Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Vận nước

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu được quan niệm của một bậc đại sư về vận nước. Từ đó thấy được tấm lòng đối với đất nước của tác giả.

- Nắm được cách sử dụng từ ngữ và so sánh của bài thơ.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Quan niệm về vận nước, ý thức trách nhiệm của nhà sư với Tổ quốc.

- Sự lựa chọn từ ngữ và cách so sánh trong thơ.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt theo dặc điểm thể loại.

- Hiểu được từ ngữ mang tính triết lí.

3. Thái độ:

Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc.

C. PHƯƠNG PHÁP.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 15776Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Vận nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 
Tiết PPCT: ½ 39
Ngày soạn: 2-11-10
Ngày dạy: 3-11-10
ĐỌC THÊM: VẬN NƯỚC
 (QUỐC TỘ)
 ĐỖ PHÁP THUẬN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu được quan niệm của một bậc đại sư về vận nước. Từ đó thấy được tấm lòng đối với đất nước của tác giả.
- Nắm được cách sử dụng từ ngữ và so sánh của bài thơ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Quan niệm về vận nước, ý thức trách nhiệm của nhà sư với Tổ quốc.
- Sự lựa chọn từ ngữ và cách so sánh trong thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt theo dặc điểm thể loại.
- Hiểu được từ ngữ mang tính triết lí.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Phân tích, gợi ý và vấn đáp. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Phân tích vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè? Qua đó ta thấy tác giả là người như thế nào?
3. Bài mới:
Trong nền văn học trung đại Việt Nam có không ít các nhà sư tham gia sáng tác và để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Với bài thơ “Vận nước” nhà sư Pháp Thuận đã thể hiện được lòng yêu nước, khát vọng cuộc sống hòa bình của mình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv giải thích nhan đề “vận nước” cho Hs: vận may, thời cơ thuận lợi của đất nước.
- Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn SGK và trả lời những câu hỏi sau:
+ Nêu những nét chính về tác giả Pháp Thuận?
+ Em hãy nêu chủ đề của bài thơ?
+ Hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ như thế nào?
- Gv giải thích ý nghĩa từ “vô vi” cho Hs.
- GV hướng dẫn cách đọc: tự nhiện, hào hùng.
- Trong hai câu thơ đầu tác giả nói đến quy luật gì?Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nhằm mục đích gì?
- Qua hai câu thơ đầu, em có cảm nhận gì về hoàn cảnh đất nước và tâm trạng của tác giả?
- GV giải thích “vô vi”,“cư”, “cư điện các”.
- Vì sao tác giả lại khẳng định “Vô vi trên điện các. Chốn chốn dứt đao binh”? (Thảo luận nhóm: theo cặp đôi – 3 phút)
- GV liên hệ.
- Theo em, hai câu cuối của bài thơ phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam?
- Gv liên hệ và giáo dục Hs: truyền thống yêu chuộng hòa bình.
- Nêu những nét khái quát về nghệ thuật của bài thơ?
- Nêu ý nghĩa của bài thơ?
- Gv chốt lại nội dung bài học.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả:
- Pháp Thuận (915 - 990) là nhà sư, sống ở thời tiền Lê.
- Có kiến thức uyên bác, có tài thơ văn.
- Được vua Lê Đại Hành tin dùng, kính trọng.
- Nhà vua muốn hỏi ông về vận nước và ông đã trả lời bằng bài thơ này.
2. Tác phẩm:
 - Đây là bài thơ đầu tiên có tên tác giả, được viết bằng chữ Hán.
- Chủ đề: Ý thức trách nhiệm và niềm tin tưởng lạc quan vào tương lai đất nước, khát vọng hòa bình và truyền thống yêu hòa bình của dân tộc Việt Nam.
- Hoàn cảnh đất nước: Đất nước ổn định, thái bình, vận hội mới đã mở ra.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc – chú thích.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Hai câu đầu: 
- Mượn hình ảnh “mây quấn” để nói về vận nước -> đất nước trong hoàn cảnh hòa bình, bền vững, phát triển thịnh vượng.
- Tâm trạng: phơi phối niềm vui, niềm tin, niềm tự hào lạc quan về đất nước.
àđất nước trong cảnh thái bình, thịnh vượng.
b. Hai câu cuối: 
Muốn đất nước phát triển thịnh vượng, nhà vua phải làm những việc thuận với tự nhiên, với lòng người, không để xảy ra chiến tranh, dân được an cư, lạc nghiệp, vận nước ngôi vua mới vững bền.
àkhát vọng hòa bình – truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật: cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh so sánh.
- Ý nghĩa: biểu hiện lòng yêu nước, khát vọng sống hòa bình và sự quan tâm tới vận nước của tác giả.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ và nắm nội dung sau
+ Quan niệm về vận nước, ý thức trách nhiệm của đối với đất nước.
+ Cách sử dụng từ ngữ và so sánh của bài thơ.
- Chuẩn bị bài mới: “Đọc Tiểu Thanh Kí”: theo câu hỏi SGK.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 39.doc