Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

Biết vận dụng những kiến thức đã học về đoạn văn, văn bản thuyết minh để viết được đoạn văn thuyết minh có đề tài quen thuộc, gần gũi.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Đoạn văn, các yêu cầu viết một đoạn văn nói chung.

- Các yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.

2. Kỹ năng:

- So sánh để nhận ra những điểm khác nhau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh.

- Vận dụng những kiến thức đã học về đoạn văn, văn bản thuyết minh để viết được đoạn văn thuyết minh có đề tài quen thuộc, gần gũi trong học tập và đời sống.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 13789Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 
Tiết PPCT: 72
Ngày soạn: 07-02-11
Ngày dạy: 08-02-11
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Biết vận dụng những kiến thức đã học về đoạn văn, văn bản thuyết minh để viết được đoạn văn thuyết minh có đề tài quen thuộc, gần gũi.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Đoạn văn, các yêu cầu viết một đoạn văn nói chung.
- Các yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- So sánh để nhận ra những điểm khác nhau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh.
- Vận dụng những kiến thức đã học về đoạn văn, văn bản thuyết minh để viết được đoạn văn thuyết minh có đề tài quen thuộc, gần gũi trong học tập và đời sống.
3. Thái độ:
Có ý thức tự giác, sáng tạo, chủ động trong viết văn.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Trao đổi thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, thực hành làm bài tập. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Nêu tên các phương pháp thuyết minh thường gặp? Việc lựa chọn các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc nào?
3. Bài mới:
Kiểu bài làm văn thuyết minh là một trong những kiểu bài quan trọng trong chương trình Ngữ văn 10. Các em đã được tìm hiểu về đặc điểm, cách lập dàn ý và các phương pháp thuyết minh thường dùng. Để thực hiện hóa những hiểu biết đó trong một bài văn cụ thể, các em cần phải viết được các đoạn văn thuyết minh rõ ý, chính xác. Bài học hôm nay giúp chúng ta thực hành viết đoạn văn thuyết minh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Thế nào là một đoạn văn?
- Theo em, đoạn văn thuyết minh cần đạt những yêu cầu nào? (Gv hướng dẫn Hs lựa chọn đáp án đúng theo gợi ý SGK.)
- Thảo luận nhóm: theo bàn – 4 phút
+ So sánh sự giống và khác nhau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh? (chú ý mục đích của từng loại đoạn văn).
+ Vì sao có sự giống và khác nhau như thế?
- Nêu kết cấu của một đoạn văn thuyết minh?
- Muốn viết một đoạn văn thuyết minh chúng ta phải thực hiện theo một trình tự như thế nào?
- Gv hướng dẫn Hs trả lời câu hỏi phần 2/SGK/63
- Để có thể viết tốt một đoạn văn thuyết minh chúng ta cần phải làm gì?
- Gv cho Hs thực hành: (4 nhóm – 10 phút) viết đoạn văn cho đề bên.
- Gv gợi ý dàn bài để Hs viết từng đoạn cho đề văn..
- Gv thu lại đánh giá cách viết của HS, chọn một số đoạn viết khá hợp lý để HS tham khảo và sửa một số lỗi sai cơ bản.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH.
1. Đoạn văn là gì?
Đoạn văn là bộ phận của văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng, thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
2. So sánh đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh.
- Giống nhau: đều đảm bảo cấu trúc thường gặp của một đoạn văn.
- Khác nhau:
+ Tự sự: nhiều yếu tố miêu tả, biểu cảm.
+ Thuyết minh: chỉ cung cấp tri thức không có miêu tả, biểu cảm.
àcó sự giống- khác nhau là do mục đích yêu cầu của từng loại.
3. Cấu trúc của một đoạn văn thuyết minh.
- Câu mở đoạn: Giới thiệu khái quát.
- Các câu thân đoạn: Thuyết minh cụ thể đối tượng.
- Câu kết đoạn: Khẳng định về đối tượng.
II. VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH.
1. Bước 1: Xác định đối tượng cần thuyết minh
- Một nhà khoa học
- Một tác phẩm văn học
- Một công trình nghiên cứu
- Một danh lam thắng cảnh...
2. Bước 2: Xây dựng dàn ý
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
3. Bước 3: Viết từng đoạn theo dàn ý.
4. Bước 4: Lắp rắp các đoạn thành bài văn, kiểm tra, sửa chữa và bổ sung.
v Ghi nhớ: SGK/63.
III. LUYỆN TẬP.
Đề bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm nội dung:
+ Khái niệm, cấu trúc của đoạn văn thuyết minh.
+ Cách viết đoạn văn thuyết minh.
+ Hoàn thiện bài văn cho đề văn phần luyện tập.
- Chuẩn bị bài mới: “Trả bài viết số 5”:
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 72.doc