Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Thề nguyền

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của mối tình Kim – Kiều và khát vọng hạnh phúc của đôi trai tài gái sắc.

- Thấy được nghệ thuật đặc sắc trong việc sử dụng từ ngữ, xây dựng hình ảnh.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

- Vẻ đẹp của mối tình Kim – Kiều và khát vọng tình yêu tự do.

- Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh,

2. Kỹ năng.

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.

3. Thái độ.

Có ý thức trân trọng những tình cảm thiêng liêng cao quý của con người.

C. PHƯƠNG PHÁP.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 17221Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Thề nguyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 
Tiết PPCT: ½ 86
Ngày soạn: 02-03-11
Ngày dạy: 04-03-11
ĐỌC THÊM: THỀ NGUYỀN
 (TRÍCH TRUYỆN KIỀU)
 NGUYỄN DU
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của mối tình Kim – Kiều và khát vọng hạnh phúc của đôi trai tài gái sắc.
- Thấy được nghệ thuật đặc sắc trong việc sử dụng từ ngữ, xây dựng hình ảnh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
- Vẻ đẹp của mối tình Kim – Kiều và khát vọng tình yêu tự do.
- Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh,
2. Kỹ năng.
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.
3. Thái độ.
Có ý thức trân trọng những tình cảm thiêng liêng cao quý của con người.
C. PHƯƠNG PHÁP.
Thuyết trình kết hợp với gợi mở và nêu vấn đề. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp.
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ. 
Tâm trạng và thái độ của Kiều khi trao duyên cho Vân được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” như thế nào?
3. Bài mới.
Đỉnh cao của mối tình say đắm và thủy chung của Thúy Kiều và Kim Trọng chính là đoạn thơ kể về đêm thề nguyền của hai người. Đây cũng chính là đỉnh cao của nghệ thuật tả cảnh tả tình của Nguyễn Du.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc tiểu dẫn SGK.
- Vị trí đoạn trích?
- Nêu hoàn cảnh của buổi thề nguyền?
- Gv hướng dẫn Hs cách đọc: dứt khoát, khẩn trương, chậm (đoạn sau).
- Hành động và tâm trạng Thuý Kiều khi trở lại gặp Kim Trong qua cách dung từ: vội, xăm xăm, băng?
- Nguyên nhân của hành động và tâm trạng đó ở Thuý Kiều?
- Trâm trạng của Kim Trọng khi Kiều trở lại?
- Nhận xét về quan niệm của Nguyễn Du trong tình yêu?
- Gv liên hệ: “Trao duyên” để chỉ ra tính lô gich nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều.
- Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi được thể hiện qua đoạn trích như thế nào?
- Gv liên hệ và giaó dục Hs về ước mơ có tình yêu tự do trong xã hội phong kiến.
- Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích?
- Rút ra ý nghĩa của đoạn trích?
- Gv chốt lại nội dung bài học.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Vị trí đoạn trích: 
Trích từ câu 431 -> 452 trong tác phẩm Truyện Kiều. Kể về việc Kiều sang nhà Kim Trọng và làm lễ thề nguyền.
2. Hoàn cảnh buổi thề nguyền.
Cả nhà Kiều sang chơi bên ngoại, Kiều đẵ tìm gặp Kim Trọng.Chiều tà nàng trở về nhà, thấy cả nhà chưa về, Kiều quay lại gặp Kim Trọng lần thứ hai. Đoạn trích kể về việc 2 người làm lễ thề nguyền, gắn bó thủy chung suốt đời.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Vẻ đẹp mối tình Kim - Kiều.
- Sự chủ động của Thuý Kiều: vội, xăm xăm, băng
àHành động khẩn trương, vội vã với tâm trạng nôn nóng. Đó là hành động táo bạo, bất ngờ ngay cả với Kiều.
- Lý do: tranh thủ, chạy đua với thời gian khi nghe theo tiếng gọi trái tim; vì ám ảnh bởi định mệnh.
- Tâm trạng của Kim Trọng:
+ Tư thế: đang thiu thiu ngủ, nửa tỉnh nửa mơ bên án.
+ Tâm trạng: bâng khuâng như không dám tin.
à Sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của Kim Trọng khi thấy Thuý Kiều trở lại.
=> Quan niệm tiến bộ, táo bạo vượt thời đại của Nguyễn Du: sự chủ động trong tình yêu.
b. Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi.
- Lời của Thúy Kiều nói với Kim Trọng bộc lộ kín đáo khát vọng vượt rào cản của xã hội, người đời:
 “Nàng rằngtìm hoa”
- Lời thề nguyền ghi xương khắc cốt “trăm năm tạc một chữ đồng” chân thành, tha thiết, đồng cảm với tâm hồn bao chàng trai, cô gái.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Lựa chọn hình ảnh, từ ngữ,
+ Các biện pháp tu từ, cách sử dụng điển cố,
- Ý nghĩa: ngợi ca vẻ đẹp của tình yêu và tấm lòng đồng cảm của Nguyễn Du với khát vọng hạnh phúc của con người.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học thuộc lòng đoạn trích và nắm nội dung sau:
+ Vẻ đẹp mối tình Kim – Kiều.
+ Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi.
- Chuẩn bị bài mới: “Lập luận trong văn nghị luận”:
+ Khái niệm lập luận trong văn nghị luận.
+ Cách xây dựng lập luận.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 86.doc