Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Luyện tập viết đoạn văn nghị luận

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

Biết viết đoạn văn nghị luận phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

- Hoàn thiện các kiến thức về đoạn văn, các yêu cầu viết đoạn văn nói chung.

- Vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị luận.

2. Kỹ năng.

- So sánh để nhận ra những điểm khác nhau giữa đoạn văn tự sự, đoạn văn thuyết minh và đoạn văn nghị luận.

- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng vê đoạn văn, về văn nghị luận để viết được đoạn văn ngắn phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 9261Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Luyện tập viết đoạn văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 
Tiết PPCT: 95
Ngày soạn: 26-03-11
Ngày dạy: 28-03-11
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Biết viết đoạn văn nghị luận phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
- Hoàn thiện các kiến thức về đoạn văn, các yêu cầu viết đoạn văn nói chung.
- Vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị luận.
2. Kỹ năng.
- So sánh để nhận ra những điểm khác nhau giữa đoạn văn tự sự, đoạn văn thuyết minh và đoạn văn nghị luận.
- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng vê đoạn văn, về văn nghị luận để viết được đoạn văn ngắn phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ.
Có ý thức chủ động, độc lập, tự giác trong quá trình viết văn.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Trao đổi thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, thực hành làm bài tập. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ. 
Thế nào là thao tác nghị luận? Kể tên một số thao tác nghị luận thường gặp?
3. Bài mới.
Kiểu bài làm văn nghị luận là một trong những kiểu bài quan trọng trong chương trình Ngữ văn 10. Các em đã được tìm hiểu về cách lập dàn ý và lập luận trong văn nghị luận. Để thực hiện hóa những hiểu biết đó trong một bài văn cụ thể, các em cần phải viết được các đoạn văn nghị luận rõ ý, chính xác. Bài học hôm nay giúp chúng ta thực hành viết đoạn văn nghị luận.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv cho Hs nhắc lại lí thuyết về cách làm văn nghị luận.
- Gv hướng dẫn Hs thực hành viết.
Thảo luận : (4 tổ – 10 phút): Lập dàn ý cho đề văn trên.
- Xác lập các luận điểm, luận cứ cho ba phần?
- Những ý trong phần mở bài?
- Thân bài gồm những ý nào?
- Kết bài có nhiệm vụ gì?
- Nhóm trình bày đọan văn được viết theo dàn bài, bổ sung, điều chỉnh. 
- Gv tổ chức cho HS chấm chéo bài viết của bạn - tự rút kinh nghiệm.
- Gv gọi Hs trình bày một số đoạn văn cho cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung  rút kinh nghiệm.
- Gv nhận xét chung và đọc một số đoạn văn tham khảo.
* Gv cho Hs thực hành viết đoạn văn: “Suy nghĩ của anh chị khi nhìn những em nhỏ đang ngày ngày lang thanh trên hè phố”.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. LÍ THUYẾT.
Các bước làm văn nghị luận:
- Lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản.
- Giúp người đọc bao quát những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ, phạm vị và mức độ cần nghị luận.
- Tránh hiện tượng xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót ý
- Phân phối thời gian hợp lý trong khi viết đọan văn nghị luận.
II. LUYỆN TẬP.
ĐỀ 1: Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Go-rơ-ki có: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
1. Lập dàn ý.
a. Mở bài.
 Mối quan hệ giữa sách và tri thức ->Quan điểm đúng đắn.
b. Thân bài.
- Sách là gì?
+ Sản phẩm tinh thần
+ Đúc kết những tri thức của nhân loại trên nhiều lĩnh vực.
+ Sách phản ánh những thành tựu của nhân loại.
+ Sách tồn tại vượt thời gian và không gian.
- Tác dụng của sách: mở rộng những chân trời mới.
+ Đem lại cho con người những hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
+ Sách góp phần giáo dục và hoàn thiện con con người.
- Thái độ đối sách, cách đọc sách hay, bổ ích:
+ Trân trọng, quý sách.
+ Đọc sách thế nào: sách lành mạnh, bổ ích
c. Kết bài.
- Khẳng định tầm quan trọng của sách.Biết lựa chọn sách khi đọc, văn hoá đọc sách.
2. Kiểm tra, đánh giá các đoạn văn nghị luận đã viết:
- Gv gọi 3 – 5 HS trình bày đoạn văn vừa viết. 
- Hs tự chỉnh sửa bài cho bản thân.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm nội dung sau: cách viết đoạn văn nghị luận.
- Chuẩn bị bài mới: “Tổng hợp phần văn học”: theo hệ thống câu hỏi SGK/146,147.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 95.doc