Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng việt: Ôn tập phần Tiếng Việt

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hệ thống hóa nội dung kiến thức về phần tiếng Việt trong năm học để củng cố và nâng cao nhận thức.

- Tiếp tục rèn luyện và nâng cao những kĩ năng cần thiết liên quan đến nội dung kiến thức về tiếng Việt đã được hình thành trong năm học.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

- Khái quát về lịch sử tiếng Việt: nguồn gốc, quan hệ họ hang, lịch sử phát triển và chữ viết của tiếng Việt.

- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: khái niệm giao tiếp ngôn ngữ, hai quá trình trong giao tiếp ngôn ngữ, các nhân tố giao tiếp, đặc trưng của dạng nói và dạng viết trong giao tiếp ngôn ngữ.

- Hai phong cách ngôn ngữ (phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật): khái niệm, các dạng biểu hiện, các đặc trưng cơ bản của từng phong cách và những đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ của từng phong cách.

- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt: sử dụng đúng chuẩn mực và sử dụng hay.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 9161Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng việt: Ôn tập phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33 
Tiết PPCT: 98
Ngày soạn: 28-03-11
Ngày dạy: 30-03-11
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hệ thống hóa nội dung kiến thức về phần tiếng Việt trong năm học để củng cố và nâng cao nhận thức.
- Tiếp tục rèn luyện và nâng cao những kĩ năng cần thiết liên quan đến nội dung kiến thức về tiếng Việt đã được hình thành trong năm học.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
- Khái quát về lịch sử tiếng Việt: nguồn gốc, quan hệ họ hang, lịch sử phát triển và chữ viết của tiếng Việt.
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: khái niệm giao tiếp ngôn ngữ, hai quá trình trong giao tiếp ngôn ngữ, các nhân tố giao tiếp, đặc trưng của dạng nói và dạng viết trong giao tiếp ngôn ngữ.
- Hai phong cách ngôn ngữ (phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật): khái niệm, các dạng biểu hiện, các đặc trưng cơ bản của từng phong cách và những đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ của từng phong cách.
- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt: sử dụng đúng chuẩn mực và sử dụng hay.
2. Kỹ năng.
- Kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức: so sánh, đối chiếu, khái quát hóa.
- Kĩ năng lập bảng tổng kết để hệ thống hóa kiến thức.
- Kĩ năng luyện tập thực hành để củng cố, nâng cao kiến thức.
3. Thái độ.
Có ý thức vận dụng các kiến thức của lớp 10 để tiếp thu kiến thức lớp 11.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Phát vấn, gợi ý, thảo luận. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ. 
Kiểm tra vở soạn, bảng phụ của học sinh.
3. Bài mới.
Nhằm hệ thống hóa nội dung kiến thức phần tiếng Việt đã được học trong năm, chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học ngày hôm nay “Ôn tập phần tiếng Việt”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Thế nào là hoạt động giao tiếng bằng ngôn ngữ?
- Hoạt động giao tiếp cáo những quá trình nào?
- Có những nhân tố nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
- Lập bảng so sánh đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?
 Thảo luận nhóm: (4 tổ- 4 phút)
- Gv yêu cầu Hs thực hiện theo nhóm ra bảng phụ .
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Gv nhận xét, uốn nắn, chốt ý cơ bản.
- HS nhắc lại khái niệm và các đặc điểm cơ bản của VB? 
- Phân tích các đặc điểm cơ bản đó qua một VB đã học?
- HS kể tên các loại VB phân biệt theo phong cách ngôn ngữ?
- HS tự điền vào sơ đồ trong SGK/138
- HS nhắc lại khái niệm PCNNSH, PCNNNT và các đặc trưng cơ bản của chúng.
- HS điền vào bảng so sánh ở bài tập 4/139 các đặc trưng cơ bản của hai loại PCNN trên.
- Nguồn gốc của Tiếng Việt? 
- Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt?
- Lịch sử phát triển của Tiếng Việt?
- Chữ viết của Tiếng Việt?
- Kể tên một số TPVHVN đã học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ.
- HS thảo luận nhóm bài tập 6/ 139 và trình bày kết quả ra phiếu học tập.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung 
- GV gợi mở, uốn nắn và chốt ý cơ bản
- HS thực hành miệng bài tập 7/139 
- Gv liên hệ.
- Gv chốt lại nội dung bài học.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ.
1. Khái niệm: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói/viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động
2. Hai quá trình của hoạt động giao tiếp.
 Tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản, hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
3. Các nhân tố chi phối HĐGTBNN: nhân vật, nội dung, hoàn cảnh, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
II. NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT.
Đặc điểm
Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ viết
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng
Người nói, người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau
Thể hiện bằng chữ viết, tiếp nhận bằng thị giác
Các yếu tố phụ trợ
Từ khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng.
Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ
Hệ thống dấu câu, các kí hiệu, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ.
Đặc điểm chủ yếu về từ và câu
- Lời nói giao tiếp hằng ngày, ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa ngôn ngữ
-Câu tỉnh lược
- Suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa
- Tính chính xác
III. VĂN BẢN.
1. Đặc điểm cơ bản của văn bản. 
- Thể hiện và triển khai chủ đề một cách trọn vẹn.
- Các câu trong VB có sự liên kết chặt chẽ và cả VB được xây dựng theo một kết cấu mach lạc.
- Mỗi VB biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung.
- Mỗi VB thực hiện một số mục đích giao tiếp nhất định.
2. Các loại văn bản. chia theo lĩnh vực và mục đích GT: + VB thuộc PCNN sinh hoạt.
+ VB thuộc PCNN khoa học.
+ VB thuộc PCNN hành chính
+ VB thuộc PCNN nghệ thuật
+ VB thuộc PCNN chính luận.
+ VB thuộc PCNN báo chí.
IV. ĐẶC TRƯNG CỦA PCNN NGỮ SINH HOẠT VÀ PCNN NGHỆ THUẬT:
PCNN sinh hoạt
PCNN nghệ thuật
Tính cụ thể
Tính cảm xúc
Tính cá thể
Tính hình tượng
Tính truyền cảm
Tính cá thể hóa
V. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT:
1. Lịch sử tiếng Việt:
- Nguồn gốc của Tiếng Việt.
- Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt.
- Lịch sử phát triển của tiếng việt.
2. Chữ viết Tiếng Việt: 
- Chữ Nôm
- Chữ Quốc Ngữ
VI. NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT ĐÚNG CHUẨN MỰC:
Về ngữ âm, chữ viết
Về từ ngữ
Về ngữ pháp
Về PC ngôn ngữ
-Cần phát âm đúng chuẩn.
- Cần viết đúng chuẩn chính tả và quy định chữ viết.
- Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ 
- Dùng đúng nghĩa của từ
- Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ
- Câu cần đúng ngữ pháp
- Câu cần đúng về quan hệ ý nghĩa
- Câu cần có dấu câu thích hợp
- Câu liên kết với nhau về ý nghĩa 
- Đoạn và VB có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.
Sử dụng yếu tố ngôn ngữ phù hợp với PCNN của toàn VB
VD : Ở bài tập 7/139, câu viết đúng chuẩn Tiếng Việt là: b, d, g.
VII. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm nội dung sau:
+ Khái quát về lịch sử tiếng Việt và yêu cầu sử dụng tiếng Việt.
+ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
+ Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt và nghệ thuật.
- Chuẩn bị bài mới: “Viết quảng cáo”:
+ Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo.
+ Cách viết văn bản quảng cáo.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 98.doc