Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Chủ đề 5: Ôn tập về dấu câu

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

 - Ôn và nắm chắc kiến thức về văn bản tự sự, là thể văn mà người viết dùng lời văn của mình, trình bày một cách ngắn gọn các sự kiện tiêu biểu theo trình tự thời gian.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích văn bản tự sự, từ đó hiểu sâu hơn về văn bản tự sự.

- Học sinh biết cách xây dựng đoạn văn trong văn bản tự sự.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2050Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Chủ đề 5: Ôn tập về dấu câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 5:
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức
 - Ôn và nắm chắc kiến thức về văn bản tự sự, là thể văn mà người viết dùng lời văn của mình, trình bày một cách ngắn gọn các sự kiện tiêu biểu theo trình tự thời gian.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích văn bản tự sự, từ đó hiểu sâu hơn về văn bản tự sự.
- Học sinh biết cách xây dựng đoạn văn trong văn bản tự sự.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng tư duy ngôn ngữ, tư duy khoa học. 
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
- Giáo dục tư tưởng: học sinh có hiểu biết, có ý thức đối với bộ môn. 
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Soạn bài.
- SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Sách vở và đồ dùng học tập
- Tài liệu tham khảo
C. NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG CHỦ ĐỀ: (5 tiết)
Tiết 21:
Ôn tập về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Tiết 22:
Ôn tập về dấu ngoặc kép.
Tiết 23:
Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
Tiết 24:
Ôn tập về dấu gạch ngang.
Tiết 25:
Luyện tập.
D. BÀI HỌC
Ngày soạn: .../.../2015.
Ngày giảng 8A: T..././.../2015 
8B: T..././.../2015 
Tiết 21:
ÔN TẬP VỀ DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A: 
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài học:
- Trong các đoạn văn dấu ngoặc đơn có tác dụng gì?
- Nếu bỏ phần trong ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích có bị thay đổi khổng? Vì sao?
- Gọi HS đặt câu và XĐ phần nào trong câu có thể cho vào dấu ngoặc đơn? 
Gọi 2 Học sinh đọc
- Tác dụng của dấu 2 chấm trong câu là gì ?
* Bài tập nhanh: Hãy thêm dấu 2 chấm sao cho chính xác?
- Nam khoe với tôi rằng “ Hôm qua nó được điểm 10”
- Người Việt Nam nói “ Không thầy đố mày làm nên”.
- Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn?
- Giải thích công dụng của dấu hai chấm?
- Có thể bỏ dấu 2 chấm được không? Dùng dấu 2 chấm nhằm mục đích gì?
- Có thể thay dấu 2 chấm bằng dấu ngoặc đơn được không?
I. Lý thuyết
1. Dấu ngoặc đơn
- Tác dụng của dấu ngoặc đơn: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ xung thêm)
- Đánh dấu phần có chức năng, giải thích, thuyết minh, bổ xung thêm.
-> Không thay đổi vi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là thông tin phụ.
- VD:
a. Nam, lớp trưởng lớp 8B, có một giọng hát thật tuyệt vời.
-> Nam, (lớp trưởng lớp 8B), có một giọng hát thật tuyệt vời.
b. Mùa xuân, mùa đầu tiên trong một năm, cây cối xanh tươi, thi nhau đâm chồi nảy lộc.
-> Mùa xuân, (mùa đầu tiên trong một năm) cây cối xanh tươi, thi nhau đâm chồi nảy lộc
2. Dấu hai chấm
- Dấu hai chấm dùng để :
+ Đánh dấu ( báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
+ Đánh dấu ( báo trước) lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
- VD:
+ Nam khoe với tôi rằng “ Hôm qua nó được điểm 10”
+ Người Việt Nam nói “ Không thầy đố mày làm nên”.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Đánh dấu phần giải thích
b. Đánh dấu phần thuyết minh
c. Đánh dấu phần bổ sung
2. Bài tập 2
a. Báo trước phần giải thích
b. Báo trước lời thoại
c. Báo trước phần thuyết minh
3. Bài tập 3
Có thể bỏ được dấu 2 chấm, Vì ý nghĩa cơ bản của câu, đoạn văn không thay đổi.
4. Bài tập 4
 a. Cách viết thứ nhất không bỏ được vì sau 2 chấm là thông tin cơ bản.
b. Cách viết thứ 2 có thể bỏ được vì phần trong ngoặc đơn trả lời cho câu hỏi: Hai bộ phận nào?
4. Củng cố: 
- Giáo viên khái quát 1 số kiến thức cơ bản.
5. HDVN
- Nắm vững ghi nhớ - đặc điểm của văn bản thuyết minh
- Hoàn thiện các bài tập trong sách giáo khoa.
Ngày soạn: .../.../2015.
Ngày giảng 8A: T..././.../2015 
8B: T..././.../2015 
Tiết 22:
ÔN TẬP VỀ DẤU NGOẶC KÉP
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A: 
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài học:
Ngữ liệu: 
- Cho HS đọc và phân tích lại ngữ liệu sgk/141
a. Thánh Găng đi có 1 p.châm:	
Chinh phụcàng khó hơn
b. Nhìn từ xa cầu Long Biên dải lụa nặng 17 tấn.
c... một thế kỷ văn minh, khai hoá.
d. Hàng loạt.. “tay người đàn bà”
- Hãy nhắc lại công dụng của dấu ngoặc kép là gì?
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 1 
- Đặt dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp
I. Lý thuyết
a. Trích lời dẫn trực tiếp
b. Nhấn mạnh
c. Mỉa mai, châm biếm
d. Tên tác phẩm được dẫn
* Công dụng:
Dấu ngoặc kép dùng để:
+ Đánh dấu từ ngữ , câu, đoạn dãn trực tiếp.
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo , tập san  được dẫn
II. Luyện tập
1. Bài tập 1: sgk/142 Công dụng của dấu ngoặc kép
a. Câu nói được dẫn trực tiếp (Đây là những câu nói mà Lão Hạc tưởng như con Vàng muốn nói với Lão)
b. Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai
( 1 anh chàng được coi là  hầu cận ông lý)
c. Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời người khác.
d. Từ ngữ được dẫn trực tiếp, có ý mỉa mai
e. Từ ngữ được dẫn trực tiếp - được dẫn lại từ 2 câu thơ của Nguyễn Du, nhưng khi dẫn thơ người ta ít khi dẫn vaò trong dấu ngoặc kép.
2. Bài tập 2: sgk/143
a. Đặt dấu 2 chấm sau cười bảo -> Đ/dấu lời đối thoại
Dấu ngoặc kép ở cá tươi , tươi 
b. Đặt dấu 2 chấm sau chú Tiến Lê -> lời dẫn trực tiếp
Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại -> lời dẫn trực tiếp
c. Đặt dấu 2 chấm sau bảo hắn -> lời dẫn trực tiếp
 Đặt dấu ngoặc kép sau “bảo hắn”-> lời dẫn trực tiếp
4. Củng cố: 
- Giáo viên khái quát 1 số kiến thức cơ bản.
5. HDVN
- Nắm vững ghi nhớ - đặc điểm của dấu câu
- Hoàn thiện các bài tập trong sách giáo khoa.
Ngày soạn: .../.../2015.
Ngày giảng 8A: T..././.../2015 
8B: T..././.../2015 
Tiết 23:
ÔN TẬP VỀ DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A: 
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài học:
- Dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
- Em có thể kể thêm trường hợp dùng dấu chấm lửng trong các Vb đã học
- Rút ra kết luận công dụng của dấu chấm lửng
- Dấu chấm phảy được dùng để làm gì?
- Có thể thay nó bằng dấu phảy được không?
- Rút ra KL về công dụng của dấu chấm phảy
- Tìm hiểu công dụng của dấu chấm lửng
- HS lên bảng làm
- Tìm hiểu công dụng của dấu chấm phẩy?
- Viết đoạn văn 5-7 câu về ca Huế trên sông Hương? ( có dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phảy)
I. Lý thuyết
1. Dấu chấm lửng
2. Dấu chấm phẩy
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
a, Dấu chấm lửng biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng
b, Biểu thị câu nói bị bỏ dở, còn chưa nói hết
c, Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ
2. Bài tập 2
a, Dấn chấm phảy dùng để ngăn cách vế của những câu ghép ( đã có dấu phẩy ngăn cách thành phần phụ với nồng cốt câu)
b, Như a
c, Như a 9 có dấu phẩy ngăn cách các bộ phận đồng chức)
3. Bài tập 3
VD – Các làn điệu ca Huế rất phong phú và đa dạng như: Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh.
- Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, buồn thảm, bâng khuâng, lại cũng có khi trang trọng, uy nghi là do nguồn gốc của ca Huế vậy
4. Bài 4,5,6: SBT
- L6 đã học dấu câu nào, có khác gì với 2 dấu câu vừa học
4. Củng cố: 
- Giáo viên khái quát 1 số kiến thức cơ bản.
5. HDVN
- Nắm vững ghi nhớ - đặc điểm của văn bản thuyết minh
- Hoàn thiện các bài tập trong sách giáo khoa.
Ngày soạn: .../.../2015.
Ngày giảng 8A: T..././.../2015 
8B: T..././.../2015 
Tiết 24:
ÔN TẬP VỀ DẤU GẠCH NGANG.
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A: 
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài học:
I- Lý thuyết
- Dấu gạch ngang ở mỗi ví dụ dùng để làm gì?
a: - Mùa xuân ơi - mùa xuân của HN
a - Công dụng của dấu gạch ngang (-)
Þđánh dấu bộ phận giải thích
- Đặt giữa câu đánh giá bộ phận chú thích
b: - Bẩm, có khi đê vỡ!
 - Mặc kệ !
- Đặt đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc liệt kê
Þ đánh dấu lời nói trực tiếp của nv
- Nối các từ nằm trong 1 liên danh
c: Þliệt kê công dụng của dấu (...)
d: Va_ren _ Phan Bội Châu
- Từ những ví dụ trên nhắc lại công dụng của dấu gạch ngang?
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 (sgk 130)
- Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong các VD?
a: Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích
b: Đánh dấu bộ phận giải thích
c: + Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
 + Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích 
 d.c: + Nối trong 1 liên danh: Hà Nội _Vinh
2. Bài tâp 2 (131)
- Công dụng của dấu gạch nối?
Nối các tiếng trong từ mượn có nhiều tiếng là Béc_lin, An_dat, Lo_ren...
3. Bài tập 4 (SBTNV 81)
- Giải thích khi dùng dấu (,) khác dùng dấu (-) như thế nào?
- Nếu dùng dấu phẩy để đánh dấu bộ phận chú thích thì người đọc có thể hiểu là có đến 2 người (Bà cụ Lềnh và mẹ bác Năm) chạy ra sân.... Vì vậy không dùng dấu (,) mà dùng dấu (-) để chú thích
4. Củng cố: 
- Giáo viên khái quát 1 số kiến thức cơ bản.
5. HDVN
- Nắm vững ghi nhớ - đặc điểm của dấu câu
- Hoàn thiện các bài tập trong sách giáo khoa.
Ngày soạn: .../.../2015.
Ngày giảng 8A: T..././.../2015 
8B: T..././.../2015 
Tiết 25:
LUYỆN TẬP.
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A: 
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài học:
I. Lý thuyết
Thống kê về công dụng của một số dấu câu đã học:
STT
Dấu câu
Công dụng
1
Dấu chấm
- Dùng để kết thúc câu trần thuật.
2
Dấu chấm hỏi
- Dùng để kết thúc câu nghi vấn.
3
Dấu chấm than
- Dùng để kết thúc câu cầu khiến hay câu cảm thán.
4
Dấu phẩy
- Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các thành phần phụ của câu với CN - VN, giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu, giữa một từ ngữ với một bộ phận chú thích của nó, giữa các vế trong câu ghép. 
5
Dấu chấm lửng
- Dùng để biểu thị bộ phận chưa được liệt kê hết
- Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm.
6
Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
7
Dấu gạch ngang
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Biểu thị sự liệt kê.
- Nối các từ nằm trong 1 liên danh
8
Dấu ngoặc đơn
- Dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích.
9
Dấu hai chấm
- Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.
- Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại
10
Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
- Đánh dấu từ ngữ hàm ý mỉa mai, châm biếm
- Đánh dấi tên tác phẩm, báo, tạp chí ... dẫn trong câu văn
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- HDHS thực hiện
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- HDHS thực hiện
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 sgk/152
 Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít, tỏ ra dáng bộ vui mừng.
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội.
Cái Tý, thằng Dần cùng vỗ tay reo:
- A ! Thầy đã về ! A ! Thầy đã về !...
 Mặc kệ chúng nó, anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa, nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm. Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản, anh ta lăn kềnh lên chiếc chiếu rách. 
 Ngoài đình, mõ đạp chan chát, trống cái đánh thùng thùng, tù và thổi như ếch kêu.
 Chị Dậu ôm con ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi:
- Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây này.
2. Bài tập 2 sgk/152
a. Sao mãi tới giờ anh mới về ? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.
b. Từ xưa, trong cuộc sốn lao động sản xuất 
Câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”.
4. Củng cố: 
- Giáo viên khái quát 1 số kiến thức cơ bản.
5. HDVN
- Nắm vững ghi nhớ - đặc điểm của dấu câu
- Hoàn thiện các bài tập trong sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_TU_CHON_VAN_8_CHU_DE_5_TS.doc