Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Lập dàn ý bài văn thuyết minh

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

Lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh.

- Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.

- Thực hành lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.

3. Thái độ:

Đức tính cẩn trọng trong cách làm văn.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 11112Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Lập dàn ý bài văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:19 
Tiết PPCT: 56
Ngày soạn: 28-12-10
Ngày dạy: 30-12-10
TẬP LÀM VĂN: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh.
- Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.
- Thực hành lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.
3. Thái độ:
Đức tính cẩn trọng trong cách làm văn.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Thuyết trình, kết hợp với gợi mở và thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Văn bản thuyết minh là gì? Nêu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh?
3. Bài mới:
Bất kì trước khi làm một bài văn chúng ta phải xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý. Bài văn thuyết minh cũng không ngoại lệ. Vậy dàn ý của bài văn thuyết minh có những yêu cầu gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Em hãy nhắc lại bố cục ba phần của bài văn ? Nhiệm vụ của từng phần?
- Bố cục 3 phần cùa bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh không? Vì sao?
- Phần mở bài và kết bài của văn tự sự và văn thuyết minh có gì giống và khác nhau?
Thảo luận: (theo bàn – 4 phút).
- Trước khi lập dàn ý cần phải làm gì?
- VD: Thuyết minh vầ tác giả Nguyễn Trãi
 TM về danh lam thắng cảnh.
- Phần mở bài cần thực hiện nhiệm vụ gì?
- Phần thân bài cần phải làm gì?
- Các ý trong phần thân bài được sắp xếp như thế nào?
- Phần kết bài phải đáp ứng những yêu cầu gì?
- Vậy theo em, phải làm gì để lập dàn ý bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt?
- Gv liên hệ vào bài viết của HS.
- Gv chốt lại nội dung bài học và gọi Hs đọc ghi nhớ SGK. 
- Gv hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Em hãy trình bày dàn ý giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm?
a. Mở bài: giới thiệu khái quát về tác giả lựa chọn để thuyết minh (họ tên, quê quán,)
b. Thân bài:
- Cuộc đời và sự nghiệp văn học.
- Phong cách nghệ thuật.
c. Kết bài: 
- Khẳng định lại vị trí của tác giả vừa thuyết minh.
- Nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả vừa thuyết minh.
- Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh giới thiệu một tấm gương học tốt.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH.
1. Bố cục của bài làm văn: 3 phần
a. Mở bài: giới thiệu đối tượng của bài viết.
b. Thân bài: Nêu những nội dung chính của bài viết.
c. Kết bài: nêu suy nghĩ, nhận định của người viết.
2. Văn bản thuyết minh và bố cục ba phần.
- Bố cục 3 phần hoàn toàn phù hợp với VBTM.
- Vì: VBTM cũng là một thao tác của làm văn.
3. So sánh bài viết của văn bản thuyết minh và văn bản tự sự:
- Giống nhau: mở bài cùng giới thiệu về đối tượng.
- Khác nhau: ở kết bài.
+ Văn tự sự chỉ nêu cảm nghĩ của người viết.
+ Văn thuyết minh: nhấn mạnh về đối tượng đã thuyết minh, tạo ấn tượng cho người đọc về đối tượng vừa thuyết minh.
II. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH.
1. Xác định đề tài.
- Xác định đối tượng sẽ thuyết minh.
- Đề tài TM rất rộng: gồm toàn bộ vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.
2. Lập dàn ý.
a. Mở bài: SGK
b. Thân bài:
- Phải tìm ý, chọn ý.
- Sắp xếp các ý -> các ý phải sắp xếp rành mạch, có ý nghĩa.
c. Kết bài: SGK
3. Kết luận.
v Ghi nhớ: SGK/171.
III. LUYỆN TẬP.
1. BT1/171.
* Mở bài:
+ NBK là một nhà Nho tài đức vẹn toàn.
* Thân bài:
- NBK (1491-1585) quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
- Đỗ Trạng nguyên năm 1535, làm quan dưới triều Mạc.
+ Dâng sớ vạch tội bọn lộng thần -> vua không nghe -> cáo quan về quê dạy học, lấy hiệu là Bạch Vân.
+ NBK là người có học vấn uyên thâm -> có nhiều mách bảo kín đáo cho vua chúa nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc.
- NBK là nhà thơ lớn của dân tộc.
+ Để lại khoảng 700 bài thơ chữ Hán và hơn 170 bài thơ chữ Nôm.
+ Thơ ông mang đậm chất giáo huấn, triết lý, ca ngợi chí kẻ sĩ, thú thanh nhàn, và phê phán những thói xấu trong xã hội.
* Kết bài: 
- NBK là tấm gương về tài năng và nhân cách.
- Tấm gương đó còn sáng soi đến mãi ngày nay và sau này.
2. BT2/171.
a. Mở bài.
Giới thiệu chung về gương học tốt (là ai? ở đâu?...)
b. Thân bài.
- Hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập,
- Quá trình phấn đấu trong học tập.
- Những kết quả học tập tốt.
c. Kết bài.
- Khẳng định về tấm gương học tập.
- Suy nghĩ về bài học rút ra cho bản thân và cho mọi người.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm nội dung sau:
+ Cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.
+ Tự đưa ra vấn đề thuyết minh và luyện tập lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.
- Chuẩn bị bài mới: “”
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 56.doc