Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nhưng nó phải bằng hai mày

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Thấy được tình cảnh bi hài của người lao động xưa khi lâm vào cảnh kiện tụng và thái độ của nhân dân đối với nạn tham nhũng của quan lại địa phương.

- Hiểu được nghệ thuật gây cười của truyện.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Sự kết hợp giữa lời nói và động tác trong việc thể hiện bản chất tham nhũng của thầy lí và tình cảnh vừa đáng thương vừa đáng trách của người lao động khi lâm vào cảnh kiện tụng.

- Truyện ngắn gọn, chặt chẽ, lối kể chuyện tự nhiên, kết thúc bất ngờ. Thủ pháp chơi chữ, kết hợp giữa ngôn ngữ và hành động của các nhân vật.

2. Kỹ năng:

- Phân tích các tình huống gây cười.

- Khái quát, rút ra ý nghĩa và những bài học mà tác giả gửi gắm.

3. Thái độ:

Biết nhận thức, đánh giá, phê phán cái tốt, cái xấu trong cuộc sống

C. PHƯƠNG PHÁP.

 Gợi mở, vấn đáp và bình giảng.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 23584Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nhưng nó phải bằng hai mày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09 
Tiết PPCT: 26
Ngày soạn: 5-10-11
Ngày dạy: 10-10-11
ĐỌC VĂN: NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
(TRUYỆN CƯỜI)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Thấy được tình cảnh bi hài của người lao động xưa khi lâm vào cảnh kiện tụng và thái độ của nhân dân đối với nạn tham nhũng của quan lại địa phương.
- Hiểu được nghệ thuật gây cười của truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Sự kết hợp giữa lời nói và động tác trong việc thể hiện bản chất tham nhũng của thầy lí và tình cảnh vừa đáng thương vừa đáng trách của người lao động khi lâm vào cảnh kiện tụng.
- Truyện ngắn gọn, chặt chẽ, lối kể chuyện tự nhiên, kết thúc bất ngờ. Thủ pháp chơi chữ, kết hợp giữa ngôn ngữ và hành động của các nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Phân tích các tình huống gây cười.
- Khái quát, rút ra ý nghĩa và những bài học mà tác giả gửi gắm.
3. Thái độ:
Biết nhận thức, đánh giá, phê phán cái tốt, cái xấu trong cuộc sống
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Gợi mở, vấn đáp và bình giảng. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp: 
 2. Bài cũ: 
Phân tích mâu thuẫn trái tự nhiên trong truyện “Tam đại con gà”? Nêu ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới:
Trong xã hội phong kiến bóc lột, sự công bằng, lẽ phải trái không có nghĩa gì ở chốn công đường. Để thấy rõ điều đó, chúng ta tìm hiểu truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv gọi HS nhắc lại khái niệm truyện cười.
+ Truyện cười khôi hài: nhằm mục đích giả trí mua vui ít nhiều có tính giáo dục.
+ Truyện trào phúng: phê phán những kẻ thuộc giai cấp quan lại bóc lột (trào phúng thù), phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân (trào phúng bạn).
- Truyện thuộc thể loại nào?
- Gv hướng dẫn cho HS đọc: giọng hài hước, châm biếm, nhấn mạnh từ ngữ chỉ số lượng, cử chỉ.
- GV cho HS đóng kịch.
- Hành động của Cải và Ngô trước khi kiện nhau là gì? Hành động đó , với hai người, nhằm mục đích gì? Với tác giả dân gian, nó có tác dụng gì?
- Thầy lí đã xử kiện như thế nào? Lời kết án đã gây phản ứng gì tới ai?
- Phân tích mối quan hệ giữa lí trưởng và Cải thể hiện trong cử chỉ, hành động và lời nói của từng người?
(Hành động, cử chỉ, lời nói: chủ động/bị động.)
- Em có nhận xét gì về cử chỉ “Cải vội xòe 5 ngón tay ngẩng mặt nhìn thấy lí”?
- GV liên hệ: Ông huyện thanh liêm.
 Hai lần bảy mười ba.
- Cái cười được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật gì?
- Nêu ý nghĩa của truyện?
- Gv giáo dục cho HS.
“Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”
“Muốn nói oan làm quan mà nói”
 (Tục ngữ)
- Gv giảng: Quan lại VN xưa không hiếm kẽ tham nhũng, sâu mọt ti tiện và trắng trợn. Hóa ra lẽ phải không phải xuất phát từ luật pháp, từ công lí mà từ tiền, từ hối lộ. Rõ ràng quan tham nhũng, sâu mọt có hạng đã đục nước béo cò, đòn xóc hai đầu, ăn lễ của cả 2, lễ ai lơn hơn người ấy thắng. Nói về cách xử kiện vì tiền thì quả thật lí trưởng là một tay xử kiện giỏi.
- Lẽ phải = tiền
- 1 lẽ phải= 5 đồng
- 2 lẽ phải= 10 đồng
=> Ngô thắng Cải là chuyện đương nhiên vì “Nén bạc đâm toạc tờ giấy 
- Gv chốt lại nội dung bài học và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn HS tự học.
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Khái niệm: SGK
2. Thể loại: truyện cười trào phúng.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc – chú thích.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Tình huống gây cười.
- Thầy không điều tra, không phân tích mà vội kết án ngay không hề có sức thuyết phục (“Cải đánh Ngô đau hơn, phạt một chục roi”). 
- Cái cười càng kịch tính hơn qua cử chỉ và lời nói:
+ Cải - Lẽ phải = 5 ngón tay = 5 đồng 
+ Thầy lí- Lẽ phải = 10 ngón tay = 10 đồng
- Cử chỉ của Cải nhắc thầy lí số tiền anh đã lót trước -> lấy cử chỉ hành động thay cho lời nói.
àLẽ phải không xuất phát từ luật pháp, từ công lý mà lẽ phải được đo bằng tiền: phần thắng thuộc về kẻ nhiều tiền. Đồng tiền là thước đo công lí. Là tiêu chuẩn xử kiện.
- Cái cười được thể hiện bằng hình thức chơi chữ “Tao biết mày phải, nhưng nó phải bằng hai mày”
“phải”: lẽ phải tức là cái đúng/cái sai.
“phải”: điều bắt buộc phải có.
à Cách xử kiện giỏi bật lên tiếng cười chua chát đáng thương. Cải và Ngô lâm vào vụ kiện mà mất tiền. Riêng Cải không chỉ mất tiền mà còn phải chịu phạtà họ là những con người vừa đáng thương vừa đáng trách.
b. Nghệ thuật.
- Tạo tình huống gây cười.
- Xây dựng được những cử chỉ và hành động gây cười như trong kịch câm, mang nhiều ý nghĩa.
- Kết hợp cử chỉ và lời nói gây cười, giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cử chỉ.
- Sử dụng biện pháp chơi chữ.
c. Ý nghĩa phê phán của truyện:
- Phê phán lối xử kiện bằng tiền, bản chất tham nhũng của quan lại. 
- Phê phán con người tự đặt mình vào tình trạng “tiền mất tật mang” -> thảm hại.
3. Tổng kết.
v Ghi nhớ: SGK/80.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Học bài cần nắm nội dung sau:
+ Mâu thuẫn gây cười trong truyện.
+ Sưu tầm một số truyện cười VN và thế giới có nội dung gần gũi với “Nhưng nó phải bằng hai mày”.
- Soạn bài: “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết”
+ Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi theo SGK.
+ Chuẩn bị BT1,2/88.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 26.doc