Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 79 đến tiết 101

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức: Nhận thức rõ những ưu và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết.

2. Kỹ năng: Chọn chi tiết tiêu biểu kết hợp thao tác thuyết minh về nhân vật lịch sử.

3. Thái độ: Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn thuyết minh.

B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 GV: Thiết kế bài giảng

 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

 Gv kết hợp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp

 

doc 42 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1836Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 79 đến tiết 101", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m chất cao quý của Kiều. 
- Nhịp thơ hai câu cuối: 3/3 và 2/2/2/2 như nhát cắt, tiếng nấc nghẹn ngào, đau đớn chia lìa.
=> Tình cảnh Thuý Kiều đau khổ đến cực độ, Kiều quên hẳn người đang đối thoại một mình, nói với người yêu vắng mặt nhiều lời thống thiết nghẹn ngào. Hơn thế, Kiều vẫn sáng ngời nhân cách cao thượng, vị tha, hi sinh cao quý.
III-Tổng kết
1. Nội dung
- Tác phẩm viết lên bằng khả năng thông cảm sâu sắc của người nghệ sĩ khi hoá thân thành người trong cuộc để nói lên những tâm tư sâu kín, uẩn khuất nhất trong cõi lòng .
- Đoạn thơ bi thương nhưng không hề đen tối bởi cái bi thương toát ra phẩm chất cao đẹp của con người, vang lên lời tố cáo tội ác xã hội bất công đã chồng chất khổ đau lên một kiếp người .
2. Nghệ thuật
- Miêu tả, phân tích tâm trạng phức tạp, mâu thuẫn chân thực, tinh tế, ngôn ngữ biến hoá linh hoạt .
- Sử dụng nhiều thành ngữ quen thuộc tạo nên tâm trạng đầy kịch tính .
4- Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên: Hệ thống kiến thức tiết học.
- Học sinh: Về làm bài tập + Soạn “Lập luận trong văn nghị luận"
DUYỆT
Ngày tháng năm 201
NGƯỜI SOẠN
Tiết 88 (Làm văn)
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
	- Củng cố và nâng cao kiến thức (hiểu biết) về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS: khái niệm về lập luận, cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và cách sử dụng các phương pháp lập luận.
2. Kĩ năng: 
	- Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ: (...)
B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
	HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 	Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
Học sinh đọc ví dụ
Thảo luận câu hỏi SGK.
Giáo viên chốt ý
Học sinh rút ra kết luận (phần ghi nhớ)
Học sinh đọc văn bản
? Xác định luận điểm của văn bản.
Giáo viên chốt.
? Căn cứ vào luận điểm hãy xác định luận cứ trong văn bản “Chữ ta”
? Luận cứ trong văn bản “Lại dụ Vương Thông” có đặc điểm gì khác.
Học sinh thảo luận về phương pháp lập luận trong hai văn bản vừa xét.
I- Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận
Xét ví dụ SGK
1. Đích của lập luận: Nay các ông (giặc Minh -bọn Vương Thông) không hiểu thời thế, lại dối trá, tức là “kẻ thất phu hèn kém” thì sao “cùng nói việc binh được”.
2. Các luận cứ đều là lí lẽ: xuất phát từ một chân lí tổng quát: “người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế.” mà suy ra kết luận (hệ quả): được thời,. Bọn giặc Minh cầm chắc thất bại.
3. Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người viết (nói) muốn đạt tới.
II- Cách xây dựng lập luận
1. Xác định luận điểm
Xét văn bản “Chữ ta” ta thấy có hai luận điểm cơ bản:
- Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lán lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta.
- Một số trường hợp tiếng nước ngoài được dưa vào báo chí một cách không cần thiết gây thiệt thòi cho người đọc.
2. Tìm luận cứ
- Luận cứ của hai luận điểm trong văn bản “Chữ ta” là những bằng chứng thực tế “mắt thấy tai nghe” của người viết đã từng ở Hàn Quốc và Việt Nam.
- Các luận cứ trong lập luận của Nguyễn Trãi đều là lí lẽ.
3. Lựa chọn phương pháp lập luận
a. Văn bản của Nguyễn Trãi: lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân - quả.
b. Văn bản “Chữ ta”: phương pháp quy nạp và so sánh, đối lập.
=> Ngoài ra còn một số phương pháp phản đề, loại suy,
* Ghi nhớ: SGK
III- Luyện tập
Bài tập 1 SGK Tr 111
- Luận điểm của lập luận: chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng.
- Các luận cứ của lập luận:
+ Các luận cứ lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người; lên án tố coá những thế lực tàn bào chà đạp lên con người; khẳng định đề cao con người.
+ Các luận cứ thực tế khách quan: liệt kê các tác phẩm cụ thể giàu tínhư nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ văn học Phật giáo thời Lí đến các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII giữa thế kỉ XIX.
+ Phương pháp lập luận: lập luận theo phương pháp quy nạp
* Chú ý: cần phân biệt giữa phương pháp lập luận và cách trình bày lập luận. Hai lĩnh vực này không hoàn toàn thống nhất với nhau.
4- Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên: Hệ thống kiến thức tiết học.
- Học sinh: Về làm bài tập + Soạn “Chí khí anh hùng"
DUYỆT
Ngày tháng năm 201
NGƯỜI SOẠN
Tiết 89 (Đọc văn)
CHÍ KHÍ ANH HÙNG
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Hiểu được chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải dưới ngòi bút sáng tạo của Nguyễn Du.
- Đặc sắc nghệ thuật của bút pháp tả nhân vật anh hùng lí tưởng.
- Nghệ thuật kể tả kết hợp ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật, không gian nghệ thuật và thời nghệ thuật mang những đặc tính riêng.
2. Kĩ năng: 
	- Đọc hiểu theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: (...)
B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
	HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 	Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
Học sinh đọc phần Tiểu dẫn và văn bản.
Giáo viên giải nghĩa từ khó (tham khảo SGK).
Học sinh thảo luận chia bố cục đoạn trích.
Giáo viên đọc diễn cảm.
Yêu cầu học sinh đọc lại
-Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải được thể hiện như thế nào?
- Cụm từ “động lòng bốn phương” có ý nghĩa như thế nào?
=> Qua đó thấy được điều gì mà Nguyễn Du muốn gửi gắm?
- Những chi tiết kì vĩ mà Nguyễn Du dùng để khắc hoạ nhân vật Từ Hải?
- Tâm trạng của Thuý Kiều khi Từ Hải quyết chí ra đi?
=> Tình cảm của Thuý Kiều lúc này như thế nào?
Giáo viên: Quan niệm phong kiến “phu xướng phụ tuỳ, xuất giá tòng phu”. Thúy Kiều đang mòn mỏi thương nhớ Từ Hải:
“Cánh hồng bay bổng tuyệt vời
Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm”
- Cảm hứng sáng tác của Nguyễn Du.
- Hình ảnh quyết chi ra đi, là hình ảnh như thế nào trong đoạn trích?
I. Tìm hiểu chung
1. Tiểu dẫn: SGK
2. Văn bản: SGK
a. Giải thích từ khó: SGK
b. Bố cục:
- Bốn câu đầu: Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thuý Kiều sau nửa năm chung sống.
- Mười câu tiếp: Cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều và Từ Hải - Tính cách anh hùng của Từ Hải.
- Hai câu cuối: Từ Hải dứt áo ra đi.
(Có thể phân đoạn theo nội dung: 
- Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải; 
-Tâm trạng của Thuý Kiều trước sự quyết chí ra đi của Từ Hải)
II. Đọc - hiểu
1. Đọc diễn cảm
2. Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải
- “Trượng phu” (đại trượng phu) là từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.
- “Động lòng bốn phương” là cụm từ ước lệ chỉ chí khí anh hùng (chí làm trai nam, bắc, đông, tây) tung hoành thiên hạ => Lí tưởng anh hùng thời trung đại, không ràng buộc vợ con, gia đình mà để ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn, quyết mưu sự nghiệp phi thường.
+ Chí khí phi thường, mưu cầu nghiệp lớn lẫy lừng;
+ Rất mực tự tin vào tài năng, bản lĩnh của mình dứt khoát, kiên quyết nhưng không thô lỗ mà khá tâm lí.
- Nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du khắc hoạ bằng những hình tượng kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ như: “lòng bốn phương”; “mặt phi thường”; “chim bằng”; => Lí tưởng về của Nguyễn Du về nhân vật anh hùng.
3. Tâm trạng của Thuý Kiều trước sự quyết chí ra đi của Từ Hải
- Kiều không chỉ yêu mà còn khâm phục, kính trọng Từ Hải .
- Tình cảm gắn bó của Kiều với Từ Hải sau những tháng ngày chung sống và không muốn xa người chồng yêu quý, không muốn sống cô đơn.
=> Từ Hải quả quyết khi thành công lớn sẽ “rước nàng” với nghi lễ cực kì sang trọng.
+ Niềm tin sắt đá vào tương lai, sự nghiệp, mục đích ra đi của chàng: làm cho rõ mặt phi thường, niềm tin thành công, lí tưởng cao cả của anh hùng
- Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát, ngợi ca, khâm phục.
- Quyết lời dứt áo ra đi là thái độ và cử chỉ dứt khoát, không chần chừ, anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du. 
=> Hình ảnh lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ đó cũng chính là niềm tin niềm hi vọng của Kiều ở Từ Hải (người chồng thương yêu).
III.Tổng kết
1. Nội dung
- Ca ngợi vẻ của chí làm trai, chí tang bồng của “kẻ sĩ quân tử” bậc “đại trương phu”.
- Lí tưởng hoá người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ cứu giúp đời.
- Tấm chân tình của Từ Hải và Thuý Kiều dành trọn cho nhau bằng niềm tin tưởng tương lai.
2. Nghệ thuật
-Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại rõ nét.
- Lời đối thoại trực tiếp bộc lộ tính cách tự tin đầy bản lĩnh.
4- Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên: - Nhận xét gì về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
- Học sinh: Về làm bài tập + Soạn “Thề nguyền"
DUYỆT
Ngày tháng năm 201
NGƯỜI SOẠN
Tiết 90 (Đọc văn)
THỀ NGUYỀN
(Trích truyện Kiều -Nguyễn Du)
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
	- Thấy được tình yêu mãnh liệt,thiêng liêng cao đẹp của Kiều-Kim Trọng
2. Kĩ năng: 
	- Ngôn ngữ miêu tả,kể của tác giả
3. Thái độ: (...)
B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
	HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 	Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu phần I
-Học sinh đọc tiểu dẫn cho biết vị trí của đoạn trích
-Kể ngắn gọn các sự việc xẩy ra trong đoạn trích này
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu phần II
-Nêu nhận xét về hàm nghĩa của các từ “Vội,xăm xăm,băng”
Vì sao Kiều chủ động đến với tình yêu?
Hs trao đổi thảo luận
Gv đưa ra nhận xét, chốt ý
Không gian của cuộc gặp gỡ?
Lời nói của Kiều”khoảng vắng đêm trường có ý nghĩa gì?
Không gian của lời thề miêu tả như thế nào?
Hình ảnh”Vầng trăng” có ý nghĩa gì?
Qua tình yêu của Kiều-Kim Trọng ,Nguyễn Du thể hiện tư tưởng gì
I.Giới thiệu : 
 1. Vị trí đoạn trích : Môt hôm,cả nhà Kiều sang chơi bên ngoại,Kiều đẵ tìm gặp Kim Trọng.Chiều tà nàng trở về nhà,thấy cả nhà chưa về,Kiều quay lại gặp Kim Trọng lần thứ hai. Đoạn trích kể về việc 2 người làm lễ thề nguyền,gắn bó thủy chung suốt đời
 2.Đại ý : Cuộc gặp gỡ, thề nguyền giưã Kiều và Kim Trọng
II. Đọc hiểu :
1. Hàm nghĩa của các từ :
- 2 lần dùng từ ‘Vội”,1 lần dùng chữ “xăm xăm,băng”=> nhịp điệu khẩn trương của cuộc thề nguyền:
 + Cuộc thề nguyền chưa được phép của cha mẹ
 + Tình yêu mãnh liệt ,rất tự nhiên của đôi lứa,của trai tài gái sắc”Kiều đến với Kim Trọng cũng như cánh buồm gặp gió,cánh buồm phải căng gió,con người phải có tình yêu”(Lưu Trọng Lư)
 + Kiều chủ động đến với tình yêu để chống lại định mệnh =>sư phản kháng lại số phận
- Kiều luôn bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho những người tài sắc
(Sau khi gặp nấm mồ Đạm Tiên,Kiều luôn bị ám bởi sự bất hạnh của mình,sự mong manh của tình yêu”cứ trong mộng mị mà suy,phận con thôi có ra gì mai sau”)
Ta hiểu vì sao Kiều nói với Kim Trọng như để thanh minh về sự chủ động của mình”bây giờ rõ mặt đôi ta-biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” =>khát vọng tình yêu tự do=>nét mới mẻ,tiến bộ trong cách nhìn về tình yêu của Nguyễn Du-nhà thơ có cái nhìn vượt trước thời đại=>tư tưởng nhân đạo.
2.Cuộc gặp gỡ,thề nguyền giửa Kiều-Kim Trọng
 *Cuộc gặp gỡ:
- Không gian: Thơ mộng,thần tiên,huyền ảo
 + Các hình ảnh: Ánh trăng ,nhặt thưa,ngọn đèn hiu hắt,tiếng bước chân nhẹ nhàng của người đẹp tạo ấn tượng cho Kim Trọng như đang sống trong mơ=>tâm trạng đắm say mơ màng=>không gian đẹp,nhưng có cảm giác như hư ảo ,không có thật,con người rất cô đơn giữa đất trời bao la
- Lời nói của Kiều:”khoảng vắng đêm trường”=> đó là không gian thời gian tâm lý rợn ngợp,nàng phải vượt qua để vươn tới làm chủ số phận-chống lại định mệnh
-thái độ của Kim Trọng đối với người yêu:”làm lễ rước vào”=>trân trọng
*Cuộc thề nguyền:Thơ mộng,trang trọng,thiêng liêng:
+ Mùi thơm hương trầm
+ Ánh sáng nến sáp: Ấm áp
+ Vầng trăng vằng vặc=>thiên nhiên to lớn vĩnh hằng=>tình yêu thiêng liêng được đất trời chứng giám
+ Tờ giấy ghi lời thề
+ Trao kỉ vật: Tóc mây
=> Tình yêu thiêng liêng sâu nặng
Liên hệ : Trong đoạn trao duyên:Kiều nhớ lại hình ảnh” đốt lò hương ấy ,so tơ phím này”-kỉ niệm đẹp=>Nỗi đau không nguôi,dau của lời thề sâu nặng bị chia cắt:” Ôi kim lang,hỡi kim lang.”
Tóm lại : Thông qua tình yêu cao đẹp của KiềU-Kim Trọng,Nguyễn Du thể hiện tư tưởng nhân đạo:yêu thương trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người-người phụ nữ tài sắc phải sống trong xã hội phong kiến thối nát bất công.
4- Củng cố - Dặn dò:
	- Giáo viên: Gọi hs nhắc lại các phần vừa được học
	- Học sinh: Về học bài, soạn bài tiếp theo.
DUYỆT
Ngày tháng năm 201
NGƯỜI SOẠN
Tiết 91 (Làm văn)
TRẢ BÀI SỐ 6
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
 - Nhận thức rõ những ưu và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết, đặc biệt là kĩ năng chọn chi tiết tiêu biểu kết hợp thao tác thuyết minh về những sự kiện lịch sử.
2. Kĩ năng: 
- Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn thuyết minh.
3. Thái độ: (...)
B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
	HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 	Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới
....................................
4- Củng cố - Dặn dò:
	- Giáo viên: Gọi hs nhắc lại các phần vừa được học
	- Học sinh: Về học bài, soạn bài tiếp theo.
DUYỆT
Ngày tháng năm 201
NGƯỜI SOẠN
Tiết 92 (Đọc văn)
VĂN BẢN VĂN HỌC
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
	- Nhận biết các tiêu chí của một văn bản văn học theo quan niệm hiện nay , Hiểu rõ qúa trình biên chuyển từ văn bàn văn học đến tác phẩn văn hơc trong tâm trí người đọc 
2. Kĩ năng: 
	- Biết rõ các tầng nghĩa của cấu trúc văn bản văn học và mối quan hệ giữa các tầng đó 
	- Hiểu văn bản là một cghỉnh thể không đơn giản ,phải đi sâu vào tầng nghĩa của nó 
3. Thái độ: (...)
B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
	HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 	Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: Cho VD học sinh nhận diện 
Trong những văn bản sau văn bàn nào là văn bản văn học ? Vìsao ? 
Chiếu dời đô (1) Bến quê (2) Sóng (3) Sang thu (4) Thông tin về ngày trái đất (4) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (5) 
Từ các ví dụ trên nêu các tjêu chí của văn bản văn học ? 
Hoạt động 2 : Cho HS tìm hiểu VD 
Nhận xét lời văn của bài thơ “Sóng” với lời văn của một bái toán dân số từ đó rút ra kết luận về tiêu chi 1thứ hai? 
Hoạt động 3 
 Cho học sinh gọi tên các thể loại các bản Hịch tướng sĩ , cáo bình ngô , chiếu dời đô ,sang thu , bến quê , tấm cám , lặng lẽ Sa pa 
Từ đó cho học sinh rút ra tiêu chí thứ 3 
 Đọc một bài văn đầu tiên chúng ta tiếp xúc với cái gì 
Những âm thanh trong các từ ‘ Loắt choắt , xắc , thoăn thoắt , nghênh nghênh gợi cho người đọc điều gì ?
Hoạt động 4 : cho HS đọc các ví dụ SGK bằng ngôn từ nghệ thuật tác giả đã xây dựng những hình ảnh gì ? 
Các hình tượng đó có giống ngoài đờ không ? 
 vậy tầng thứ hai của VBVH là gì ? 
Bài thơ “ Trong đầm gì đẹp bằng sen “ và bài :” Tùng “ nhà thơ ca ngợi vẻ đẹp của sen trong đậm, của tùng trong gió tuyết mùa đông còn nhằm mục đích gì khác không ? 
Khi nào thì một VBVH trỏ thành tác phẩm Văn học ? ( HS có thể trả lời theo kinh nghiệm bản thânn)
Các văn bản 1,2,3,4 là văn bản văn học vì phản ảnh hiện thực khách quan và nói lên tư tưởng của của con người 
I/ Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học 
 1/ Văn bản văn học cỏn gọi là văn bản nghệ thuật văn bản văn chương . Văn bản văn học đi sâu vào phản ảnh hiện thực khách quan , khám phá thế giới tình cảm , tư tưởng , thoã mãn nhu cầu hướng thiện và thẩm mĩ của con người 
 VD : Đọc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh chúng ta phải suy nghĩ để tìm kiếm lời giải đáp cho các câu hỏi :Tình yêu là gì , hạnh phúc là gì , làm thế nào để giữ niềm tin 
 2/ Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật có hình tựong mang tính thẩm mĩ cao , trau chuốt biểu cảm , gợi cảm , hàm súc , đa nghĩa 
3/ Mổi văn bản đều có một thể loại nhất định và theo quy ước cách thức thể loại đó ( Kịch có hồi , cảnh, có lời đối thoại độc thoại . Thơ có vần , điệu , luật , khổ thơ )
* * trên đây là ba tiêu chí chủ yếu của một văn bản văn học theo quan niệm hiện nay của VN và nhuều nước trên thế giới , những văn bản nào không hội đủ 3 tiêu chí trên thì không phải là VBVH 
II/ Cấu trúc của văn bản văn học 
 1.Tầng ngôn từ -từ ngữ âm đến ngữ nghĩa 
 - Đầu tiên ta tiếp xúc với ngôn từ 
 - Hiểu ngôn từ là hiểu các nghĩa ( tường minh ,hàm ẩn ) của từ ngữ , là hiểu các âm thanh gợi ra khi đọc , khi phát âm 
 - các từ ngữ : Loắt choắt , thoăn thoắt ,nghênh nghênh gợi ra cái nhanh nhẹn trẻ trung 
 * * tầng ngôn từ là bước thứ nhất để đi vào chiều sâu của tác phẩm 
2. Tầng hình tượng 
- Tác giả dùng ngôn từ nghệ thuật để xây dựng hình tựong văn học 
 - Hình tựong văn học có thể là hình ảnh thiên nhiên : 
hoa sen , cành mai , cây tùng vv
 - Hình tượng văn học tác giả sáng tạo ra không hoàn toàn giống hệ ngoài đời , cuộc đời thực mà nhằm gởi gắm tình ý sâu kín của mình với ngừoi đọc ,với cuộc đời 
 3. Tầng hàm nghĩa 
 - Ca ngợi vẻ đẹp của sen trong sạch tinh khiết là muốn ca ngợi chí khí giữ vững sự trong sạch của con người đó chính là nghĩa hàm ẩn của hình tượng là tầng hàm ẩn sâu kín của VBVH
 - Ở bài tùng : Phẩm chất cao qúy của cây tùng chính là phẩm chất cao cùa nhà nho quân tử
 * * Khi người đọc khám phá đúng tầng hàm nghĩa của VBVH thì tâm hồn họ sẽ giàu có ,phong phú hơn , ý nghĩa hơn 
 III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học 
 - VBVH cứ để trên giá sách , trong kho m trong thư viện không ai đọc thì chỉ là văn bản chết 
 - Nhưng nếu nhưVBVH được con người tìm đọc , hiểu được các tầng nghĩa sâu xa của nó thì trở thành VBVH sống động , có linh hồn , có ý nghĩa với người đọc , hoàn thành tâm nguyện cùa tác giả 
 - Người đọc muốn iếp nhận đấy đủ và sâu sắc , muốn cảm thông được tâm tình của nhà văn thì phải học tập , suy nghĩ tự nâng cao trình độ , biết cách đọc , chuyển VBVH trở thành vốn liếng của bản thân 
 IV. Luyện tập 
Bài tập 1 ( làm tại lớp ) 
a. cấu trúc hai đoạn tượng tự nhau 
- Câu đầu là câu hỏi của nhà thơ về một hiện tượng nhìn thấy trên đường 
 - 3 câu tiếp tả kỹ hai nhân vật : nét mặt , cử chỉ vvv
 -Câu cuối vừa là câu hỏi vứa là nỗi băn khoăn , suy nghĩ về nơi dựa 
b. hình ảnh tương phản : người đàn bà – em bé 
 Người chiến sĩ – bà cụ từ đó suy ra nghĩa hàm ẩn: phát hiện nơi dựa sâu sắc trong cuộc sống.
 Người mẹ dựa vào đứa bé chập chững , anh bộ đội dựa vàobà cụ đang run rẩy cất bước trên đường. Đây là nơi dựa về tinh thần tình cảm .Đứa bé chính là niềm vui , niềm tin chổ dựa tinh thần để người mẹ sống và làm việc 
 Bà cụ già yếu chính là nơi gởi lòng kính yêu của con cháu , là sức mạnh cho người lính chiến đấu và chiến thắng 
Củng cố Hướng dẫn bài tập 2 về nhà làm 
Dặn dò Học bài 
 Soạn : Thực hành phép tu từ và phép đối 
4- Củng cố - Dặn dò:
	- Giáo viên: Hướng dẫn bài tập 2 về nhà làm 
	- Học sinh: Thực hành phép tu từ và phép đối.
DUYỆT
Ngày tháng năm 201
NGƯỜI SOẠN
Tiết 93 (Tiếng Việt)
THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ :PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
	- Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt
2. Kĩ năng: Có kỹ năng nhận diện, phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ trên
3. Thái độ: Có ý thức trong việc giữ gìn sự trong sáng của TV 
B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
	HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 	Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới
Họat động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Họat động 1 : HS đọc ngữ liệu
Họat động 2 : Phân tích ngữ liệu
1. Ở VD1 cụm từ nào được lặp lại ? nếu thay bằng cụm từ khác thì câu thơ sẽ như thế nào ? tác dụng của việc lặp như vậy ?
câu thơ hay hơn
sự so sánh được rõ hơn
2. Ơ’vd 2 yếu tố nào được lặp lại (từ, vần ), ở đây có giống với lặp từ ở vd1 không ?
3. Thế nào là phép điệp ?
- Địêp tu từ khác với điệp do lặp ý, không có grị tu từ ( không mang sắc tháibiểu cảm )
Họat động 3 : thực hành
GV cho vd, hs phân tích
® điệp từ : chữ cuối câu trước được láy lại thành chữ đầu câu sau như đợt sóng gợi cảm giác buồn triền miên
® điệp ngữ : câu văn nhịp nhàng, hài hòa, có sức thuyết phục cao
Họat động 4 : đọc ngữ liệu, phân tích
ở vd 1 , cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt ? vị trí của các từ lọai như thế nào ?
ở vd 2, 4 cách đối có khác vd 1 không, khác như thế nào ?
phép đối ở vdụ 3 diễn ra như thế nào ?
Thế nào là phép đối ?
Họat động 3 : thực hành
-Hs tìm thêm vd trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo
-Gv cho vd, hs cùng làm
Thịt mỡ,dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
 Nguyễn Khuyến
I.Luyện tập về phép điệp
 1. Phân tích ví dụ :
a. ví dụ 1
-Cụm từ được lặp lại : nụ tầm xuân , chim vào lồng, cá mắc câu ® có gtrị tu từ : câu thơ uyển chuyển hơn, làm rõ ý được so sánh ( nhấn mạnh hình tượng nụ tầm xuân, diễn tả trạng thái không lối thoát của cảnh chim vào lồng, cá cắn câu )
b. ví dụ 2
-Từ được lặp lại : gần, có, vì 
- Vần được lặp lại : iên
® nhấn mạnh ý, không có gtrị tu từ
 2.Định nghĩ

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet83.doc