Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân và thái độ cảm phục xót thương của tác giả đối với những con người xả thân vì nước.

- Hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn tế : tính trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu nước buổi đầu chống thực dân Pháp.

- Thái độ cảm phục, xót thương của tác giả.

- Tính trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần6
Tiết 21: Đọc văn 
 VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
 ........Nguyễn Đình Chiểu......
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân và thái độ cảm phục xót thương của tác giả đối với những con người xả thân vì nước.
- Hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn tế : tính trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu nước buổi đầu chống thực dân Pháp.
- Thái độ cảm phục, xót thương của tác giả.
- Tính trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ.
2. Kĩ năng
Đọc - hiểu một bài văn tế theo đặc trưng thể loại.
C. NỘI DUNG LÊN LỚP
1. Ổn định, kiểm tra
- Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra bài cũ:Câu hỏi : Em có suy nghĩ gì về hai câu thơ kết bài “Chạy giặc”.
2. Tiến trình tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1:
- Tạo tâm thế: giới thiệu bài hay 
 - Tìm hiểu chung
GV: Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu ? 
 - HS dựa vào SGK trả lời 
GV:Em có nhận xét gì về tác giả NĐC?( gợi ý: cuộc đời, nhân cách)
HS phát biểu
GVBS: NĐC là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức: suốt đời gắn bó, chiến đấu không mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân và đất nước.Trong ông có 3 con người đáng quý: 
 + Một nhà giáo mẫu mực đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ,
 + Một thầy lang lấy việc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân làm y đức.
 + Một nhà văn luôn coi trọng chức năng giáo huấn của văn học.
Vì thế học trò của ông sẵn lòng gã em gái cho và trong ngày mất của ông cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang.
-GV cho HS xem phim tư liệu về cuộc đời NĐC.
1. Những tác phẩm chính:
GV: NĐC sáng tác chủ yếu bằng chữ gì?
 Sáng tác của ông ở những giai đoạn nào? Kể tên những tác phẩm chính?
HS dựa vào SGK trả lời
2. Nội dung thơ văn
GV: Những nét chính trong nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là gì? Với việc đề cao lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu đã mượn hình ảnh nhân vật nào để thể hiện và thể hiện ra sao?
HS trả lời
 a) Lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa
GVBS:
+ Coi trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội như tình cha con, mẹ con, tình vợ chồng, bạn bè, tình cưu mang những người gặp hoạn nạn.
+Đề cao tinh thần hiệp nghĩa, sẵn sàng cứu khốn, phò nguy.
+Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
( Thể hiện rõ nét trong tác phẩm LVT:Lục Vân Tiên nhân hậu, thuỷ chung, thẳng ngay cao cả. Nguyệt Nga chung thuỷ tuyệt vời. Tử Trực, Hớn Minh thẳng thắn, chân thành
“Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ!
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.
..
Vân Tiên nghe nói liền cười:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”).
Dương Từ - Hà Mậu là truyện thơ kịch liệt công kích đạo Phật, đạo Thiên Chúa lúc bấy giờ như một mối nguy cơ cho đất nước. Dựa vào trí tưởng tượng nhân gian (thiên đường, địa ngục), Nguyễn Đình Chiểu để cho nhân vật tự "giải mê" qua cuộc hành trình dài đi tìm chân lý đầy gian khổ, rồi trở về trong sự hòa hợp của gia đình, làng nước.
-GV cho HS xem phim LVT ( 3 phút).
GDKNS: Em rút ra được bài học nhận thức gì từ tác phẩm LVT
b) Lòng yêu nước, thương dân
GV:Lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Đình Chiểu biểu hiện như thế nào?
HS thảo luận, trả lời. Yêu cầu minh họa bằng những tác phẩm.
GVBS:
+ Ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước (VTNSCG)
+ Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta; biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc. (VTNSCG; Văn tế Trương Định; Kỳ Nhân Sư “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” đã tự xông đui đôi mắt của mình cho tròn y đạo và nhân đạo để không phải đem nghề y ra phục vụ cho kẻ thù , để lại bài học nhân sinh cao cả: 
 “Thà đui mà giữ đạo nhà
 Còn hơn có mắt ông cha không thờ”
+ Tố cáo tội ác bọn cướp nước và bè lũ bán nước( Chạy giặc; Văn tế trận vong Lục tỉnh)
c) Quan điểm sáng tác
GV: Căn cứ vào phần nội dung Tác phẩm trên, em hãy nêu lên quan điểm sáng tác của ông? 
HS trả lời
GVBS:
- Thơ văn nêu cao tinh thần chiến đấu cho chính nghĩa, cho tự do của dân tộc:
 “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
 Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
- Văn chương phải là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo để phát huy giá trị tinh thần:
 “Văn chương ai chẳng muốn nghe
 Phun châu nhã ngọc báu khoe tinh thần”
- Văn chương phải tỏ rõ sự khen chê công bằng:
 “Học theo ngòi bút chí công
Trong thi cho ngụ tấm lòng xuân thu”
Vì vậy ông khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm điều phi nghĩa:
“Thấy nay cũng nhóm văn chương
Vóc dê da cọp khôn lường thực hư”
GV: Em có thể đọc một số đoạn trích khác trong sáng tác của NĐC ?
( GV chiếu cho HS tham khảo thêm một số đoạn trích các tác phẩm của NĐC
GV: Những nét chính về nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là gì?
HS trả lời
* Hoạt động 3: Tổng kết
GV yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
GV củng cố: 
- Trong một bài viết của mình, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có những lời so sánh, ví von tuyệt diệu để tưởng nhớ tới nhà thơ, người chiến sĩ yêu nước đầy tự hào của dân tộc ta ở thế kỷ 19 – Nguyễn Đình Chiểu: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, thoạt nhìn thì chưa thấy sáng, song càng nhìn thì càng thấy sáng. Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân Nam Bộ thế kỉ XIX là một trong những ngôi sao như thế!”.
- Lê Trí Viễn: “Một con người tật nguyền như vậy, nếu chỉ sống bình thường, trong sạch cũng là quý, không ai nỡ đòi hỏi phải gánh vác việc đời. Ấy mà cụ đã sống và đã làm việc với ba cương vị trí thức, luôn luôn có mặt ở phía trước, luôn luôn gương mẫu, cống hiến không kể mình, và như vậy cho đến ngày từ giã cõi đời. Còn có tấm gương người mù nào đáng soi hơn cho người có đủ hai mắt”.
- Mượn lời của giáo sư Nguyễn Đình Chú: “ Thơ thầy Đồ Chiểu không phải là vẻ đẹp của cây lúa xanh uốn mình trước làn gió nhẹ mà là vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng. Nó không phải là quả vải thiều Hưng Yên ai ăn cũng thấy ngọt mà là trái sầu riêng Nam Bộ hồ dễ mấy ai quen”=> Tiếng thơ NĐC vẫn vang mãi giữa cuộc đời hôm nay và mãi mãi mai sau. 
* Hoạt động 4: Luyện tập
Gv: gợi ý cho học sinh làm bài tập? 
A. Phần một: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
I. Cuộc đời ( SGK)
óNĐC là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức: suốt đời gắn bó, chiến đấu không mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân và đất nước.
II. Sự nghiệp thơ văn
1. Những tác phẩm chính: 2 giai đoạn
 - Trước khi thực dân Pháp xâm lược.
 - Khi thực dân Pháp xâm lược.
2. Nội dung thơ văn
 a) Lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa
 b) Lòng yêu nước, thương dân
c) Quan điểm sáng tác:
- Thơ văn nêu cao tinh thần chiến đấu 
- Văn chương phải là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
- Văn chương phải tỏ rõ sự khen chê công bằng.
3. Nghệ thuật thơ văn
 - Thơ văn mộc mạc, bình dị, gần gũi với quần chúng mà có sức chinh phục lòng người.
 - Sự kết hợp giữa bút pháp lý tưởng hoà với bút pháp hiện thực.
 - Đậm đà sắc thái Nam Bộ.
 - Thơ văn vừa giàu chất giáo huấn, vừa đậm chất trữ tình.
III. Tổng kết (ghi nhớ-sgk)
IV. Luyện tập
Anh/chị hãy viết khoảng 5 câu trình bày ngắn gọn cảm nhận của bản thân sau khi học xong tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
 Gợi ý: Bộc lộ cảm xúc ngưỡng mộ, ngợi ca, trân trọng của bản thân về cuộc đời và sự nghiệp tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ
1. Hướng dẫn học bài: 
- Nắm vững nhân cách NĐC
- Nội dung thơ văn
- Quan điêm sáng tác
- Nghệ thuật	
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài 
 Chuẩn bị bài mới: Soạn “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc-tác phẩm”.
 Gợi ý :- Hoàn cảnh ra đời; bố cục; nội dung chính mỗi đoạn.	
Thực dân Pháp cho Tôn Thọ Tường, là bạn của Đồ Chiểu đến dụ dỗ ông. Đến mấy lần, nhưng lần nào đều bị Đồ Chiểu tìm cớ lánh mặt, Sau Tường gửi tặng hủ mắm cá lóc, mà Tường nói rõ trong thư là chính tay của vợ mình làm, để biếu bạn xưa. Sau khi ăn gần hết, Đồ Chiểu mới phát hiện ở dưới đáy hũ có mấy nén vàng, ông vô cùng tức giận, viết thư trách Tôn Thọ Tường và sai người trả lại vàng.
Michel Ponchon, tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre cũng đã mấy lần thân hành đến nhà Đồ Chiểu. Có lần lấy cớ nhờ nhuận sắc bản Lục Vân Tiên, nhưng ông giả vờ điếc đặc. Có lần viên quan này thông báo việc trả lại ruộng đất ở Tân Thới (Gia Định) cho Đồ Chiểu, nhưng nhận được câu trả lời: "Đất vua còn phải bỏ, thì đất tôi sá gì!". Lần khác, M. Ponchon đặt ra vấn đề cấp dưỡng, Đồ Chiểu nói: "Tôi đây đang sống đầy đủ trong sự tôn kính của các môn đệ và sự quý mến của đồng bào. Điều đó đã làm tôi thỏa mãn lắm rồi"...Duy nhất có một lần, M. Ponchon hỏi Đồ Chiểu về một ước nguyện. Đồ Chiểu nói chỉ mong ước chính phủ Pháp cho ông tổ chức một buổi lễ tế vong hồn những người dân đã chết trận, và đã được viên quan này đồng ý. Hôm đó, tại chợ Đập (nay là chợ Ba Tri), nghe Đồ Chiểu đọc bài văn tế thảm thiết, đông đảo mọi người đến dự đều không cầm được nước mắt...[.
Văn tế Trương Định
Ôi!
Làm ra cớ ấy, tạo hóa ghét nhau chi?
Nhắc tới đoạn nào, anh hùng rơi lụy mãi.
Cuộc trung-nghĩa hai năm làm đại tướng, nhọc nhằn vì nước, nào hờn tiếng thị tiếng phi;
Cõi Yên hà một chức chịu lãnh binh, lây lất theo thời, chưa chắc đâu thành đâu bại!.
Khóc là khóc nước nhà cơn bấn loạn, hôm mai vắng chúa, thua buồn nhiều nỗi khúc nôi;
Than là than bờ cõi lúc qua phân, ngày tháng trông vua, ngơ ngẩn một phương tớ dại.
Tướng quân còn đó, các nơi đạo tặc thảy kiêng dè;
Tướng quân mất rồi, mấy chỗ nghĩa binh thêm bái xái.
Nào đã đặng mấy hồi nơi thích lý, màn hùm che mặt rằng xuê;
Thà chẳng may một giấc chốn trường sa, da ngựa bọc thây mới phải.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_Tac_gia_Nguyen_Dinh_Chieu.doc