Giáo án: Ngữ văn 9 năm học 2015 - 2016

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cch Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận x hội qua một đoạn văn cụ thể.

1.2. Kỹ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

-Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

1.3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác.

 

doc 391 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1233Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 9 năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
-Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
1.2. Kỹ năng:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu lao động, có cách sống và suy nghĩ đẹp đẽ, cống hiến cho xã hội, quan hệ tốt đẹp và trân trọng mọi người. 
2.TRỌNG TÂM:
-Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm.
3. CHUẨN BỊ:. 
3.1.Giáo viên: Tranh “Lặng lẽ Sapa”, bảng phụ
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
4.2 Kiểm tra miệng:
1. Tình cảm của ông Hai với làng chợ Dầu? Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc như thế nào? (7đ)
2. Người kể chuyện là ai? (1đ)
a. Bác Thứ. b. Ông Hai. 
c. Ông chủ tịch. d. Người kể không xuất hiện.
3. Kiểm tra vở bài tập của học sinh. (2đ)
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt đông 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên gọi học sinh đọc. Giáo viên nhận xét.
- Dựa vào chú thích em hãy nêu sơ lược về tác giả và tác phẩm.
* Hoạt đôïng 2:
- Em nhận xét về cốt truyện và tình huống của truyện?
- Có “một bức chân dung “ theo tác giả đó là ai? Qua nhân vật nào?
- Ngôi kể là ngôi thứ mấy?
+ Ngôi thứ ba.
- Kể tên một số nhân vật có trong truyện?
+ Anh đo " bản đồ sét.
+ Anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng.
+ Anh kĩ sư vườn rau.
+ Các chú bộ đội.
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
- Nguyễn Thành Long có những đóng góp cho nền văn học Viết Nam hiện đại ở thể loại truyện và kí.
- Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả.
 II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Nhận xét về cốt truyện:
- Cốt truyện đơn giản.
- Tình huống: 3 người trên xe, gặp anh thanh niên trong khoảng thời gian rất ngắn (30’).
- Anh thanh niên hiện ra rất đẹp đẽ, là điểm sáng của tác phẩm. Anh chính là “bức chân dung” đáng để trân trọng. 
- Anh hiện ra qua lời giới thiệu của bác tài xế, trong một tờ báo địa phương của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư.
4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
1. Nêu cốt truyện chính là gì?
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học thuộc nội dung bài.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Lặng lẽ Sa Pa
Đọc và trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5.RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phương pháp	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	
Bài 14. Tiết 65. 
Tuần dạy 13
 LẶNG LẼ SA PA (tt)
 (Trích – Nguyễn Thành Long)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
-Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
1.2. Kỹ năng:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu lao động, có cách sống và suy nghĩ đẹp đẽ, cống hiến cho xã hội, quan hệ tốt đẹp và trân trọng mọi người. 
2.TRỌNG TÂM:
-Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm.
3. CHUẨN BỊ:. 
3.1.Giáo viên: Tranh “Lặng lẽ Sapa”, bảng phụ
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
4.2/ Kiểm tra miệng:
1. Nêu cốt truyện chính là gì?
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn.
2. Nhân vật anh thanh niên chủ yếu được miêu tả bằng cách nào? (3đ)
a. Tự giới thiệu về mình.
b. Tác giả miêu tả trực tiếp.
c. Được các nhân vật khác giới thiệu.
d. Qua lời kể của ông hoạ sĩ.
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Tình huống nhân vật xuất hiện?
- Nêu hoàn cảnh sống và làm việc?
+ Sống một mình trên núi cao, giữa mây mù, sương núi Sapa, không một bóng người.
+ Nhiệm vụ: đo gió, mưa, chấn động vỏ địa cầu, dự báo thời tiết.
- Suy nghĩ của anh về cuộc sống và công việc?
+ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi.
+ Phục vụ cho mọi người là niềm vui.
+ Đọc sách làm bạn.
+ Tính tình rất tốt, vui vẻ, cởi mở với mọi người, quý trọng con người, xem công việc mình là nhỏ bé, còn của người khác mới lớn lao.
] Là người rất đáng trân trọng, đáng yêu.
- Phân tích nhân vật ông hoạ sĩ?
+ Vị trí trung tâm xuyên suốt câu chuyện.
- Suy nghĩ của ông về nghệ thuật và con người?
- Cảm xúc trước người thanh niên ở trạm khí tượng một mình?
+ Ông đã tìm ra nét đẹp đáng để sáng tác, ông sợ nghệ thuật hội hoạ của ông không thể diễn tả hết được những vẻ đẹp của người thanh niên.
- Nêu một số nhân vật khác làm nổi bậc những con người lao động cống hiến cho đời?
+ Cô kĩ sư, bác lái xe.
- Nêu vài nét về nghệ thuật?(phương thức biểu đạt, chất trữ tình, tình huống truyện)
- Phát biểu chủ đề của truyện?
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi học sinh làm bài tập giáo viên sửa.
2. Nhân vật anh thanh niên:
- Anh đã xuất hiện trong chốc lát nhưng đã tạo ấn tượng cho mọi người.
- Anh sống và làm việc trong một hoàn cảnh thật đặc biệt, khó khăn, cô đơn, vắng vẻ trên núi cao chỉ có một mình.
- Công việc: làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, phục vụ sản xuất, chiến đấu.
- Đòi hỏi tính tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cao, chính xác, đúng giờ.
- Anh ý thức được công việc của mình là có ích cho cuộc sống.
- Anh còn sắp xếp công việc ngăn nắp, trồng hoa, nuôi gà, đọc sách
- Phẩm chất đáng quí: sống có tình cảm, khiêm tốn, vui vẻ, đối đãi tốt với mọi người, cách sống và suy nghĩ rất tốt.
3. Nhân vật ông hoạ sĩ:
- Có suy nghĩ tốt đẹp về con người, về nghệ thuật.
- Rất khâm phục người thanh niên.
- Ông đã làm cho hình ảnh anh thanh niên sáng đẹp lên và chứa đựng chiều sâu tư tưởng.
- Cô kĩ sư: khi gặp anh, trong cô bỗng bừng dậy những tình cảm lớn lao, cao đẹp, yên tâm về sự lựa chọn đúng đắn của mình.
- Bác lái xe: kể và làm cho mọi người chú ý về nhân vật anh thanh niên.
- Những người: Ông kĩ sư ở vườn rau, anh vẽ bản đồ sét, anh bạn trên đỉnh Yên Sơn là những người làm việc thầm lặng cống hiến cho đời.
4. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc ; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
- Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận.
- Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.
5. Ý nghĩa văn bản.
 Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ, qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến Tổ quốc.
4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
?. Thử thách lớn nhất của thanh niên là gì?
a. Công việc nhẹ, nhưng khó khăn về thời tiết lạnh giá.
b. Cuộc sống thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần.
c. Sự cô đơn, vắng vẻ.
d. Các ý trên đều đúng. 
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học thuộc nội dung bài.
+ Đọc diễn cảm tác phẩm.
+ Viết một đoạn văn ghi lại cảm nhận về một vài chi tiết nghệ thuật mà bản thân thích thân.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chiếc lược ngà.
Trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5.RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phương pháp	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	
Bài 14. Tiết 66,67. 
Tuần dạy 14
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. 
1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết, diễn đạt, trình bày. 
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức khi làm bài. 
2.TRỌNG TÂM:
- Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. 
3. CHUẨN BỊ:. 
3.1.Giáo viên: Đề
3.2. Học sinh: Chuẩn bị trước.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
4.2 Kiểm tra miệng:
- Không.
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Giáo viên đọc và chép đề lên bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề trước khi làm bài.
ĐỀ:
Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.
Đáp án:
Mở bài:
- Giới thiệu câu chuyện kể, em trót xem nhật kí làm bạn buồn.
Thân bài:
- Lí do xem nhật kí của bạn.
- Nêu một vài nội dung chính trong quyển nhật kí mà em đã xem.
- Bạn biết, bạn buồn như thế nào?
- Em nhận lỗi và bạn đã bỏ qua.
( trong kể có miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm).
Kết bài:
- Bài học cho bản thân.
- Lời nhắn nhủ. 
4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
- Kiểm tra bài cẩn thận trước khi nộp.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5.RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phương pháp	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	
Bài 14. Tiết 74. 
Tuần dạy 15
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG 
VĂN BẢN TỰ SỰ
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu và nhận diện được thế nào người kể chuyện, vai trò người kể chuyện và ngôi kể trong văn bản tự sự. 
1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện người kể chuyện và kết hợp yếu tố này trong khi nói và viết. 
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình cảm, thái độ của học sinh qua tác phẩm tự sự 
2.TRỌNG TÂM:
- Giúp học sinh hiểu và nhận diện được thế nào người kể chuyện, vai trò người kể chuyện và ngôi kể trong văn bản tự sự. 
3. CHUẨN BỊ:. 
3.1.Giáo viên: Bảng phụ
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
4.2 Kiểm tra miệng:
- Không.
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa trang 192.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Đoạn trích kể về ai? Việc gì?
+ Kể về phút chia tay của anh thanh niên và cô kĩ sư, bác hoạ sĩ.
- Ai kể về các nhân vật và sự việc trên?
+ Tác giả, hoặc một người nào đó không phải các nhân vật.
- Tại sao ta biết?
+ Nếu nhân vật kể thì một nhân vật nào đó phải xưng hô, ngôi thứ nhất.
- Ngôi kể trong văn bản?
+ Ngôi thứ ba, gọi đúng tên của các nhân vật, người kể không có mặt trong tác phẩm.
- Các lời nhận xét là của người nào? Về ai?
+ Lời của người kể nhận xét về suy nghĩ của anh thanh niên như hoá thân nói hộ anh nhưng cũng là của tác giả, của mọi người. 
- Người kể đã thể hiện tất cả những hành động, suy nghĩ, việc làm của nhân vật, kể câu chuyện toàn diện" có ý nghĩa " có thể đánh giá như thế.
- Vị trí của ngườikể chuyện?
+ Ngôi thứ ba, ở ngoài tác phẩm.
- Ý nghĩa của câu chuyện?
+ Hiểu biết tất cả mọi sự việc, diễn biến tính cách nhân vật.
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2:
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi học sinh làm bài tập giáo viên sửa. 
I/ Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự:
- Ngôi thứ nhất: xưng tôi.
- Ngôi thứ ba: gọi tên các nhân vật theo đúng tên của chúng.
- Kể theo ngôi ba người kể giấu mặt không có tê trong tác phẩm, nhưng có mặt ở khắp nơi trong tác phẩm.
- Người kể dường như biết hết mọi việc mọi hành động, tâm tư, tình cảm các nhân vật.
- Người kể có vai trò: Dẫn chuyện, giới thiệu nhân vật, tình huống, tả người, cảnh vật, nhận xét đánh giá những điều được kể.
 * Kết luận: Ghi nhớ sgk trang 193. 
II/ Luyện tập:
4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
1. Truyện “Làng, Người con gái Nam Xương” được kể theo ngôi thứ ba?
a. Đúng. b. Sai.
2. Người kể theo ngôi thứ ba có vai trò như thế nào?
a. Người dẫn dắt câu chuyện.
b. Giới thiệu nhân vật, tình huống.
c. Tả người, cảnh, tâm trạng, nhận xét đánh giá.
d. Các ý trên đều đúng.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5.RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phương pháp	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	
Bài 14. Tiết 71. 
Tuần dạy 15
CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Nguyễn Quang Sáng)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của nhân vật ông Sáu và bé Thu trong truyện. 
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu. Xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. 
1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn. 
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình cảm sâu nặng giữa cha và con, hiểu được cuộc sống trong chiến tranh của con người đầy ắp tình người. 
2.TRỌNG TÂM:
- Giúp học sinh cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của nhân vật ông Sáu và bé Thu trong truyện. 
3. CHUẨN BỊ:. 
3.1.Giáo viên: Bảng phụ
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
4.2 Kiểm tra miệng:
1. Nêu hoàn cảnh sống, làm việc suy nghĩ và tính cách của anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn?(7đ)
2. Nhân vật anh thanh niên chủ yếu được miêu tả bằng cách nào? (3đ)
a. Tự giới thiệu về mình.
b. Tác giả miêu tả trực tiếp.
c. Được các nhân vật khác giới thiệu.
d. Qua lời kể của ông hoạ sĩ.
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên gọi học sinh đọc. Giáo viên nhận xét.
- Dựa vào chú thích em hãy nêu sơ lược về tác giả và tác phẩm.
* Hoạt động 2:
- Hãy tóm tắt cốt truyện và nêu tình huống của truyện?
+ Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách, con không nhận ra cha.
+ Khi nhận ra thì ông Sáu đã ra đi.
+ Ông làm chiếc lược tặng cho con nhưng chưa kịp thì đã hy sinh.
+ Ông nhờ bác Ba trao lại cho con.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Nhóm 1: Khi ông Sáu mới về.
- N2: Khi ở nhà mấy ngày.
- N3: Khi về ngoại.
- N4: Khi ông Sáu sắp đi xa
 - Đánh giá nhân vật bé Thu? 
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật?
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
- Tác giả:
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 ở An Giang.
- Tác phẩm:
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966.
- Chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Tóm tắt cốt truyện:
2. Diễn biến tâm trạng hành động của nhân vật bé Thu:
- Khi ông Sáu mới về gọi bé Thu bằng con xưng ba.
- Bé Thu hốt hoảng, mặt tái đi, vụt chạy, kêu thét lên.
- Bé Thu không chịu gọi ba, chỉ kêu trống không.
- Tình thế bắt buộc gọi chỉ nói trổng hoặc “người ta”.
- Hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho.
- Bị ba đánh, bé bỏ về ngoại, cố ý làm cho mọi người biết.
] Em là người rất ương ngạnh, dứt khoát, cứng rắn không nhận cha vì ông Sáu khác người cha trong tấm ảnh.
- Khi nhận ra cha (do ngoại giải thích).
+ Em thay đổi thái độ, gọi ông là ba, tiếng kêu như xé.
+ Giữ chặt không cho ba đi, bảo ở nhà.
+ Ôm hôn ba cùng khắp, thắm thiết " tình cha con sâu nặng, vô bờ bến.
- Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí nhân vậtrất phù hợp với nhân vật trẻ thơ sinh động, bất ngờ. 
4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
1. Tác phẩm cùng thể loại với văn bản nào?
a. Hoàng Lê nhất thống chí. b. chuyện cũ trong phủ chúa.
c. Làng. d. Phong cách Hồ Chí Minh.
2. Người kể chuyện là ai?
a. Anh Sáu. b. Bé Thu. c. Bác Ba. d. Mẹ bé Thu.
3. Nội dung chính của văn bản là gì?
a. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le trong chiến tranh.
b. Tình đồng chí trong kháng chiến.
c. Tình quân dân trong chiến tranh.
d. Các ý trên đều đúng.
4. Tính cách của nhân vật bé Thu?
a. Ngoan hiền, rất thương cha.
b. Ngây thơ, hồn nhiên, chân thật, đáng yêu.
c. Ương ngạnh, cứng cỏi, cá tính mạnh mẽ, quyết liệt. 
d. Các ý trên đều đúng.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5.RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phương pháp	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	
Bài 14. Tiết 72. 
Tuần dạy 15
CHIẾC LƯỢC NGÀ(tt)
(Nguyễn Quang Sáng)
1. MỤC TIÊU: ( Như tiết 71)
2.TRỌNG TÂM:
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu. Xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. 
3. CHUẨN BỊ:. 
3.1.Giáo viên: Bảng phụ
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
4.2 Kiểm tra miệng:
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa đoạn tiếp theo.
- Tình cảm sâu nặng cao đẹp của ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào?
+ Tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu trong câu chuyện gợi lên những đau thương, mất mác, éo le mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu người, bao gia đình.
- Nhận xét nét đẹp trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng?
- Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
+ Bác Ba là người bạn thân của ông Sáu.
- Cách chọn vai kể có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện.
* Hoạt động 3:
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi học sinh làm bài tập giáo viên sửa.
3. Tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu:
- Ở chiến khu luôn nhớ về đứa con chỉ thấy qua ảnh.
- Mong đứa con gọi tiếng ba.
- Ông ân hận vì đã đánh nó.
- Ông dồn hết tâm trí, sức lực để làm cây lược tặng con để phần nào bù đắp tình cảm thiếu thốn.
- Chiếc lược thể hiện tình cảm yêu mến, nhớ thương của người cha đối với con.
] Ông Sáu là một cán bộ cách mạng yêu nước, yêu gia đình, giữ đúng lời hứa với con, tình cảm đồng đội thật sâu sắc.
4. Nghệ thuật:
- Cốt truyện được xây dựng chặt chẽ, bất ngờ, hợp lí, miêu tả tâm lí trẻ thơ.
- Ngôi kể thứ nhất và người kể chuyện là bạn thân cua rnhân vật chính nên hiểu thấu, chứng kiến cảnh ngộ " kể câu chuyện như thật.
- Chủ động kể xen bình luận làm nổi bật nội dung tư tưởng của truyện.
* Kết luận: Ghi nhớ sgk trang 202.
III/ Luyện tập:
4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
1. Lí do nào để bé Thu không nhận ông Sáu là cha?
a. Vì ông Sáu già hơn trước.
b. Vì ông Sáu trông dữ dằn hơn.
c. Vì mặt ông Sáu có thêm vết sẹo.
d. Vì ông Sáu đi lâu, bé Thu quên mất hình cha. 
2. Tác dụng của người kể trong văn bản?
a. Làm cho câu chuyện khách quan, gần gũi, đáng tin cậy.
b. Vừa kể, vừa bày tỏ thái độ, tình cảm đối với những nhân vật trong truyện.
c. Cả hai ý trên đều đúng. 
3. Ý nào chứng tỏ ông Sau rất thương con?
a. Về thăm con sau tám năm xa cách.
b. Làm chiếc lược bằng ngà tặng con.
c. Gẵp trứng cá cho con.
d. Các ý trên đều đúng.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài họ

Tài liệu đính kèm:

  • docvan9.doc