Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Chí phèo

A , Mục tiêu bài học

1, Kiến thức

-Những đặc điểm chính về quan điểm nghệ thuật,những đề tài chủ yếu,phong cách nghệ thuật của nhà văn

- Hình tượng nhân vật Chí Phèo

-giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc

- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như :điển hình hóa nhân vật,miêu tả tâm lý,nghệ thuật trần thuật

2, Kỹ năng

-Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

3,Thái độ

-Hiểu về tác giả để học tốt hơn tác phẩm Chí phèo

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2575Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Chí phèo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
 GIÁO ÁN
 SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ HOÀI PHƯƠNG
 LỚP : DVA1141
 Chí Phèo
 	-Nam Cao-
A , Mục tiêu bài học 
1, Kiến thức 
-Những đặc điểm chính về quan điểm nghệ thuật,những đề tài chủ yếu,phong cách nghệ thuật của nhà văn 
- Hình tượng nhân vật Chí Phèo
-giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như :điển hình hóa nhân vật,miêu tả tâm lý,nghệ thuật trần thuật 
2, Kỹ năng
-Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại 
3,Thái độ
-Hiểu về tác giả để học tốt hơn tác phẩm Chí phèo
B , Phương tiện thực hiện – Phương pháp thực hành 
1,Phương tiện 
-Sách giáo khoa ngữ văn 11,tập 1
-giáo án,đọc tài liệu tham khảo
2,phương pháp
-Giảng bình ,câu hỏi gợi mở..
C,Tiến trình bài học 
1, ổn định lớp 
2, Dạy bài mới
Nam Cao là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam,đề tài trước cách mạng mà ông hướng tới là đề tài về người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Với đề tài người nông dân thì Nam Cao là một nhà văn đến muộn ,nói vậy là bởi trước ông có nhiều tác giả,tác phẩm hay viết về người nông dân . Đọc “ vợ đêm’ của Vũ Trọng Phụng,’tắt đèn ‘ của Ngô Tất Tố,’bước đường cùng ‘ của Nguyễn Công Hoan ,nhiều người nói rằng : dường như không còn gì để viết hay,viết sâu sắc hơn về người nông dân trước cách mạng . đề tài người nông dân giống như một mảnh đất từng được thâm canh,được cày xới ,vậy mà mảnh đất từng được thâm canh cày xới ấy Nam Cao vẫn có một mùa bội thu với kiệt tác ‘Chí Phèo ‘. Nói về Chí Phèo có nhà nghiên cứu dùng một cách nói trừu tượng rằng : ‘ từ khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách thì người đọc thấy được một điển hình sâu sắc nhất của điển hình bất hủ của bi kịch người nông dân trước cách mạng . và để tìm hiểu về bi kịch của chí phèo như thế nào chúng ta sẽ bước vào văn bản ‘Chí Phèo ‘ 
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Diễn giảng của giáo viên 
 Kiến thức cần đạt 
-Nhan đề của truyện có sự biến đổi như thế nào ?
-Ý nghĩa ? 
=>Học sinh đọc phần tiểu dẫn và trả lời 
I , Đọc –hiểu chú thích :
Nhan đề tác phẩm :
-Tên ban đầu: “cái lò gạch cũ “
=>hình ảnh mở đầu và kết thúc gợi về cuộc sống không lối thoát quẩn quanh của con người 
- 1941 NXB đổi “ đôi lứa xứng đôi “
=>đặt mối tình Chí Phèo – Thị Nở thành trung tâm của truyện : tác phẩm trào phúng
- 1946 tác giả đặt lại thành “Chí Phèo “
=> ngụ ý của nhà văn 
-Mở đầu tác phẩm “Chí Phèo” là hình ảnh nào ?
-Tiếng chửi của hắn hướng tới những đối tượng nào? 
-tiếng chửi thể hiện điều gì ?
-chí Phèo chửi nhưng không ai đáp lại,qua đó Nam Cao hé mở cho chúng ta điều gì?
-ý nghĩa của tiếng chửi?
Bi kịch của Chí Phèo xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm thể hiện qua tiếng chửi của Chí Phèo.Chí xuất hiện lần đầu trước mắt người đọc không bằng xương bằng thịt mà là tiếng chửi’hắn vừa đi vừa chửi’.trong cơn say hắn ngật ngưỡng bước đi và hắn chửi. ban đầu hắn chửi trời vì trời đã sinh ra hắn một con người không hoàn thiện ,hắn chửi đời vì đời bạc bẽo đã cưu mang rồi lại vứt bỏ hắn . tức quá hắn đã chửi cả dân làng vũ đại vì đã đẩy hắn vào bi kịch thê thảm .hắn chửi ai không chửi nhau với hắn ,đau đớn nhất hắn chửi người đã sinh ra hắn làm cho hắn mang những bi kịch của cuộc đời
II, Đọc – hiểu văn bản :
1.Nhân vật chính : Chí phèo
-Mở đầu bằng hình ảnh độc đáo:nhân vật xuất hiện với tiếng chửi 
- đối tượng chửi :
+ hắn chửi trời
+ chửi đời 
+ chửi người dân làng Vũ Đại 
+ chửi đứa nào không chửi nhau với hắn 
+ chửi đứa nào đẻ ra hắn 
Từ chung đến riêng ,từ số đông đến số ít ,từ xa đến gần 
Chửi tất cả thể hiện sự lưu manh 
.hắn chửi nhưng không ai đáp lại 
=> qua đó Nam Cao hé cho ta một điều hết sức thê thảm Chí đã bị loại ra khỏi cộng đồng xã hội ,bị cắt đứt mọi mối quan hệ quen thuộc trở thành một con số không to tướng 
Cách giới thiệu gây ấn tượng sâu sắc 
ó đoạn văn thể hiện sự đa thanh ,đa giọng trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nam Cao 
* ý nghĩa của tiếng chửi:
-> cho thấy thân phận cô đơn đến tuyệt đối,sự đau đớn,bất mãn của Chí 
-> thể hiện sự thèm khát được giao tiếp với đồng loại của Chí
-> hé mở bi kịch cự tuyệt quyền làm người 

Tài liệu đính kèm:

  • docxtap_soan_giao_an_doan_dau_bai_chi_pheo.docx