Giáo án: Ngữ văn 9 - Giáo viên: Trần Thị Chua

I. Mục tiêu cần đạt: Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa HCM qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm

1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt

- Ý nghĩa củ phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng chuyên môn:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống

 

doc 544 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 9 - Giáo viên: Trần Thị Chua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uổi được tái hiện rất tự nhiên, hợp lí.
->Nhà văn không chỉ am hiểu tâm lí trẻ thơ mà còn thể hiện tình yêu thương, trân trọng những tình cảm hồn nhiên trong trẻo của trẻ thơ
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Nhà văn quân đội trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến.
- Viết về đề tài cuộc sống và con người Nam Bộ.
2. Tác phẩm: 
- 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
- Vị trí đoạn trích: nằm ở giữa truyện
3. Đọc và giải thích các từ khó
- Từ khó: 2, 6, 9, 11, 13, 14
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật bé Thu.
- Khi gặp ông Sáu: Nghe gọi: giật mình, tròn mắt nhìn ngơ ngác, lạ lùng.
+ Mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên. 
-> Thái độ sợ hãi lo lắng.
- Trong những ngày ông Sáu ở nhà:
+ Nói trống không với ông Sáu.
“ Vơ ăn cơm” “ cơm chín rồi”
“ Chắt nước dùm cái” “ nhão bây giờ”
 -> chứng tỏ việc không chấp nhận ông Sáu là ba.
+ Hất thức ăn .
+ Bỏ sang nhà ngoại khi bị ông Sáu đánh.-
-> Thái độ cự tuyệt trước tình cảm của ông Sáu.
- Trong ngày ông Sáu ra đi:
+ Không còn vẻ mặt buồn rầu nghĩ ngợi sâu xa, không lo lắng sợ hãi nữa.
+ Kêu thét lên và ôm chặt lấy ba mà hôn ba cùng khắp .
+ Không cho ba đi nữa
-> Thái độ ân hận, hối tiếc và tình yêu của bé Thu bị dồn nén.
=> Em bé cứng cỏi, ương ngạnh, hồn nhiên, ngây thơ, yêu ba mãnh liệt.
4. Củng cố(5’)
- Tóm tắt nội dung truyện
- Trong những ngày anh Sáu được về phép thái độ của bé Thu như thế nào?
HS: thực hiện các yêu cầu
GV: Chốt lại nội dung tiết học
5. Hướng dẫn về nhà(2’)
- Học bài theo hướng dẫn phân tích để nắm được diễn biến tâm trạng bé Thu
- Tìm hiểu nội dung phần còn lại của văn bản: Nhân vật anh Sáu và tình yêu thương con
- Tìm hiểu nghệ thuật đặc sắc của văn bản
************************************
Tuần 15
Tiết 72
 Ngày soạn: 24/11/2013 
 Ngày dạy: 26/11/2013
CHIẾC LƯỢC NGÀ(TT)
 - Nguyễn Quang Sáng - 
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Giúp hs : 
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà 
 - Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh
 - Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật
 2. Kĩ năng:
 - Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại
 3. Thái độ: 
 - Tự hào, trân trọng thế hệ cha anh đã hi sinh thầm lặng cho cuộc sống hoà bình. Trân trọng tình cảm gia đình của mỗi học sinh.
II. Chuẩn bị
 1/ Giáo viên : Bảng phụ bài tập
 2/ Học sinh: soạn bài mới ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp
 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. ( 1’ )
 2/ Kiểm tra bài cũ : ( 5’ )
 Phân tích diễn biến tâm lí nhận vật bé Thu? 
Yêu cầu trả lời:
Khi gặp ông Sáu: Ngơ ngác, Lạ lùng-> mặt tái đi-> vụt chay và kêu má(3đ)
 - Khi ông Sáu ở nhà: Nói trống không với ông Sáu, hất thức ăn, bỏ sang nhà ngoại(3đ)
 - Ngày ông Sáu đi: Vẻ mặt buồn rầu nghĩ ngợi sâu xa, không lo lắng sợ hãi nữa.(3đ)
 Kêu thét lên và ôm chặt lấy ba mà hôn ba cùng khắp .
-> Em bé cứng cỏi, ương ngạnh, hồn nhiên, ngây thơ, yêu ba mãnh liệt (1đ)
 3/ Bài mới:
 * Giới thiệu bài:(1’): Trong khi trở về thái độ của anh Sáu ra sao, và trước thái độ của con anh xử sự như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
22’’
8’
Hoạt động 1: HD tìm hiểu nhân vật ông Sáu
? Vì sao người thân mà ông Sáu khao khát được gặp nhất là đứa con? 
HS: Lúc xa con chưa được một tuổi, chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ, xa con đã tám năm
- Thu là con gái đầu lòng, cũng là duy nhất của anh
GV: nỗi nhớ con cồn cào, khao khát ngày về với con
? Với niềm khao khát đó, anh Sáu về nhà với tâm trạng như thế nào?
HS: Tìm chi tiết trong bài-> háo hức
GV: Tất cả những chi tiết cho ta thấy tâm trạng háo hức, hạnh phúc trào dâng khi thấy con, một niềm xúc động rưng rưng, tin tưởng mãnh liệt: tình cha con sẽ được bù đắp nồng hậu sau bao ngày xa cách
? Vậy trước tình cảm mãnh liệt đó của anh Sáu, bé Thu có thái độ ra sao?
HS: Bé Thu từ chối
? Trước phản ứng đó của con, anh sáu có cảm xúc như thế nào?
HS: Khái quát
GV: Anh gọi con và tin rằng nó sẽ đến với mình. Nhưng bị con từ chối ->Anh choáng váng, bất ngờ, đau khổ, hụt hẫng. Sự buồn bã, thất vọng bao trùm tâm hồn anh, sự háo hức trong anh quá lớn cho nên giờ đây anh cảm thấy hụt hẫng vô cùng, anh dường như không tin vào sự thật bé Thu lại có phản ứng như vậy. Bằng sự miêu tả tài tình, tác giả đã khắc họa rõ tâm trạng buồn, thất vọng của anh Sáu
? trở về với gia đình, trong những ngày ấy anh Sáu đã làm gì?
GV: Thời gian ở nhà chỉ có 3 ngày nên anh chẳng dám đi đâu xa chỉ ở nhà với con, vỗ về con. Nhưng anh càng vỗ về con bé càng tránh xa, nhất định không chịu gọi ba. Ông Sáu từ người chủ động-> người thụ động-> mà vẫn là người thua cuộc. Nhưng ta thấy rõ, dù con bé có ương ngạnh với anh bao nhiêu thì anh vẫn không hề giận con, vẫn giành cho con một tình yêu sâu nặng thậm chí cả khi con hất cả thức ăn anh bỏ. Anh Sáu bực đã đánh con. 
Câu chuyện được dẫn đến cao trào Và cái đánh này xét về mặt nào đó ta thấy có thể nhờ nó mà con bé chịu nhận cha
GV: Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên bỏ chạy nên anh chỉ đứng nhìn nó, anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. “ Thôi ba đi nghen con”- anh nói khe khẽ
? Trong giờ phúc chia tay, điều bất ngờ gì đã xảy ra?
- Thu thét lên kêu ba
- Không cho ba đi, ba ở nhà với con
- Nó hôn cùng khắp... và hôn lên cả vết thẹo dài trên má
- Ba về, ba mua cho co cây lược nghe ba
? Cảm nhận của em về nước mắt của người cha khi con nhận anh là cha?
HS : Thảo luận phát biểu
Giọt nước mắt của niềm vui sướng, của sự xúc động dâng trào
? Trở lại chiến trường, tâm trạng của anh Sáu ra sao?
HS: Tìm chi tiết
- Ân hận vì đã đánh con, giày vò anh
- Hớn hở khi tìm được khúc ngà voi
- Cưa từng chiếc răng lược, thận trong, tỉ mỉ như một người thợ bạc
- Gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét chữ lên sống lưng cây lược “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
- Cây lược gỡ rối được phần nào tâm trạng của ông Sáu, nhớ con lấy lược ra ngắm, chải cho thêm bóng mong ngày về gặp con
GV: Nhưng chiến tranh đã không cho ông được toại nguyện. Phút cuối cùng không còn đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi hồi lâu=> Một tình cảm quá thiêng liêng, đầy xúc động
GV: cho HS đọc đoạn văn cuối
? Từ biểu hiện của ông Sáu, em thấy bé Thu có một người cha như thế nào?
? Em thấm thía hơn điều gì qua nghịch cảnh của cha con ông Sáu?
HS : Thảo luận cặp.( Về sự thiệt thòi, nghiệt ngã của thế hệ cha anh..)
=> Thấm thía những mát mát đau thương, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao người, bao gia đình.
GV: Giáo dục tư tưởng cho HS: Trong khó khăn, gian khổ như vậy nhưng thế hệ cha, anh chúng ta vẫn giữ và yêu biết bao những tình cảm tốt đẹp không lí gì chúng ta được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc mà lại vô tình quên đi những tình cảm tốt đẹp đó. Hãy luôn giữ gìn và trân trọng không phải chỉ là tình cảm cha con ruột thịt mà tất cả những tình cảm tốt đẹp xung quanh chúng ta.
GV: Có thể mở rộng giới thiệu về một số thực trạng hiện nay
Hoạt động 2: HD tổng kết
? Tổng kết những nét nghệ thuật tạo nên sự thành công của truyện?
HS : Thảo luận nhóm 
- Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ hợp lí.
- Chọn người kể và ngôi kể khéo léo.
- Xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lí nhân vật thành công, đặc biệt là tâm lí nhân vật thiếu nhi.
-Ngôn ngữ lời kể giản dị mang đậm màu sắc Nam Bộ.
? Tên truyện chiếc lược ngà có liên quan như thế nào đến nội dung câu chuyện?
HS : Chiếc lược ngà là cầu nối tình cảm hai cha con ông Sáu, là kỉ vật của người cha vô cùng yêu con để lại cho con trước lúc hi sinh. Là hình ảnh tượng trưng cho tình cha con đằm thắm, bất diệt
? Chi tiết nào trong truyện để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất
HS: Nêu cảm nhận
GV: nhận xét chốt vấn đề
Hoạt động 3: HD luyện tập
GV : Hướng dẫn hs luyện tập.
HS: Dựa vào phần giải thích ở trên để làm bài tập
2.Nhân vật ông Sáu.
* Trong chuyến về thăm nhà: 
- Khi gặp con
+ Cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh-> háo hức
+ Thấy con: nhún chân nhảy thót lên, bước vội vàng, kêu to: Thu !con.
+ Khom người đưa tay đón chờ con, không ghìm nổi xúc động
+ Giọng lặp bặp, run run “ Ba đây con!”
-> Hạnh phúc trào dâng, háo hức, chờ đợi, tin tưởng mãnh liệt tình cha con sẽ được bù đắp nồng hậu
->Con từ chối
+ Đứng sững lại, đau đớn, mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống như bị gãy
=> buồn bã thất vọng
- Những ngày ở nhà
+ Lúc nào cũng vỗ về con
+ Anh mong nghe tiếng gọi ba
+ Giả vờ không nghe con nói
+ Dồn con vào thế bí
+ Im lặng chờ đợi
-> Buồn-> sẵn lòng tha thứ-> hiền lành, nhân hậu, bao dung
=> Bất lực trước tình yêu thương bị con khước từ quyết liệt
- Khi sắp đi :
Từ đôi mắt , lời nói đều toát lên tình yêu thương con tha thiết, giàu lòng hi sinh
- Khi con nhận là cha: anh sung sướng phát khóc, không muốn rời con
-> Tình phụ tử cháy bỏng, nồng nàn khi con cất tiếng gọi ba
* Khi ở chiến trường: 
- Luôn thương nhớ con, day dứt vì đánh con
- Truyền tình yêu thương sâu nặng vào kỉ vật tặng con: chiếc lược ngà
- Lúc sắp qua đời : nhớ đến mong ước của con, nhờ trao kỉ vật cho con.
=> Tình phụ tử mãnh liệt, phi thường, thiêng liêng, bất diệt
III. Ghi nhớ 
IV. Luyện tập.
1/ Vì sao tác giả không đặt tên truyện là:
- Cuộc gặp gỡ cuối cùng.
- Tình cha con.
- Câu chuyện cảm động về tình cha con.
- Chuyện kể của tôi ( Anh Ba)
4. Củng cố(5’)
- Cảm nghĩ của em qua tình huống truyện
- Qua truyện giúp em rút ra được bài học gì?
HS: thực hiện các yêu cầu
GV: Chốt lại nội dung tiết học
Bài tập: Chọn câu trả lời đúng:
1. Vì sao tác giả đặt tên cho tác phẩm là “ chiếc lược ngà”
A. Vì ngà voi rất quý và lại gắn với tình yêu thương con
B. Chiếc ngà voi là kỉ vật của tình cha con thiêng liêng sâu sắc
C. Vì ông sáu mất nhiều công sức vì nó mà chưa có dịp trao con
B. Vì bé Thu dặn cha mua cho một cây lược
5. Hướng dẫn về nhà(2’)
- Học bài theo hướng dẫn phân tích để nắm được diễn biến tâm trạng bé Thu, tâm trạng người cha
- Sưu tầm các tác phẩm viết về tình cảm gia đình
- Chuẩn bị bài “ Ôn tập Tiếng việt( Các phương châm hội thoại...cách dẫn trực tiếp, gián tiếp”
	+ Xem lại kiến thức lí thuyết
	+ Làm các bài tập
*********************************************************************
Tuần 15
Tiết 73
 Ngày soạn: 25/11/2013 
 Ngày dạy: 27/11/2013
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Giúp hs : 
- Các phương châm hội thoại
- Xưng hô trong hội toại
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
 2. Kĩ năng:
- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
 3. Thái độ: 
- Cách giao tiếp đúng mực, lịch sự trong cuộc sống. 
II. Chuẩn bị
 1/ Giáo viên : Bảng phụ bài tập
 2/ Học sinh: soạn bài theo hướng dẫn: Hệ thống các kiến thức đã học về Tiếng Việt
III. Tiến trình lên lớp
 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. (1’ )
 2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra trong bài học
 3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’) Để củng cố thêm những gì trọng tâm ở phân tiếng Việt HKI, nhất là vấn để giao tiếp sao cho có hiệu quả. Chúng ta hãy cùng ôn lại những kiến thức đã học qua tiết này.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
13’
25’
Hoạt động 1: HD HS ơn lại các kiến thức về phương châm hội thoại
HS: Lên bảng vễ sơ đồ các phương châm hội thoại
? Hãy nhắc lại nội dung từng phương châm hội thoại? Cho ví dụ?
HS: Nêu lại kiến thức
? Kể một tình huống giao tiếp mà một số phương châm hình thức không được tuân thủ?
HS: Kể tình huống
? Cho các tình huống sau, hãy chỉ ra tình huống nào không vi phạm và tình huống nào vi phạm phương châm hội thoại? (bảng phụ)
a/ -Anh đã ăn cơm chưa?
- Từ lúc tôi vô, tôi vẫn chưa ăn cơm.
b/ - Con bò to gần bằng con trâu.
- Con bò to gần bằng con voi.( vi phạm về chất)
c/ Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không? (CT)
HS : Tự thảo luận và làm các tình huống đã cho ở trên.
Hoạt động 2: HD làm bài tập bổ trợ
Bài 1: Các trường hợp sau phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại nào?
- Nói ba hoa thiên tướng
- Có một thốt ra mười
- nói mò nói mẫm
- nói thêm nói thắt
- nói một tât lên trời
=> Vi phạm phương châm về chất
- Nói dây cà ra dây muống, nói đồng quang sang đồng rậm, nói ấm a ấm ớ
=> Vi phạm phương châm cách thức
Bài 2: Cô Hà là giáo viên và là hàng xóm thân quen của bà Ngân. Thấy cô Hà xách cặp đi qua cổng, bà Ngân đon đả:
- Cô Hà đi dạy học à?
Cô Hà đáp: Chào bà
Đáp xong cô Hà đi thẳng. Cả hai không tỏ vẻ băn khoăn gì. Trong trường hợp trên cô Hà có vi phạm phương châm quan hệ không? Vì sao?
=> Không vi phạm pc quan hệ: bởi 2 người hiểu ý nhau, thực chất câu hỏi là lời chào.
Bài 3: Vận dụng PC hội thoại phân tích lỗi và sửa lại cho đúng:
a. Với cương vị là quyền giám đốc xí nghiệp, tôi xin cảm ơn các đồng chí
-> Vi phạm PC lịch sự, phương châm về lượng-> Thay mặt ban giám đốc...
b. Thấy bạn đến chậm, Hà liền nói: Cậu có họ hàng với rùa phải không?
-> Vi phạm PC lịch sự
I.Các phương châm hội thoại.
1. Nội dung các phương châm hội thoại
- Phương châm về lượng.
- Phương châm về chất
- Phương châm quan hệ
- Phương châm cách thức.
- Phương châm lịch sự.
2. Bài tập.
Bài 4: Một khách mua hàng hỏi người bán:
- Hàng này có tốt không anh?
- Mốt mới đấy! Mua đi! Dùng rồi sẽ biết anh ạ.
=> Vi phạm PC cách thức: cách nói nửa vời, mục đích để bán được hàng
Bài 5: vận dụng PC hội thoại để phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật của ND trong đoạn thơ sau:
“ Hỏi tên, rằng: “ Mã Giám Sinh”, 
Hỏi quê, rằng: huyện Lâm Thanh cũng gần”
=> Vi phạm PC lịch sự: nói năng cộc lốc, khiếm nhã-> bản chất con người hắn
4.Củng cố :(3’)
- Nhắc lại các phương châm hội thoại đã học ?
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Xem lại tất cả các kiến thức đã học về Tiếng Việt
- Làm các bài tập, chuẩn bị phần xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp, gián tiếp
*********************************************
Tuần 15
Tiết 74
 Ngày soạn: 26/11/2013 
 Ngày dạy: 28/11/2013
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT(TT)
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Giúp hs : 
- Các phương châm hội thoại
- Xưng hô trong hội toại
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
 2. Kĩ năng:
- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
 3. Thái độ: 
- Cách giao tiếp đúng mực, lịch sự trong cuộc sống. 
II. Chuẩn bị
 1/ Giáo viên : Bảng phụ bài tập
 2/ Học sinh: soạn bài theo hướng dẫn: Hệ thống các kiến thức đã học về Tiếng Việt
III. Tiến trình lên lớp
 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. (1’ )
 2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra trong bài học
 3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’) Để củng cố thêm những gì trọng tâm ở phân tiếng Việt HKI, nhất là vấn để giao tiếp sao cho có hiệu quả. Chúng ta hãy cùng ôn lại những kiến thức đã học qua tiết này
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
15’
19’
Hoạt động 1: HD ôn tập xưng hô trong hội thoại
? Kể tên các đại từ xưng hô chia theo ngôi?
HS : Tự suy nghĩ phát biểu.
? Ngoài đại từ xưng hô còn có các từ nào cũng dùng xưng hô? Lấy ví dụ cụ thể?
HS : Các từ chỉ quan hệ họ hàng: Cô, dì, chu,ù bác, ông bà, cha, mẹ
? Ngày xưa, trong xã hội quân thần, việc xưng hô với vua, với những nhà sư, kẻ sĩ như thế nào? Hiện nay những từ đó thay thế bằng từ nào?
HS : Dùng từ bệ hạ/ Ngày nay được dùng bằng từ quí cô, gọi người nghe là anh , là bác thay con
GV: Giải thích phương châm xưng hô “ xưng thì khiêm, hô thì tôn”
HS: Khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính
? Trong tiếng Việt có những cách dùng từ xưng hô nào?
HS : Suy nghĩ phát biểu.
? Mục đích lựa chọn từ xưng hô có tác dụng gì?
HS: Thể hiện tính chất giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
* Bài tập:
1. Xác định ngôi của từ em trong các trường hợp sau:
- Anh em có nhà không?-> ngôi 2( người nghe)
- Anh em đi chới với bạn rồi.-> ngôi 1( người nói xưng)
- Em đã đi học chưa con?-> Ngôi 3( người được nói đến)
Hoạt động 3: HD ôn tập cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
? Phân biệt cách dẫn trực tiếp và gián tiếp?
HS: Đọc đoạn trích
? Chuyển lời đối thoại trong văn bản thành lời dẫn gián tiếp
HS: Viết bài, đọc bài
GV: Nhận xét
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.
NT trả lời rằng bấy giờ trong nước trong không , lòng người tan rã , quân Thanh ở xa tới , không biết tình hình quân ta yếu mạnh , không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua QT ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan
* Bài tập.
Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp:
a. Nhân vật ông Giáo trong truyện Lão Hạc thầm hứa sẽ nói với người con trai lão Hạc rằng: “ Đây là cái vườn mà cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào?
b. Nam đã hứa với tôi như đinh đóng cột: “ Tối mai tôi sẽ gặp các bạn ở bến Nhà Rồng”
HS: viết
GV: sửa bài
II. Xưng hô trong hội thoại.
- Các từ ngữ xưng hô: 
+ Ngôi thứ 1: tôi, tao, tớ
+ Ngôi thứ 2: mày, bạn.
+ Ngôi thứ 3: chúng nó, bọn kia
* Dùng các từ chỉ quan hệ họ hàng, quan hệ xã hội làm từ xưng hô.
- Thời trước: Bệ hạ, bần tăng, bần sĩ.
- Ngày nay: quí ông, quí bà 
- Xưng thì khiêm, hô thì tôn
- Trong Tiếng Việt khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô:
+ Dùng từ thân tộc.
+ Dùng từ chỉ chức vụ nghề nghiệp.
+ Tên riêng.
- Mỗi từ xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
=> Chú ý lựa chọn để có hiệu quả trong giao tiếp.
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
a.Phân biệt cách dẫn:
- Dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn từ ngữ hoặc câu văn, đoạn văn của người khác một cách nguyên vẹn, không thêm bớt. Đặt phần được dẫn trong dấu ngoặc kép
VD: Bấy giời bà mẹ mới vui lòng nói: “ Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”
- Dẫn gián tiếp: là nhắc lại lời hay ý của người hoặc nhân vật theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên văn
-> có thể thay đổi một số từ ngữ, không đặt trong ngoặc kép
VD: Bấy giời bà mẹ mới vui lòng nói rằng đây làchỗ con bà ở được.
4.Củng cố :(7’)
- Viết đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp nhân vật ông Hai trong đó có sử dụng từ ngữ xưng hô và cách dẫn trực tiếp, gián tiếp?
HS: Viết bài
GV: thu vở chấm
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Xem lại tất cả các kiến thức đã học về Tiếng Việt
- Tìm và làm các bài tập phần xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp, gián tiếp
- Oân tập Tiếng Việt chuẩn bị cho bài : Kiểm tra Tiếng Việt
	+ Văn bản hiện đại
	+ Các phương châm hội thoại, thuật ngữ, phép tu từ, chữa lỗi dùng từ
	+ Văn tự sự kết họp đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
********************************************
Tuần 15
Tiết 75
 Ngày soạn: 26/11/2013 
 Ngày dạy: 28/11/2013
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Giúp hs : 
- Kiểm tra sự nhận thức của học sinh về Tiếng Việt lớp 9 dã học ở kì 1 : Về phần từ vựng đãtổng kết , phần phương châm hội thoại, phần xưng hô trong hội thoại.
 2. Kĩ năng:
- Diễn đạt, giả thích, tổng hợp vấn đề tiếng Việt. 
 3. Thái độ: 
- Có ý thức dùng phương tiện ngôn ngữ cho phù hợp mà lại có hiệu quatrong giao tiếp cũng như tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị
 1/ Giáo viên : Ra đề+ đáp án
 2/ Học sinh: học bài ở nhà theo hướng dẫn
III. Tiến trình lên lớp
 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp
 2/ GV phát đề 
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nội dung 1:
Văn học
- Chiếc lược ngà
- VB: “Đồn thuyền đánh cá”
-Ý nghĩa nhan đề “Chiếc lược ngà’’
- Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ
Số câu:
2
2
Số điểm:
0,5
0,5
Nội dung 2:
Tiếng Việt
- Phương châm hội thoại: 
- Nhận biết nội dung phương châm về chất
- Xác định sự vi phạm phương châm hội thoại
Phương châm về lượng
Phương châm về chất 
Phương châm quan hệ Phương châm cách thức.
- Thuật ngữ
- Chữa lỗi dùng từ
- Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
- Phát hiện lỗi và sửa lại
Số câu:
1
1
2
4
Số điểm:
0,25
1
4
5,25
Nội dung 3:
Tập làm văn
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
- Tự sự kết hợp đối thoại và độc thoại nội tâm.
- Xác định hình thức ngơn ngữ được sử dụng.
- Viết đoạn văn tự sự cĩ kết hợp đối thoại và độc thoại nội tâm
Số câu:
1
 1
 2
Số điểm:
0,25
 4
4 ,25
TS câu:
3
2
2
1
8
TS điểm:
0,75
1,25
4
4
10
ĐỀ BÀI
I.TRẮC NGHIỆM: (2điểm) 
 Câu 1: (1điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
1.Vì sao tác giả Nguyễn Quang Sáng lại đặt tên cho tác phẩm là “Chiếc lược ngà’’?
A. Vì ngà voi rất quý lại gắn với tình yêu con của ông Sáu	
B. Chiếc lược ngà là kỉ vật của tình cha con thiêng liêng sâu sắc
C. Vì ông Sáu mất nhiều cơng sức để làm mà chưa trao kịp cho con
D. Vì bé thu dặn cha mua cho cây lược
2. Dòng nào nói đúng nội dung của phương châm về chất trong giao tiếp?
A. Nói có nội dung, nội dung đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp: không thiếu, không thừa.
B. Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. 
C. Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.	 	
D. Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
3. Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào loại ngôn ngữ gì?
“ Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: 
- Hà, nắng gớm, về nào...“
A. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật	 B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
C. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật	 D. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
4. Câu thơ “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa’’ trích trong “Đoàn thuyền đánh cá” đã sử dụng những phép tu từ nào?
Nhân hóa và ẩn dụ 	B. So sánh và nhân hóa
C. Ẩn dụ và hoán dụ 	D. So sánh và điệp ngữ
Câu 2(1 điểm): Lựa chọn từ ngữ thích hợp và đi

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Viet_bai_tap_lam_van_so_2_Van_tu_su.doc