Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Một thời đại trong thi ca

I. ĐỌC – HIỂU KHÁI QUÁT:

1/Tác giả:

- Hoài Thanh (1909-1982), Tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên

- Quê: Nghi trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

- Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học. Các tác phẩm chính:

* Trước cách mạng:

. Cuốn Văn chương và hành động (1936).

. Cuốn Thi nhân Việt Nam (Năm 1941 - 1944):

*Sau cách mạng:

 Có một nền văn hóa VN (1946)

 Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (1949)

 Nói chuyện thơ kháng chiến (1951)

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3131Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Một thời đại trong thi ca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
I. ĐỌC – HIỂU KHÁI QUÁT: 
1/Tác giả: 
- Hoài Thanh (1909-1982), Tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên
- Quê: Nghi trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.
- Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học. Các tác phẩm chính:
* Trước cách mạng:
. Cuốn Văn chương và hành động (1936).
. Cuốn Thi nhân Việt Nam (Năm 1941 - 1944): 
*Sau cách mạng:
 Có một nền văn hóa VN (1946)
 Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (1949)
 Nói chuyện thơ kháng chiến (1951)
 Tuyển tập Hoài Thanh (Tập I - 1982; Tập II - 1983).
 Hoài Thanh có biệt tài trong thẩm thơ, ông “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Cách phê bình của ông nhẹ nhàng, tinh tế, tài hoa và luôn thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh!
=> Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Năm 2000 được tặng thưởng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
2. Văn bản:
-Đoạn trích thuộc phần đầu của quyển “Thi Nhân việt nam”, là phần cuối của tiểu luận “một thời đại trong thi ca”
-Văn bản nghị luận về một vấn đề văn học.
- Bố cục 3 phần: 
 + Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới.
 + Tinh thần thơ mới: chữ tôi
 + Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó. 
II. ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT:
 1. Nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới.
 * Khó khăn :
 - Ranh giới giữa thơ mới thơ cũ không phải lúc nào cũng rõ ràng, dễ nhận ra : Trời đất không phải dựng lên cùng một lần...hôm nay phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ.
 - Cả thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay, cái dở : Khốn nỗi cái tầm thường cái lố lăng chẳng phải của riêng thời nào.
NX : Giá các nhà thơ mới...thì tiện cho ta biết mấy... Giá trong thơ cũ ... thì cũng tiện cho ta biết mấy...Khốn nỗi....Âu là ta đành phải nhận rằng....=> Bằng những câu văn giả định, cảm thán, với một giọng điệu thân mật, gần gũi, thiết tha, bức xúc mà chân thành, tác giả đã nêu lên được cái khó khăn mà cũng là cái khao khát của kẻ yêu văn quyết tìm cho được tinh thần thơ mới.
* Nguyên tắc (phương pháp) : 
+ Sánh bài hay với bài hay, không căn cứ vào bài dở. (Phương pháp so sánh)
+ Nhìn vào đại thể, không nhìn vào cục bộ. (Cái nhìn biện chứng, nhiều chiều, không phiến diện)
NX : Nguyên tắc ấy có sức thuyết phục. Bởi vì cái dở thời nào cũng có nó chẳng tiêu biểu gì hết, nó cũng không đủ tư cách đại diện cho thời đại và nghệ thuật luôn có sự tiếp nối giữa cái cũ và cái mớ. Đồng thời nhìn nhận đánh giá phải nhìn nhận toàn diện.
2. Tinh thần thơ mới:
* Tinh thần thơ mới : Chữ tôi. Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó.
* Cách hiểu về chữ tôi : So sánh : 
Thời xưa – Thơ cũ : Chữ Ta.
Thời nay – Thơ mới : Chữ tôi.
Giống nhau 
Giống nhau thì vẫn có chỗ giống nhau như chữ tôi vẫn giống chữ ta.
Khác nhau
+ Không có cá nhân chỉ có đoàn thể, lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả.
+ Không tự xưng hoặc ẩn mình sau chữ ta.
+ Thảng hoặc học cũng ghi hình ảnh họ...thảng trong văn thơ họ cũng dùng đến chữ tôi...Song.. không một lần nào dám dùng chữ tôi để nói chuyện với mình, hay – thì cũng thế - với tất cả mọi người.
+ Quan niệm cá nhân, gắn liền với cá nhân, cá thể.
+ Đi theo chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống chi bây giờ nó đến một mình.
+ Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện.
NX : + Thơ cũ là tiếng nói của cái ta, gắn liền với đoàn thể, cộng đồng, dân tộc. Thơ mới là tiếng nói của cái Tôi với nghĩa tuyệt đối, gắn liền với cái riêng, cái cá nhân, cá thể.
 + Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu được kết hợp chặt chẽ với cái nhìn biện chứng, lịch sử, nhiều chiều : 
- Đặt cái tôi trong mối quan hệ đối chiếu với cái ta.
- Đặt cái tôi trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thanh niên đương thời để phân tích, đánh giá. 
- Đặt cái tôi trong cái nhìn lịch sử để nhận định : Lịch sử xuất hiện, lịch sử phát triển, lịch sử tiếp nhận...
 3. Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.
* Ngày thứ nhất : Nó thực bỡ ngỡ, như lạc loài nơi đất khách =>khó chịu, ác cảm.
* Ngày một ngày hai : Nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá !=>quen dần và thương cảm.
=> Đặt cái tôi trong cái nhìn lịch sử để xem xét. Giọng điệu giàu cảm xúc. 
* Cái tôi đáng thương và đáng tội nghiệp vì : 
+ Mất cốt cách hiên ngang : không có khí phách ngang tàng như Lí Bạch, không có lòng tự trọng khinh cảnh cơ hàn như Nguyễn Công Trứ.
+ Rên rỉ, khổ sở, thảm hại.
+ Thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại, tìm cách thoát li thực tại nhưng lại rơi vào bi kịch :
Chúng ta – chữ tôi
Thoát lên tiên
Phiêu lưu trong trường tình
Điên cuồng
Say đắm 
Động tiên đã khép
Tình yêu không bền
Rồi tỉnh 
Vẫn bơ vơ
Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta ...
=> Cách trình bày Có tính khái quát cao (về sự bế tắc của cái tôi thơ mới và phong cách riêng của từng nhà văn), lập luận logic, chặt chẽ nhưng cách diễn đạt lại giàu cảm xúc và có tính hình tượng. 
* Bi kịch của người thanh niên thời ấy : Cô đơn, buồn chán, tìm cách thoát li thực tại vì thiếu lòng tin vào thực tại nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc. (Đây cũng chính là đặc trưng cơ bản của thơ mới). Cái tôi bi kịch này “đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại” nên nó vừa có ý nghĩa văn chương vừa có ý nghĩa xã hội.
* Giải quyết bi kịch : 
+ Gửi cả vào tiếng việt.
+ Bởi vì : Họ yêu vô cùng thứ tiếng đã chia sẻ buồn vui với cha ông ; vì họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt ; vì tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua ; vì họ muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng ; vì họ tin rằng tiếng ta còn, nước ta còn ; vì họ cần tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai.
+ Giọng văn giàu cảm xúc của người trong cuộc giãi bày, đồng cảm, chia sẻ ; với những câu văn mềm mại uyển chuyển. Họ gửi cả...Họ yêu vô cùng... Chia sẻ buồn vui với cha ông..Họ dồn tình yêu quê hương...tấm lụa hứng vong hồn...chưa bao giờ như bây giờ..=> “Lấy hồn tôi để hiểu hồn người”
NX : Các nhà thơ mới, thế hệ thanh niên thời ấy đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước thầm kín. Tất cả tình yêu thương ấy được họ dồn cả vào tình yêu tiếng Việt. Bởi họ tin rằng : Truyện Kiều còn, tiếng ta còn ; tiếng ta còn, nước ta còn.
III. Tổng kết.
 Nội dung : Chỉ ra được nội dung cốt lõi của tinh thần thơ mới : cái tôi và nói lên cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên hồi bấy giờ - Đánh giá được thơ mới trong cả ý nghĩa văn chương và xã hội.
 Nghệ thuật : Kết hợp một cách hài hòa giữa tính khoa học và tính văn chương nghệ thuật. Luận điểm khoa học, chính xác, mới mẻ ; kết cấu và triển khai hệ thống luận điểm cũng như nghệ thuật lập luận rất chặt chẽ, logic. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng một cách khéo léo, tài tình có khả năng khơi gợi và tạo sức cuốn hút lớn....
Giới thiệu về văn nghiệp của Hoài Thanh
Tư liệu : 
- Hoài Thanh bước vào nghiệp văn từ rất sớm. Từ viết báo, sau viết văn (Chủ yếu là các bài tranh luận về quan điểm nghệ thuật cùng với một số văn nghệ sĩ khác), Hoài Thanh dần đi sâu vào con đường nghiên cứu, phê bình văn học. Ông đặc biệt chú ý đến những tác phẩm văn học có giá trị và những hiện tượng, những hệ quan điểm, những xu hướng văn học nổi bật của văn học đương thời.
- GS Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: "HT dường như sinh ra để đọc thơ, bình thơ". Ông say mê theo dõi phong trào Thơ mới khởi lên từ năm 1932, đến năm 1941 thì cùng Hoài Chân (người em trai) xuất bản tập Thi nhân Việt Nam nổi tiếng. 
- Sau cách mạng, Hoài Thanh tham gia lãnh đạo công tác văn hóa văn nghệ (Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc thành phố Huế; UV thường vụ Hội Văn nghệ VN; Viện phó Viện Văn học; Tổng thư ký BCH Hội liên hiệp VHNT; Tổng biên tập tuần báo Văn Nghệ...), song ông trước sau vẫn thủy chung trọn vẹn với sự nghiệp phê bình văn học. Tự nguyện gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, ông dứt khoát từ bỏ quan điểm nghệ thuật trước kia, dùng ngòi bút phục vụ kháng chiến và xây dựng đất nước. Ông đã cho ra đời nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu văn học có giá trị. Ngòi bút của HT không phải không có những chỗ giáo điều, máy móc, nhưng dù sao cũng có thể xem là tiêu biểu cho ý thức văn học một thời.
Về phong cách phê bình của Hoài Thanh :
HT nói: "Nếu trong quyển sách này ít khi tôi nói đến cái dở, bạn hãy tin rằng không phải vì tôi không thấy cái dở. Nhưng tôi nghĩ rằng đã dở thì không tiêu biểu gì hết. Đặc săc mỗi nhà thơ chỉ ở trong những bài hay... Nói chắc bạn không tin, nhưng thực tình tôi chẳng muốn chê ai mà cũng chẳng muốn khen ai. Tôi chỉ muốn hiểu cho đúng - không phải cho đủ - hình sắc các hồn thơ" (Theo Thi nhân VN, NXB Văn học, 1988).
Ví dụ: Bình về thơ Thế Lữ: "Thơ Thế Lữ là nơi hẹn hò của hai nguồn thi cảm. Thế Lữ đã băn khoăn giữa hai nẻo đường: nẻo về quá khứ mơ mộng, nẻo tới tương lai và thực tế. Đáng lẽ TL nên rẽ nẻo thứ hai này. Sau một hồi mộng mị vẩn vơ, thơ TL như một luồng gió lạ xui người ta biết say sưa với cái sán lạn của cuộc đời thực tế,biết cười cùng hoa nở chim kêu, biết yêu và biết yêu tình yêu. TL đã làm giáo sư khoa tình ái cho cả một thời đại".
Một thời đại trong thi ca:
Tác giả nêu luận đề trực tiếp, ngắn gọn: Tinh thần thơ mới. Đó là cái điều quan trọng hơn, nói cách khác nó là điều cốt lõi, chi phối toàn bộ thơ mới, làm nên đặc trưng thơ mới, khái quát cả diện mạo phong trào thơ mới, nó là tiêu chí căn bản làm cho ta thấy rõ thơ mới khác thơ cũ một cách cơ bản và rõ ràng và nổi bật nhất. Quả vây, như XD đã nói thơ hay hay cả hồn lẫn xác, từ góc độ lí luận nội dung quyết định hình thức, Vậy muốn biết thơ mới khác thơ cũ điều gì, quan nhất phải xác định tinh thần thơ. Đây là cách nhìn nhận vừa nhạy cảm vừa sắc lí của HT. Và Trước phần này tác giả đã luận giải về hình thức thơ nhưng nhận thấy về căn bản hình thức thơ mới và cũ có chỗ giao tranh...Nó là tiêu chí quan trọng, thì dĩ nhiên để xác định được nó không phải là điều dễ dàng.
* * "Bài tiểu luận phê bình văn học mẫu mực của Hoài Thanh" (Nguyễn Đăng Mạnh). 
 Giá trị nội dung:
- Bài viết này tổng kết 10 năm phong trào Thơ mới lãng mạn VN, bắt đầu từ lúc ra đời vào năm 1932 cho đến năm 1941.
- Dù tổng kết vắn tắt, chưa phải hoàn toàn đầy đủ, trọn vẹn, triệt để nhưng bài viết đã tạo được cái nhìn tổng quát cho độc giả về diễn biến của một phong trào thơ ca đặc biệt, độc đáo trong nền văn học VN đầu thế kỷ XX. Đánh giá thành tựu của nó trong cuộc cách tân hiện đại hóa thơ VN. Quan trọng, nó đã giúp cho người đọc nhìn nhận đúng đắn về một phong trào thơ của những nhà thơ mong muốn làm một cuộc cách tân thơ theo hướng hiện đại hóa, thoát khỏi những ràng buộc của lối thơ cũ. (Với năng lực cảm thụ tinh tế, với khả năng phân tích, đánh giá sắc bén, HT đã thành công. Bí quyết của sự thành công ấy là quan điểm "Lấy hồn tôi để hiểu hồn người" (Hoài Thanh). Bằng cách ấy, ông đã ghi lại được những điệu hồn của các thi nhân trong phong trào Thơ mới. Đồng thời các dòng thơ, số phận và sự phát triển của chúng cũng như nhận xét thỏa đáng về sự cống hiến, đóng góp của từng dòng cho văn học).
* Văn phong: 
Văn phong sắc sảo, súc tích và tài hoa. Theo Văn Giá và Nguyễn Quốc Luân, đó là "văn phong phê bình cảm xúc". Lấy cảm xúc làm chủ đạo. Nhưng là cảm xúc đã thấm nhuần nhiều yếu tố: trí tuệ, tâm hồn, kinh nghiệm sống, niềm say mê nghệ thuật, khả năng phân tích, đánh giá sâu sắc. (Nhiều đoạn trong bài tiểu luận hấp dẫn người đọc bởi lối viết sắc sảo, súc tích và tài hoa ấy. Chẳng hạn: Đoạn nói về quá trình chuyển đổi thơ cũ sang thơ mới và hình ảnh thơ cũ của Tản Đà thất thế, nhường chỗ cho thơ mới: "Yêu TĐ ta chạnh nghĩ đến người bạn tình của thi sĩ. Trong bộ đồ tang phục, trông nàng cũng xinh xinh. Thế rồi một hôm, nàng đến tìm ta và ta thấy nàng khác hẳn. Vẫn khuôn mặt cân đối ấy, vẫn giọng nói nhỏ nhẹ ấy, nhưng mặn mà, nhưng đằm thắm"; Hoặc nhận xét về từng đặc điểm, phong cách thơ: Về một bài thơ Xuân Diệu: có "cái vẻ đài các rất hiền lành của điệu thơ"; về thơ Nguyễn Xuân Huy: "Tôi thấy thơ NXH hay lắm"; về thơ Phan Văn Dật: "Thơ PVD vẫn khiến ta ưa đọc: nó là những vần thơ dễ thương"; có lúc cũng rất thẳng thắn: "Dầu thế, tôi đã mệt vì thơ Phan Khắc Khoan nhiều lắm, không phải đây đó tôi không lượm được những vần thơ dễ thương").
Cùng với Thi nhân Việt Nam, bài Một thời đại trong thi ca đã tồn tại trước bao biến động của đời sống xã hội và sự thay đổi thị hiếu văn chương. Nó thực sự là một tác phẩm có "sức vóc dẻo dai" (Chu Văn Sơn), xứng đáng là một công trình sáng giá trong sự nghiệp của Hoài Thanh cũng như nền lý luận phê bình hiện đại của nước ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_31_Mot_thoi_dai_trong_thi_ca.doc