự sự?
?Đặc điểm củ phương thức tự sự là gì?
?Sự việc trong văn tự sự thường đc thể hiện qua những yếu tố nào?
? Các sự việc này phải đảm bảo yêu cầu gì?
* Vận dụng:
? Chỉ ra các sự việc trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” ?
? Các sự việc ấy đc sắp xếp theo trình tự nào?
? ý nghĩa của truyện là gì?
- Gv cho h/s trao đổi thảo luận -> Gọi 1số em trình bày -> Gv nhận xét, bổ xung.
?Trong văn tự sự nvật đóng vai trò gì?
?Kể tên các nvật trong truyện “ST- TT”?
? Ai là nvật chính? Nvật chính có vai trò gì?
? Ai là nvật phụ ?nvật phụ có thể bỏ qua đc không ? Vì sao?
?Ngoài ra ở phương diện tư tưởng Tgiả có thể chia nvật theo những tuyến nào?
( Nvật chính diện và nvật phản diện.)
? Em hiểu t/nào là nvật chính diện, nvật phản diện?
(- Nvật chính diện: Là nvật tốt, tích cực, thể hiện chuẩn mực đạo đức của 1 thời đại, 1 dân tộc, đc nhà văn xdựng với thái độ ngợi ca.
 - Nvật phản diện: Thường mang nét t/cách xấu, trái với đạo lí , đc nhà văn xây dựng với thái độ phê phán.)
VD: Lạc Long Quân, ST, TT
VD: Nàng tiên cá, hoàng tử ếch.
? Nvật trong văn tự sự đc kể qua các khía cạnh nào?
 Đặc điểm của văn bản tự sự.
1.Khái niệm:
- Là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuuôí cùng dẫn đến 1 kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
- Giúp người kể gthiệu sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ khen, chê.
2.Sự việc trong văn tự sự.
- Sự việc trong văn tự sự đc thể hiện qua 6 yếu tố:
+ Nvật (do ai làm.)
+ Địa điểm (xảy ra ở đâu.)
+ Thời gian (vào lúc nào.)
+ Ng.nhân (chuỵên xảy ra do đâu)
+ Diễn biến .
+ Kết quả.
- Các sự việc phải đc sắp xếp theo trình tự hợp lí thể hiện đc tư tưởng mà người kể muốn nói.
3.Nhân vật trong văn tự sự.
- Nhân vật vừa là kể thực hiện các sự việc, vừa là kể đc nói tới, đc khen hay bị chê.
+ Nvật chính: đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của vbản.
+ Nvật phụ: giúp nvật chính hoạt động.
- Nvật trong văn tự sự cũng rất phong phú và đa dạng:
+ Nvật là người: với tên, tuổi, t/cách, c/đời riêng.
+ Nvật là các vị thần:
+ Nvật là loài vật, sự vật đc nhân hoá.
- Nvật thường đc kể qua tên gọi lai lịch, tính tình, hình dáng, diện mạo, việc làm
 D.Củng cố:
- Gv khái quát lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
 E.Hướng dẫn về nhà:
- Học để nắm được nọi dung toàn bài.
- Tiếp tục ôn tập về đặc điểm của văn tự sự để giờ sau ôn tập tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_7_Luyen_tap_viet_doan_van_tu_su_ket_hop_voi_mieu_ta_va_bieu_cam.docx