Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Phương pháp thuyết minh

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh.

- Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Tầm quan trọng của các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh.

- Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh.

- Các yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh.

2. Kỹ năng:

- Nhận diện và phân tích hiệu quả mỗi phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể.

- Lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng và tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.

3. Thái độ:

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 18910Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Phương pháp thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 
Tiết PPCT: 69
Ngày soạn: 20-01-11
Ngày dạy: 22-01-11
TẬP LÀM VĂN: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh.
- Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Tầm quan trọng của các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh.
- Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh.
- Các yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện và phân tích hiệu quả mỗi phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể.
- Lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng và tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.
3. Thái độ:
Có ý thức sử dụng đúng phương pháp khi viết.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Vấn đáp, diễn giảng và thảo luận. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Nêu tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
Khi làm văn thuyết minh nắm chắc đối tượng, sưu tầm đầy đủ số liệu chưa phải là toàn bộ, mà để có một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh thì cần có một phương pháp thuyết minh cụ thể...
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Đọc kĩ phần I, nêu vai trò của phương pháp thuyết minh trong việc làm văn thuyết minh?
- Nêu một số phương pháp thuyết minh mà em đã học?
 - Thảo luận nhóm: (5 phút- 4 nhóm)
 Cho biết tác giả của mỗi đoạn trích đã sử dụng các phương pháp thuyết minh nào? Phân tích tác dụng của từng phương pháp?
+ Nhóm 1: Văn bản 1.
+ Nhóm 2: văn bản 2.
+ Nhóm 3: văn bản 3.
+ Nhóm 4: văn bản 4.
- Hs đại diện trả lời.
- Gv chốt lại nội dung cơ bản.
- Gv hướng dẫn so sánh 2 câu:
+ Ba-sô là bút danh.( cách hiểu khác)
+Ba –sô là bút danh của một thi sĩ nổi tiếng.( thuộc tính mới).
- Thế nào là phương pháp thuyết minh bằng chú thích?
(Tên hiệu của N.Khuyến là Quế Sơn, N.Du là Thanh Hiên, N.B.K là Bạch Vân cư sĩ)
- Trong 2 mục đích(1) và( 2) thì mục đích nào là chính? Tại sao?
- Các ý có quan hệ với nhau nhu thế nào? Nêu định nghĩa phương pháp giảng giải nguyên nhân-kết quả?
- Nêu yêu cầu vận dụng thuyết minh cho được tốt?
- Gv liên hệ: bài viết số 5 của HS.
- Gv gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH.
- Hiểu biết rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng.
- Biết sử dụng phương pháp phù hợp, hiệu quả nhất.
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH.
1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học.
a. Văn bản 1:
- Phương pháp: liệt kê, giải thích.
- Tác dụng: đảm bảo tính chuẩn xác, thuyết phục.
b. Văn bản 2:
- Phương pháp: phân tích, giải thích.
- Tác dụng: cung cấp những hiểu biết bất ngờ, thú vị.
c. Văn bản 3:
- Phương pháp: nêu số liệu và so sánh.
- Tác dụng: hấp dẫn, ấn tượng.
d. Văn bản 4:
- Phương pháp: phân tích, giải thích.
- Tác dụng: cung cấp những hiểu biết mới, thú vị.
2. Một số phương pháp thuyết minh.
a. Thuyết minh bằng cách chú thích. 
-Với câu “Ba-sô là bút danh” không nêu ra những thuộc tính mới của sự vật mà chỉ nêu ra một cách hiểu khác về nhà thơ. 
- Thuyết minh bằng phương pháp chú thích là nêu ra một tên gọi khác của đối tượng cần thuyết minh.
b.Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân, kết quả.
-Trong hai mục đích thì mục đích(1)mới là mục đích chính vì đó chính là bức chân dung tâm hồn Ba-sô.
- Các ý của đoạn văn có quan hệ nhân quả (1) là nguyên nhân và(2) là kết quả. Các ý được trình bày hợp lí, sinh động và bất ngờ, thú vị.
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH.
- Khi vận dụng phương pháp thuyết minh phải do mục đích thuyết minh quyết định.
- Ngoài làm rõ sự vật được thuyết minh, phương pháp thuyết minh phải có khả năng gây hứng thú, hấp dẫn với người nghe.
v Ghi nhớ: SGK/51.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm nội dung cơ bản sau:
+ Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh.
+ Một số phương pháp thuyết minh.
+ Yêu cầu đối với việc vận dung phương pháp thuyết minh.
- Chuẩn bị bài mới: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”:
+ Nhân vật Ngô Tử Văn.
+ Ý nghĩa phê phán của truyện.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 69.doc