Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Các thao tác nghị luận

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu thế nào là thao tác lập luận.

- Nắm được một số thao tác nghị luận thường gặp và các yêu cầu đối với việc vận dụng các thao tác đó.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

- Khái niệm thao tác nghị luận.

- Cách thức triển khai các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.

- Yêu cầu vận dụng các thao tác phù hợp với từng vấn đề nghị luận.

2. Kỹ năng.

- Nhận diện và phân tích vai trò của các thao tác nghị luận đã học qua các văn bản nghị luận.

- Vận dụng các thao tác nghị luận phù hợp với các vấn đề để nâng cao hiệu quả của bài văn nghị luận.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 14364Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Các thao tác nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 
Tiết PPCT: 94
Ngày soạn: 20-03-11
Ngày dạy: 22-03-11 
TẬP LÀM VĂN: CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu thế nào là thao tác lập luận.
- Nắm được một số thao tác nghị luận thường gặp và các yêu cầu đối với việc vận dụng các thao tác đó.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
- Khái niệm thao tác nghị luận.
- Cách thức triển khai các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.
- Yêu cầu vận dụng các thao tác phù hợp với từng vấn đề nghị luận.
2. Kỹ năng.
- Nhận diện và phân tích vai trò của các thao tác nghị luận đã học qua các văn bản nghị luận.
- Vận dụng các thao tác nghị luận phù hợp với các vấn đề để nâng cao hiệu quả của bài văn nghị luận.
3. Thái độ.
Có ý thức sử dụng chính xác thao tác nghị luận trong viết văn.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Vấn đáp, thực hành, diễn giảng. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp.
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ. 
Kiểm tra 15 phút (có đề và đáp án kèm theo).
3. Bài mới.
Kiểu bài nghị luận là một kiểu bài quan trọng trong chương trình Ngữ văn THPT. Để làm tốt kiểu bài này, các em cần nắm chắc các thao tác nghị luận. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại một số thao tác nghị luận đã học đồng thời tìm hiểu về thao tác nghị luận mới- so sánh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu HS đọc mục I, SGK. 
- Thao tác là gì?
VD: thao tác mở và đóng máy vi tính, thao tác bật và tắt ti-vi, thao tác khổi động xe máy
- Thao tác nghị luận là gì?
VD: bàn về vấn đề phòng chống ma túy, hạn chế tai nạn giao thông, bảo vệ môi trường, 
- GV gợi dẫn HS tìm hiểu mục II.1 và thực hiện theo các yêu cầu sau của SGK.
- Điền từ vào chỗ trống?
à Phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp là các cặp thao tác nghị luận vừa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa đối lập nhau.
- Gv hướng dẫn HS làm một số bài tập áp dụng:
+ Trích diễm thi tập: trong nhận định của mình tác giả đã sử dụng thao tác phân tích hay diễn dịch? Tác dụng?
+ Bài kí: tác giả sử dụng thao tác gì? Tác dụng?
- Kết luận “Trích diễm thi tập” và “Hịch tướng sĩ” tác giả đã sử dụng thao tác tổng hợp hay quy nạp? 
- Những nhận nào đúng hay không đúng? Vì sao?
- Gv yêu cầu HS đọc mục II.2 và trả lời câu hỏi.
- Mục đích của thao tác so sánh ?
- Có mấy cách so sánh?
- Các điều kiện để thực hiện thao tác so sánh?
- Gv chốt lại nội dung bài học.
- Gv hướng dẫn HS luyện tập.
- Gv yêu cầu HS đọc ngữ liệu BT1 SGK và trả lời những câu hỏi sau:
+ Tác giả muốn chứng minh điều gì?
+ Để làm rõ điều chứng minh, tác giả sử dụng thao tác nghị luận chủ yếu nào?
+ Cách dùng những thao tác nghị luận đó hay ở chỗ nào?
- Gv gợi ý cho Hs thực hành viết tại lớp BT2.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. KHÁI NIỆM.
1. Thao tác: là quá trình thực hiện những động tác theo một trình tự nhất định và theo những yêu cầu kĩ thuật nhất định.
2. Thao tác nghị luận: là một trong những thao tác mà con người vẫn thường tiến hành trong đời sống nhằm mục đích thuyết phục người khác đồng ý, đồng tình, đồng cảm với những vấn đề mà mình đưa ra bàn bạc
II. MỘT SỐ THAO TÁC NGHỊ LUẬN CỤ THỂ.
1.Ôn tập khái niệm về các thao tác nghị luận.
a. Điền từ vào chỗ trống.
- Tổng hợp.
- Phân tích.
- Quy nạp.
- Diễn dịch.
b. Bài tập áp dụng.
- Tựa trích diễm thi tập: sử dụng thao tác phân tích 
-> Tách một nhận định chung thành các mặt riêng biệt để làm rõ hơn các nguyên nhân, khiến cho thơ, văn xuôi không truyền lại được đầy đủ.
- Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhân Tuất – hai câu (sgk): sử dụng phép quy nạp, thể hiện quan hệ nhân – quả.
c. Tựa “Trích diễm thi tập”: Sử dụng thao tác tổng hợp nhằm tóm tắt những ý bộ phận vào kết luận chung mang tính khái quát cao.
- “Hịch tướng sĩ”: Thao tác quy nạp – thông qua hàng loạt dẫn chứng để đi tới kết luận: “Từ xưa. không có?”
d. Nhận định đúng.
- Thao tác diễn dịch có khả năng rút ra chân lí từ các chân lí đã biết
- Thao tác quy nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực.
- Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.
2. Thao tác so sánh:
- Mục đích thấy được sự giống hoặc khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng nhất định.
- Có hai cách so sánh:
+ So sánh để thấy được sự giống nhau. 
+ So sánh để thấy được sự khác nhau.
- Điều kiện so sánh: SGK.
v Ghi nhớ: SGK/134.
III. LUYỆN TẬP.
1. BT1/134.
- Đoạn trích được viết để chứng minh: “Thơ Nôm Nguyễn Trãi tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian”
- Thao tác chủ yếu được sử dụng: Phân tích.
- Câu cuối cùng của đoạn trích mang ý nghĩa khái quát. Từ một cái đã biết (NT) suy ra cái chưa biết (sứ mệnh văn chương nghệ thuật)àquy nạp.
2. BT2/134.
Vận dụng các thao tác phù hợp để triển khai luận điểm: “Màu xanh của những cánh rừng đang dần mất đi trên hành tinh của chúng ta”.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm nội dung sau:
+ Khái niệm thao tác nghị luận.
+ Cách vận dụng các thao tác nghị luận vào bài viết.
- Chuẩn bị bài mới: “Luyện tập viết đoạn văn nghị luận”: thực hành viết đoạn văn cho đề văn SGK/140.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 94.doc