Giáo án: Ngữ văn 9 - Trường THCS Sơn Tinh

TUẦN 9 .TIẾT 41

 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

 (Phần Văn)

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương từ sau năm 1975.

- Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.

- Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.

- Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975.

2. Kỹ năng:

- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.

- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.

- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.

 

doc 172 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 732Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 9 - Trường THCS Sơn Tinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghĩa tình đã qua, phản bội lại chính mình. Đó chính là quy luật của cuộc sống tình cảm con người, không ít người sống và nghĩ như vậy, coi đó là chuyện bình thường đương nhiên.
? Trong hoàn cảnh đó bất ngờ tình huống gì đã xảy ra?
*Tình huống:
- Thình lình đèn điện tắt : Phòng tối
 mở cửa đột ngột vầng trăng tròn
? Từ thình lình gợi cho ta điều gì?
? Tác giả đó sử dụng nghệ thuật gì
-> NT: Sử dụng tính từ, động từ
 “Thình lình”: Sự bất ngờ, nhanh chóng “Vội”, “bật”, “tung”: Sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả để tìm nguồn sáng.
 Đột ngột”: Tự nhiên, bất ngờ, ngỡ ngàng.
=> Vầng trăng tròn gợi nhớ quá khứ
- GV: Khi đèn điện tắt, nhân vật trữ tình vội vã đi tìm nguồn sáng thì bất ngờ gặp ánh sáng của vầng trăng tròn vành vạnh khi xưa.
Cho HS thảo luận vầng trăng sáng lúc này có ý nghĩa gì?
? Nhận xét về tư thế, tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi đột ngột gặp lại vầng trăng.
? NX về nghệ thuật của tác giả khi diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
? Tác dụng của BPNT đó.
 - Tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt.
 “Có cái gì rưng rưng’’ NT: So sánh, liệt kê, điệp ngữ 
 Như là => từ diễn tả tâm trạng, cảm xúc
 Như là...” không trực tiếp, không cụ 
 thể “có cái gì”, từ láy.
=> Tâm trạng cảm động chợt dâng trào khi gặp lại vầng trăng, gợi nhớ biết bao kỷ niệm
HS đọc khổ thơ cuối
 ? Hình ảnh trăng cứ tròn vành vạnh có ý nghĩa gì?
 Ngoài nghĩa đen, còn có nghĩa tượng trưng : Người bạn tri kỷ vẫn vẹn nguyên nghĩa tình bao dung và tha thứ.
? “Ánh trăng im phăng phắc’’Nhân hoá, từ láy có ý nghĩa gì?
=> Trăng nghiêm khắc nhắc nhở
? Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” “ánh trăng im phăng phắc” có những ý nghĩa gì.
- HS: Trả lời
- GV: Vầng trăng im phăng phắc thể hiện: Thái độ nghiêm khắc nhắc nhở có gì đó không vui, sự trách móc trong im lặng, sự tự vấn lương tâm, con người có thể lãng quên quá khứ nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệ
? Phân tích cái giật mình khi nhà thơ nhìn trăng.
* Thảo luận nhóm.
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
? Nêu chủ đề và khái quát ý nghĩa của bài thơ.
- 1HS đọc ghi nhớ
HĐ 3: HD luyện tập
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Nguyễn Duy sinh năm 1948 tại TP Thanh Hoá ông từng gia nhập quân đội, 1975 làm báo.
2. Tác phẩm:
- Tác phẩm “Ánh trăng” sáng tác 1978 đạt giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984.
- Thể thơ: 5 tiếng
II. Đọc- Hiểu văn bản:
1. Đọc – tìm hiểu từ khó:
2. Bố cục: 3 phần:
+ Phần1: 2 khổ thơ đầu:vầng trăng trong quá khứ
+ Phần2: 2 Khổ tiếp: vầng trăng hiện tại
+ Phần3: Khổ 5,6 Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả.
3. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự, trữ tình
4. Phân tích: 
a).Vầng trăng trong quá khứ
- Hồi nhỏ sống với đồng
 Với sông> NT: điệp từ
 Với bể 
 Hồi chiến tranh ở rừng
 Trăng - người -> tri kỉ -> nhân hóa
- Nhà thơ kể rằng hồi còn nhỏ ở đồng, ở quê, thời chiến tranh đi lính ở rừng ,sống hồn nhiên, rất gần gũi với trăng. Trăng với nhà thơ thân thiết đến mức như đôi bạn tri âm. Tưởng như không bao giờ quên được.
b) .Vầng trăng trong hiện tại:
* Hoàn cảnh:
- Từ ngày về thành phố có điện sáng, có cửa gương, cuộc sống đầy đủTrăng vẫn đi qua phố , qua ngõ nhà anh nhưng anh lại hoàn toàn dửng dưng.Vì không cần đến nó nữa.
*Tình huống:
Tình huống thật bất ngờ mất điện.Khiến nhà thơ vội bật tung cửa sổ để đi tìm nguồn sáng.Tình cờ gặp lại vầng trăng tròn đột ngột xuất hiện.
Như vậy vầng trăng sáng lúc này có ý nghĩa. Nó như một cứu cánh để chiếu sáng căn phòng. Nó cũng khơi gợi tâm trạng suy ngẫm của nhà thơ.
c. Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ.
- Tư thế ngửa mặt lên nhìn trăng .Có
 cái gì rưng rưng.Vầng trăng đã gợi nhớ bao kỉ niệm thời quá khứ: Nhớ sông, nhớ bể, nhớ núi rừngNơi đó đã gắn bó với anh bao kỉ niệm.Đến đây ta lại bắt gặp tâm trạng nhìn trăng mà nhớ quê nhà da diết của nhà thơ Lý Bạch.
 - Vầng trăng cứ tròn vành vạnh vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đệp của quá khứ đầy đặn, thủy chung, bao dung nhân hậu của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, đất nước, nhân dân.
- Ánh trăng im phăng phắc là sự nhắc nhở, không vui,là sự chất vấn lương tâm dẫn đến cái giật mình ở câu cuối.
- Nhà thơ giật mình chợt nhận ra trong cách sống nông nổi vô tình của mình. Ăn năn phải thay đổi cách sống. Giật mình còn có ý nghĩa nhắc nhở nhà thơ sống không được quên đi quá khứ, phản bội lại quá khứ, phản bội lại thiên nhiên.
Ánh trăng chính là tiếng lòng suy ngẫm của Nguyễn Duy.
III. Tổng kết, ghi nhớ (SGK/157)
1. Nghệ thuật.
- Nghệ thuật kết cấu kết hợp giữa tự sự, trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu đậm.
- Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Trăng và vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người; Là biểu tưởng cho quá kkứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng.
1. Nội dung.
Bài thơ là lời nhắc nhở thấm thía về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên , đất nước bình dị, hiền hậu.
Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở , củng cố người đọc thái đọ sống “ Uống nước nhớ nguồn”, “ Ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ”.
IV. Luyện tập 
1.Cho HS đọc diễn cảm bài thơ.
 2.Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài Ánh trăng, kể lại nội dung bài thơ.
*DỰ KẾN TÌNH HUỐNG:
...
4. Củng cố
- Hệ thống bài.
- Nhấn mạnh chủ đề và ý nghĩa khái quát của bài thơ.
5. Dặn dò
 - Làm bài tập 2(SGK 157) 
 - Học thuộc lòng + đọc diễn cảm bài thơ. 
 - Phân tích bài thơ. 
 - Soạn tổng kết về từ vựng.
* RÚT KINH NGHIỆM:
 Ngày soạn: 15/11/2017
 Ngày dạy: ../11/2017
TUẦN 12.TI ẾT 60 
 Tiếng việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG 
 ( Luyện tập tổng hợp)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến Thức:
- Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng.
 - Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.
- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.
3. Thái độ:
 - Thấy được sự phong phú ,giàu đẹp của tiếng việt.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn giáo án , tư liệi tham khảo
- HS chuẩn bị bài ở nhà theo câu hỏi SGK
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn hs làm bài tập
1. Bài tập1(SGK /158) 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
? So sánh 2 dị bản của câu ca dao.
- GV: Như vậy: gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt; tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
2. Bài tập 2 (SGK/ 158)
? Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười sau.
? Vì sao người vợ lại hỏi như vậy.
3. Bài tập 3: (SGK /159)
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
? Các từ : vai, miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Phương thức ẩn dụ hay hoán dụ?
- HS đọc yêu cầu bài tập.
4. Bài tập 4:(SGK /160)
? Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ của bài thơ.?
- HS: Các từ thuộc 2 trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh say đắm, ngất ngây.(đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc( Cây xanh ..theo hồng)
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
5. Bài tập 5 (SGK/ 159)
? Tìm 5 VD về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng.
- 1HS đọc đề bài.
Đọc truyện cười.
? Chi tiết nào trong truyện gây cười.
5. Bài tập 6: (SGK /160)
- Chi tiết gây cười: “Đừng gọi bác sĩ , gọi cho bố ông đốc tờ!” 
 => Phê phán thói sính dùng từ ngữ nước ngoài của ông bố – dù đã sắp bị nguy hiểm đến tính mạng.
I. LUYỆN TẬP
1. Bài tập1(SGK /158) :So sánh 2 dị bản của câu ca dao
a. “Râu tôm nấu với ruột bầu
 Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”.
-> “Gật đầu”: cúi xuống ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý (động từ)
b. Râu tôm nấu với ruột bù 
 Chồng chan, vợ húp gật gù khen ngon.
 -> “Gật gù” Động từ, từ láy tượng hình ( mô tả tư thế) gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng. Món ăn đạm bạc, đôi vợ chồng nghèo vẫn thấy ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
 => Như vậy: gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt; 
2. Bài tập 2 (SGK/ 158)
- Chồng: + Đội này chỉ có một chân sút.
 -Vợ + Rõ khổ có 1 chân mà còn chơi bóng
 => Người vợ không hiểu cách nói của người chồng: Nói theo biện pháp tu từ hoán dụ ( lấy bộ phận chỉ toàn thể) nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn. ở đây người vợ hiểu theo nghĩa đen.
3. Bài tập 3: (SGK /159)
- Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng,chân , tay.
- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển.
+ Vai: Phương thức hoán dụ.
+ Đầu: Phương thức ẩn dụ (phần mũi súng nơi đạn được thoát ra).
4. Bài tập 4:(SGK /160)
- Nhóm từ : Đỏ, xanh, hồng nằm cùng trường nghĩa.
- Nhóm từ: Lửa, cháy, tro thuộc cùng trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ với lửa.
=> Xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ vơí người đọc, qua đó thể hiện mạnh mẽ tình yêu mãnh liệt.
5. Bài tập 5 (SGK/ 159)
- Các sự vật hiện tượng đó được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
- VD: Chim lợn: là loài chim cú có tiếng kêu eng éc như lợn.
- Xe cút kít: Xe thô sơ có một bánh gỗ 2 càng, do người sử dụng đẩy, khi chuyển động thường có tiếng kêu cút kít.
- Mực: Động vật sống ở biển, thân mềm, chân ở đầu có hình tua, có túi chứa chất lỏng đen như mực.
* DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................
4.Củng cố
- Hệ thống bài. 
- Các nội dung đã ôn luyện về trường từ vựng.
- Hoàn thiện các bài tập
 5. Dặn dò: Soạn bài mới: Luyện tập viết đoạn văn tự sự.
* RÚT KINH NGHIỆM:
 Ngày soạn: 19/11/2017
 Ngày dạy: ../11/2017
TUẦN 13.TI ẾT 61 
 LÀNG 
 ( Kim Lân ) T1
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- Cảm nhận được tình yêu làng thắm thiết với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai .
 - Thấy được biểu hiện sinh động về lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống pháp .
 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện : Xây dựng tình huống ,diễn biến tâm lí nhân vật ,miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng ,ngôn ngữ nhân vật quần chúng .
2.Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự ,đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật kể chuyện và tóm tắt truyện .
3.Thái độ:
- Có thái độ trân trọng tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân.
- GD lòng yêu nước, yêu làng quê.
II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:
Kĩ năng tự nhận thức: nhận thức về giá trị của tình yêu làng quê chân thành, giản dị của người nông dân VN trong kháng chiến- đó chính là sức mạnh của lòng yêu nước.
Kĩ năng giao tiếp: cùng trao đổi thảo luận về giá trị của lòng yêu nước.
Kĩ năng ra quyết định: điều chỉnh hành vi của mình để giáo dục lòng yêu làng quê, đất nước.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, PHƯƠ NG TIỆN:
Phương pháp: Đọc diễn cảm, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, trình bày một phút, tóm tắt nội dung tư liệu
Phương tiện: tranh ảnh chân dung nhà văn Kim Liên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Tổ chức: 	
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc lòng bài “ Ánh Trăng ‘ 
 - Phân tích cái hay của từ “ Giật mình ,im phăng phắc “.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:
Kim Lân là nhà văn của nông dân VN. Khi viết về người nông dân, Kim Lân luôn khơi tìm và khẳng điịnh những phẩm chất tốt đẹp đáng trân trọng ở họ. Trong truyện ngắn “ Làng”, Kim Lân đã xây dựng thành công hình ảnh một người nông dân thật đáng trọng bởi tình yêu làng thống nhất trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến.
Hoạt động của Thầy- Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Giáo viên hướng dẫn đọc và kể tóm tắt đoạn trích 
Giáo viên đọc mẫu một đoạn cho học sinh đọc và kể tóm tắt .
Trình bày những nét chính về tác giả và tác phẩm ?
( GV giới thiệu thêm và giwois thiệu ảnh chân dung nhà văn Kim Lân)
Theo SGK và chú ý những từ khó .
Xác định bố cục của văn bản ?
( HS thảo luận và rút ra)
Trước khi nghe tin dữ ông Hai đang ở đâu ?
Tâm trạng của ông Hai như thế nào ?
Học sinh thảo luận và rút ra .
GV kể lại một số chi tiết thể hiện tình yêu làng quê của ông Hai ở phần đầu của truyện.
+Nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh.
 + Đường làng toàn lát đá xanh .
+Làng có phòng thông tin chòi phát thanh 
+Những ngày kháng chiến dồn dập ở làng.
+Những công trình không để đâu hết 
? TG đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống như thế nào.
?Tâm trạng của ông Hai thể hiện ra sao trong tình huống này
? Nhận xét gì về tình huống truyện trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm..
I/ Đọc và tìm hiểu chung :
1. Đọc và kể :
-Chú ý diễn biến tâm trạng nhân vật để đọc cho phù hợp .
-Kể tóm tắt từng đoạn truyện .
2. Tác giả ,tác phẩm .
a. Tác giả : Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài Sinh năm 1920 
Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn ,am hiểu và gắn bó với nông dân ,nông thôn Miền Bắc .
b. Tác phẩm 
 Truyện ngắn “ Làng ” được viết năm 1948 trên chiến khu Việt Bắc 
3.Từ khó : 
Theo SGK.
4.Bố cục : 
Ba phần:
 - Phần 1: Từ đầu đến “không nhúc nhích”.
 Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây.
 - Phần 2: “Đã ba bốn hôm nay” đến “đôi phần”.
 Tâm trạng đau khổ , xấu hổ , buồn bực của ông hai ba bốn ngày sau đó.
 - Phần 3: Còn lại.
 Tình cờ ông Hai mói biết đó là tin đồn nhảm. Ông vô cùng phấn khởi và tự hào về làng mình. 
II/ Tìm hiểu chi tiết :
1-Tình huống truyện
*Tình yêu làng quê của ông Hai trong phần đầu của truyện:
-Tính hay khoe về làng từ xưa cho đến nay:với ông Hai làng chợ Dầu thật không đâu bằng và cái gì cũng đáng tự hào:
-Khi chính quyền vận động đi tản cư ông không muốn đi cứ nấn ná mãi
*Đặt nhân vật ông Hai vào tình huống:
 - Tin làng chợ Dầu theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư từ dưới xuôi lên.
 - Cái tin ấy đến với ông vào một buổi trưa giữa lúc tâm trạng của ông đang rất phấn chấn vì nghe được nhiều tin ta đánh giặc trên tờ báo ở phòng thông tin.
*Tâm trạng của ông Hai:
-Từ chỗ sững sờ đến chưa tin hẳn, rồi ông phải tin vì những người nói ra tin đó họ vừa ở dưới xuôi lên 
_Tình huống truyện rất phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật.
-Về mặt nghệ thuật : tạo nên một cái nút thắt trong câu chuyện ,gây ra một mâu thuẫn giằng xé tâm trí ông lão , tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩm chất ,tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc , góp phần giải quyết chủ đề của tác phẩm.
4. Củng cố:
 - Nét riêng của tình yêu làng của ông Hai là gì ?
 - Em có nhận xét gì về tình huống của truyện?
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Đọc, tóm tắt truyện.
	- Soạn tiếp phần còn lại.
 Ngày soạn: 19/11/2017
 Ngày dạy: ../11/2017
TUẦN 13.TI ẾT 62 
 LÀNG 
 ( Kim Lân ) T2
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- Cảm nhận được tình yêu làng thắm thiết với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai .
 - Thấy được biểu hiện sinh động về lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống pháp .
 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện : Xây dựng tình huống ,diễn biến tâm lí nhân vật ,miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng ,ngôn ngữ nhân vật quần chúng .
2.Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự ,đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật kể chuyện và tóm tắt truyện .
3.Thái độ:
- Có thái độ trân trọng tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân.
- GD lòng yêu nước, yêu làng quê.
II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:
Kĩ năng tự nhận thức: nhận thức về giá trị của tình yêu làng quê chân thành, giản dị của người nông dân VN trong kháng chiến- đó chính là sức mạnh của lòng yêu nước.
Kĩ năng giao tiếp: cùng trao đổi thảo luận về giá trị của lòng yêu nước.
Kĩ năng ra quyết định: điều chỉnh hành vi của mình để giáo dục lòng yêu làng quê, đất nước.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, PHƯƠ NG TIỆN:
Phương pháp: Đọc diễn cảm, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, trình bày một phút, tóm tắt nội dung tư liệu
Phương tiện: tranh ảnh chân dung nhà văn Kim Liên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Tổ chức: sĩ số: 9C:	
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu những nết chính tác giả , tác phẩn truyện “ Làng”?
 - Nhận xét về tình huống của truyện?
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:
Kim Lân là nhà văn của nông dân VN. Khi viết về người nông dân, Kim Lân luôn khơi tìm và khẳng điịnh những phẩm chất tốt đẹp đáng trân trọng ở họ. Trong truyện ngắn “ Làng”, Kim Lân đã xây dựng thành công hình ảnh một người nông dân thật đáng trọng bởi tình yêu làng thống nhất trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến. Tình yêu làng, yêu nước ấy thể hiện cụ thể như thế nào? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu truyện.
Hoạt động của Thầy- Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
( HS đọc lại phần văn bản)
Khi nghe tin dữ do những người đi tản cư .... Thái độ ,tâm trạng của ông Hai như thế nào ? Tìm những chi tiết thể hiện thái độ và tâm trạng đó ?
Em có nhận xét gì về tâm trạng và thái độ đó ?
Tìm chi tiết miêu tả cử chỉ ,hành động của ông Hai 
-Học sinh đọc “ Nhìn lũ trẻ ông lão tủi thân.
Em có cảm nhận như thế nào ?
Về đến nhà nằm vật ra dường ,tâm trạng của ông Hai như thế nào ? 
Nghệ thuật xây dựng tâm trạng có gì đặc sắc ?
Những ngày sau đó tâm trạng của ông Hai như thế nào ?
GV Cho học sinh tóm tắt 
Qua câu chuyện nói với Mụ chủ nhà ,vợ chồng ông Hai đã đẩy đến tình huống khó xử như thế nào ?
Tâm trạng quyết liệt ra sao ?
Qua sự đấu tranh quyết liệt đó ,em hiểu được gì về nhân vật Ông Hai ?
Học sinh đọc diễn cảm đoạn chuyện với thằng Húc .
Cảm nhận của em về đoạn truyện này ?
Nghệ thuật xây dựng tâm trạng như thế nào ?
GV cho học sinh đọc 
Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính ? Tại sao ông lại có thái độ vui mừng khi chính sản nghiệp của mình cũng bị mất ? 
Em có suy nghĩ gì về cách kết thúc câu chuyện ?
Nhận xét về thành công trong việc miêu tả tâm trạng ?
Từ đặc sắc nghệ thuật hãy khái quát chủ đề của câu chuyện ?
HS đọc phần ghi nhớ.
II/ Tìm hiểu chi tiết ( TT) :
1.Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc :
- Trạng thái :
 + Cổ ông nghẹ ắng hẳn lại .
 + Da mặt ông rân rân .
 + Rặn è è ,giọng lạc hẳn đi. 
 - > Cụ thể hoá cái sững sờ ,ngạc nhiên cao độ đến hốt hoảng ,đến khó thở khi nghe tin đột ngột .Một cái tin mà ông không bao giờ tin vì trong ông ,làng quê bao giờ cũng đẹp cũng hay 
- Cử chỉ ,hành động :
+ Lảng , cười nhạt thếch ,cúi gằm mặt mà đi .
->Sự xấu hổ ê chề, nhục nhã như chính ông là người phạm lỗi .
- Ông đau khổ thương con và căm giận làng . Ông nguyền rủa họ đã làm tổn hại danh dự của làng và tội to hơn thế nữa là tội phản bội ,đầu hàng bán nước .
 - NT: Hai tâm trạng đối lập nhau trước và sau khi nghe tin dữ -> Tạo sự đột ngột bất ngờ .
Miêu tả cảm giác rất tinh tế để làm nổi bật tâm trạng tủi hổ khi làng quê bị nhơ nhuốc về danh dự 
2. Tâm trạng những ngày sau đó .
- Ông Hai trò chuyên với vợ : Bực bội ,đau đớn .trằn trọc lo lắng chân tay như nhũn ra ,nín thở lắng nghe .
- Không dám đi ra khỏi nhà ,không dám đi đâu ,sợ hãi thường xuyên 
+ Ông bế tắc ,tuyệt vọng “ Biết đưa nhau đi đâu bây giờ ,ai người ta chứa  hay quay về làng 
-> diễn ra một cuộc tự đấu tranh quyết liệt : Về làng tức là bỏ Cụ Hồ ,bỏ kháng chiến , về làng tức là theo Tây 
- > Đây là tình cảm tự do ,tình cảm cách mạng ,lòng yêu làng yêu cách mạng đã hoà quyện trong ông . Ông đã quyết định : Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù .
- Tâm sự với con : 
Nước mắt ông lão chảy ròng ròng,ông thủ thỉ với con -> Tâm trạng ăn năn khổ đau và quyết tâm trung thành đến cùng của người cha già đối với Cụ Hồ ,đối với cách mạng .Lời tâm tình của ông là tiếng lòng sâu thẳm ,nói lên thành tiếng quyết tâm và ý chí của ông ,tâm sự của ông đối với quê hương với kháng chiến.
Giãy bày lòng mình với con cũng là giãy bày với chính mình .Đó là tình yêu sâu nặng với làng quê đang phải xa phải thù .Đó là tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến ,tấm lòng biết ơn chân thành,bền vững và thiêng liêng. 
NT: Ngôn ngữ đối thoại ,độc thoại nội tâm -> Những suy nghĩ rất chân thành mộc mạc của người nông dân nghèo Bắc Bộ.
3. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính . 
- Đôi mắt háp háy ... lật đật chạy sang khoe với hàng xóm làng bị cháy ,nhà tôi bị đốt ...
-> Thái độ vui mừng hớn hở .
Cái nhà không quý bằng tấm lòng trong sạch .Niềm vui và niềm tin kháng chiến hoàn toàn trở lại trong ông . Ông Hai trở lại là người vui tính yêu làng yêu nước : Hai tình cảm ấy trong ông hoàn toàn thống nhất không có gì mâu thuẫn . 
=> Câu chuyện thật vui ,thật có hậu với những nông dân như ông Hai ,Cuộc kháng chiến giữ làng giữ nước ,giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín thắng lợi là điều tất nhiên 
III/ Tổng kết :
Nghệ thuật :
- Tạo tình huống bất ngờ ,hợp lí .
- Lời văn tự nhiên ,hồn hậu đậm đà ý vị quần chúng nông dân với cách dùng từ đặt câu mộc mạc 
Chủ đề :
Tình yêu làng bền chặt với tình yêu nước .Đó là một tình cảm mới xuất hiện trong tâm hồn người nông dân Việt nam trong thời kì kháng chiến .
*Ghi nhớ(SGK174)
4.Củng cố:
GV hệ thống lại bài.
HS nêu lên nhận xét về tình yêu lang của nhân vệt ông Hai.
5.Hướng dẫn về nhà:
- HS về nhà học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài: Đối thoại...
 Ngày soạn: 19/11/2017
 Ngày dạy: ../11/2017
TUẦN 13.TI ẾT 63 
ĐỐI THOẠI , ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
 TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
 - Bổ sung một vốn kiến thức mới cho học sinh : Văn bản tự sự có yếu tố độc thoại và độc th

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12242220.doc