Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Bài ca ngất ngưởng

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 Hiểu được ppphong cách sống của Nguyễn Công Trứ, cảm nhận được tâm hồn tự do, phóng khoáng, thái độ tự tin và sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực của một nhà Nho.

1. Kĩ năng

 Nắm được những tri thức cơ bản về thể hát nói - thể thơ của dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX.

2. Thái độ

Có ý thức trong việc hình thành nhân cách sống và lẽ ứng xử của con người.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 54775Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Bài ca ngất ngưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : THCS & THPT Tây Sơn	Họ và tên GVHD: Trương Vành Khuyên
Ngày : 20/09/2015	Họ và tên GVGD: Trương Vành Khuyên
Tiết : 13	Họ và tên SVTT: Đoàn Thanh Hằng
Lớp : 11B2	MSSV: 1210897
GIÁO ÁN
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
 	- Nguyễn Công Trứ -
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 Hiểu được ppphong cách sống của Nguyễn Công Trứ, cảm nhận được tâm hồn tự do, phóng khoáng, thái độ tự tin và sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực của một nhà Nho.
Kĩ năng
 Nắm được những tri thức cơ bản về thể hát nói - thể thơ của dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX.
Thái độ
Có ý thức trong việc hình thành nhân cách sống và lẽ ứng xử của con người.
II. Chuẩn bị
1. Giaó viên: SGK, Giaó án, tư liệu có liên quan.
2. Học sinh: + SGK, bài soạn, tập ghi bài.
 + Chủ động tìm hiểu bài học theo định hướng câu hỏi SGK và định hướng của giáo viên.
III. Phương pháp: phát vấn, nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận...
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam trước đây, chưa có nhân vật danh tiếng nào ý thức sâu sắc về bản thân mình và lớn tiếng nói với đời khát vọng cá nhân như Nguyễn Công Trứ. Vốn là một danh nhân đất Việt lẫy lừng một thuở với những chiến công hiển hách, với tài kinh bang tế thế nhưng lạ gặp nhiều thăng trầm, vị anh hùng tài sức hơn người này gặp phải bất hạnh lớn. Bằng ý chí và hoài bão của mình, Nguyễn Công Trứ đã thể hiện tài năng hơn người với lối sống ngất ngưởng, ngang tàng, ngông nghênh, nhiều lúc có vẻ sảng khoái. Ông đã tổng kết lại cuộc đời ngang dọc của chính mình như thế nào, ta cùng tìm hiểu bài " Bài ca ngất ngưởng".
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung 
+ Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời Nguyễn Công Trứ?
- Nguyễn Công Trứ: 1778 - 1858, tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn.
- Quê: Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Sinh ra trong gia đình Nho học. Học giỏi, tài hoa, văn võ song toàn.
- Năm 1918 thi đỗ Giaỉ nguyên và được bổ làm quan. Có nhiều tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động: văn hóa, xã hội, kinh tế, quân sự. Gặp nhiều thăng trầm trên con đường công danh.
+ Nêu và nét về sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ?
- Sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm, thể loại ưa thích là hát nói. Là người góp phần quan trọng vào việc phát triển thể hát nói trong văn học Việt Nam.
- Để lại hơn 50 bài thơ, hơn 60 bài hát nói và một số bài phú và câu đối Nôm.
+ Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
+ Nêu những hiểu biết của em về thể loại Hát nói?
+ Theo em, bài " Bài ca ngất ngưởng" có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
+ Từ ngất ngưởng xuất hiện mấy lần trong bài thơ? Đó là những lần nào?
+ Xác định ý nghĩa của các từ này qua các văn cảnh đó?
+ Vì sao tác giả biết làm quan là gò bó, mất tự do nhưng vẫn ra làm quan? 
+ Trong 6 câu đầu, ở câu thứ nhất có gì đặc biệt so với các câu còn lại?
Nguyễn Công Trứ quan niệm sống khác với nhà Nho đương thời như thế nào?
Nguyễn Công Trứ đã thể hiện cái ngất ngưởng của mình, ông đã tự xưng mình là gì?
+ Nguyễn Công Trứ đã kể lại cuộc đời làm quan của mình như thế nào?
+ Ở câu thứ hai, chi tiết nào diễn tả sự coi thường danh lợi của Nguyễn Công Trứ?
+ Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong 6 câu thơ đầu?
+ Vì sao Nguyễn Công Trứ cho mình là ngất ngưởng?
+ Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào trong 12 câu tiếp?
+ Điều đáng trân trọng nhất ở con người Nguyễn Công Trứ là gì?
+ Nguyễn Công Trứ đã khẳng định cá tính của mình như thế nào trong câu cuối?
+ Gía trị nghệ thuật của bài thơ là gì?
Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
I. Tìm hiểu chung
Tác giả (1778 - 1858)
Cuộc đời
- Tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn.
- Quê: Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Là vị quan thanh liêm, yêu nước, thương dân.
- Danh tướng, nhà kinh tế, nhà thơ, tài hoa tài tử nhưng cuộc đời gặp nhiều thăng trầm, biến cố.
--> Có công đem đến cho hát nói nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.
b. Sự nghiệp
- Sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm.
- Thể loại yêu thích: hát nói
- Để lại hơn 50 bài thơ, hơn 60 bài hát nói và một số bài phú và câu đối Nôm.
Tác phẩm
a. Xuất xứ
- Năm 1848, khi tác giả cáo quan về quê.
b. Thể loại
- Hát nói - một thể thơ tự do, phóng khoáng
c. Bố cục
+ 6 câu đầu: Ngất ngưởng khi trong triều.
+ 12 câu tiếp: Ngất ngưởng khi về hưu.
+ Còn lại: tuyên ngôn khẳng định cá tính.
II. Đọc - hiểu văn bản
Cảm hứng chủ đạo
- Tập trung vào từ " ngất ngưởng":
+ Tên nhan đề
+ Lặp lại bốn lần trong bài thơ.
--> Nghĩa đen: chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, không ổn định.
--> Nghĩa bóng; cách sống vượt lên trên khuôn mẫu. Thể hiện tính cách của Nguyễn Công Trứ --> Cảm hứng chủ đạo.
Ngất ngưởng khi ở trong triều
- Câu thứ nhất: " Vũ trụ nội mạc phi phận sự' (Mọi việc trong khoảng trời đất đều là phận sự của ta).
--> chữ Hán. Đây là cách nói phủ định để khẳng định vai trò to lớn:
+ Đảm đương
+ Gánh vác
 Quan niệm sống tích cực của nhà Nho đương thời :" Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ"
--> Tuyên ngôn trang trọng
Ngôn ngữ tự xưng: "Ông Hi Văn, Tay ngất ngưởng".
--> Cái ngất ngưởng, tự tin, tự tôn, ý thức được tài năng, nhân cách của mình.
- Nguyễn Công Trứ kể lại cuộc đời làm quan: 
+ Câu thứ hai:
 Chi tiết ẩn dụ "vào lồng" --> diễn tả cuộc đời làm quan, coi thường danh lợi của Nguyễn Công Trứ.
--> Cách nhìn khác lạ so với các nhà Nho.
- Nghệ thuật:
+ Đối: phận sự >< cảnh ngộ
+ Liệt kê: tài năng và danh vị xã hội của mình.
+ Nhịp thơ
--> Trở nên ngất ngưởng, khác người. Dù mất tự do, gò bó nhưng làm quan là phương tiện để ông thể hiện tài năng, hoài bão, trọn nghĩa vua tôi.
Ngất ngưởng khi về hưu
- Khẳng định mình là người có tài:
+ Giỏi văn chương ( Thủ khoa)
+ Có tài dùng binh ( Thao lược)
--> Cách sống tôn trọng cá tính, không uốn mình theo dư luận.
- Cách sống ngất ngưởng: khác đời, khác người.
--> Phải là con người thực tài, thực danh thì mới trở thành tay ngất ngưởng, ông ngất ngưởng được.
--> Thể hiện chất tài hoa, tài tử.
Câu cuối : Tuyên ngôn khẳng định cá tính
- Khẳng định mình là một đại thần " ngất ngưởng' trong triều, không ai như ông.
--> Sự khác biệt của Nguyễn Công Trứ.
Nghệ thuật
- Nhan đề: độc đáo, cách bộc lộ bản ngã của Hi Văn độc đáo.
- Cách ngắt nhịp: tạo tính nhạc, thể hiện phong thái nhà thơ.
- Sử dụng nhiều từ Hán Nôm, bộc lộ chất tài hoa, trí tuệ của tác giả.
* Ghi nhớ SGK.
Củng cố
- Đọc lại bài thơ: diễn cảm
Dặn dò
- Nắm nội dung bài học.
- Đọc lại văn bản, thuộc lòng.
- Soạn bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_4_Bai_ca_ngat_nguong.doc