Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Cáo bệnh bảo mọi người

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Cảm nhận được nỗi nhớ quê hương, xứ sở, lòng yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc cuả nhà thơ.

- Thấy được hệ thống từ ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi, quen thuộc.

- Cảm nhận được tinh thần lạc quan, sức sống mãnh liệt của con người thời đại, vượt lên trên quy luật của tạo hóa.

- Nắm được cách sử dụng từ ngữ, nghệ thuật xây dựng hình ảnh của bài thơ.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

 - Nỗi lòng hướng về xứ sở và mong muốn tha thiết quay trở về quê hương khắc khoải trong tâm trạng nhà thơ.

- Từ ngữ và hình ảnh quen thuộc, dân dã nhưng làm xúc động lòng người.

- Sức sống mãnh liệt và cái đẹp của tinh thần lạc quan.

- Xây dựng hình ảnh, lựa chọn từ ngữ.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 15767Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Cáo bệnh bảo mọi người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 
Tiết PPCT: 41
Ngày soạn: 04-11-10
Ngày dạy: 06-11-10
ĐỌC THÊM: HỨNG TRỞ VỀ
 (QUY HỨNG) - NGUYỄN TRUNG NGẠN
CÁO BỆNH BẢO MỌI NGƯỜI
 (CÁO TẬT THI CHÚNG) – MÃN GIÁC
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Cảm nhận được nỗi nhớ quê hương, xứ sở, lòng yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc cuả nhà thơ.
- Thấy được hệ thống từ ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi, quen thuộc.
- Cảm nhận được tinh thần lạc quan, sức sống mãnh liệt của con người thời đại, vượt lên trên quy luật của tạo hóa.
- Nắm được cách sử dụng từ ngữ, nghệ thuật xây dựng hình ảnh của bài thơ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
 - Nỗi lòng hướng về xứ sở và mong muốn tha thiết quay trở về quê hương khắc khoải trong tâm trạng nhà thơ.
- Từ ngữ và hình ảnh quen thuộc, dân dã nhưng làm xúc động lòng người.
- Sức sống mãnh liệt và cái đẹp của tinh thần lạc quan.
- Xây dựng hình ảnh, lựa chọn từ ngữ.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu bài thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.
- Đọc – hiểu bài kệ.
3. Thái độ:
 Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Gợi ý, vấn đáp và phân tích. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Đọc thuộc bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”( Nguyễn Du)? Vì sao tác giả lại đồng cảm với Tiểu Thanh, sự đồng cảm đó cho thấy điều gì trong nhân cách của tác giả?
3. Bài mới:
Những bài thơ chữ Hán thời Lí – Trần là những bài thơ đầu tiên góp phần xây dựng nền móng làm nên nền văn học viết trung đại Việt Nam. Đó là những bài thơ Thiền và những bài thơ mang hào khí Đông A.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
 * Tìm hiểu bài “Hứng trở về”
- Nêu vài nét về tác giả?
- Bài thơ thuộc thể thơ gì?
- Gv hướng dẫn cách đọc cho Hs: buồn, chậm rãi.
- Nỗi nhớ quê ở hai câu đầu có gì đặc sắc?
- Gv liên hệ:một số hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam.
- Gv giáo dục Hs: lòng yêu quê hương đất nước.
- Phân tích những nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ qua những hình tượng thơ độc đáo?
- Gv giáo dục Hs: lòng tự hào dân tộc.
- Nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ?
- Gv chốt lại nội dung bài “Hứng trở về”
* Tìm hiểu bài “Cáo bệnh, bảo mọi người”.
- Nêu vài nét về tác giả Mãn Giác?
- Cho biết nội dung của thể kệ?
- Gv hướng dẫn Hs cách đọc: nuối tiếc, chậm.
- Hai câu thơ đầu nói lên quy luật nào của tự nhiên?
- Có phải dùng để tả mùa xuân hay không? Vì sao?
- Câu 3, 4 nói về quy luật gì trong cuộc sống con người? Tâm trạng của tác giả như thế nào?
- Hai câu thơ cuối có phải là tả cảnh hay không? Vì sao?
- Cảm nhận của em về hình tượng cành mai trong câu thơ cuối?
- Ý nghĩa của nhành mai?
- Nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ?
- Gv chốt lại nội dung bài “Cáo bệnh bảo mọi người”.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
 HỨNG TRỞ VỀ
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả: Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370)
2. Tác phẩm: Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Hai câu đầu: nỗi nhớ quê hương.
- Hình ảnh: + dâu – lá rụng, tằm - chín
 + lúa – bông thơm, cua - béo
à Hình ảnh gợi nhớ dân dã, quen thuộc.
- Cuộc sống sinh hoạt đời thường đạm bạc nơi làng quê. Nó gắn bó máu thịt với mỗi con người và được bộc lộ hết sức tự nhiên, mộc mạc, chân thực à lòng yêu quê hương tha thiết.
b. Hai câu cuối: lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
- Tâm trạng:
+ Quê nhà nghèo -> tốt.
+ Đất khách vui -> chẳng bằng về nhà.
à Nỗi khắc khoải mong ngày trở về quê hương, đất nước.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật: + Cách nói chân thật, giản dị.
 + Những hình ảnh gợi cảm.
- Ý nghĩa: bài thơ thức tỉnh tâm trạng của những người xa quê.
 CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: Mãn Giác (1052 – 1096)
2. Tác phẩm: 
Là bài kệ –một thể loại văn Phật giáo dùng để truyền bá giáo lý đạo Phật. Kệ được viết bằng văn vần, nhiều bài có giá trị văn chương.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Bốn câu thơ đầu:
- Mùa xuân và hoa mang đến sự ấm áp, tươi tắn, tràn đầy sức sống.
- Sự biến đổi của con người trước thời gian ẩn chứa bao nỗi niềm nuối tiếc của kiếp người nhắn ngủi trước cõi đời.
b. Hai câu cuối:
Hình ảnh cành mai đã vượt lên trên quy luật vận động và biến đổi của thiên nhiên. Cành mai ở đây thể hiện sức sống mãnh liệt của con người. Nó vượt lên tất cả sự sống, chết, thịnh suy,..
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh tương phản, giàu biểu tượng.
+ Kết cấu chặt chẽ.
- Ý nghĩa: bài thơ thể hiện tinh thần, ý chí bất diệt của con người.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học thuộc lòng hai bài thơ và nắm nội dung và nghệ thuật mỗi bài.
- Chuẩn bị bài mới: “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”:
+ Khái niệm và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.
+ Làm phần luyện tập SGK/114.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 41.doc