Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Ông đồ

I. Mục tiờu:

1. Kiến thức:

- Giúp h/s cảm nhận hỡnh ảnh đáng thương của ông đồ viết chữ nho đã từng được mọi người mến mộ, nay bị lãng quên.

- Niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền.

- Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ ngũ ngôn, phân tích hiệu qủa các biện pháp tu từ trong bài.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 15307Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Ông đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tờn bài soạn: ễng đồ
 Tiết : 74
I. Mục tiờu:
1. Kiến thức:
- Giúp h/s cảm nhận hỡnh ảnh đáng thương của ông đồ viết chữ nho đã từng được mọi người mến mộ, nay bị lãng quên.
- Niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền.
- Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ ngũ ngôn, phân tích hiệu qủa các biện pháp tu từ trong bài.
3. Thỏi độ:
 - Cú phương phỏp học tập đỳng, kết hợp giữa học với hành
 - Trân trọng những truyền thống văn hoá tốt đẹp, biết cảm thương chân thành một lớp người đang tàn tạ vì nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giỏo viờn:
 - Tài liệu liờn quan và soạn giảng
 - Phương tiện, đồ dựng dạy học:Tranh minh hoạ ông đồ ,bảng phụ...
 - Phương phỏp: thuyết trỡnh, vấn đỏp, tổ chức thảo luận nhúm...
2. Học sinh: sgk, vở ghi, đọc tài liệu, soạn bài theo hướng dẫn...
III. Tiến trỡnh dạy học:
1.Ổn định tổ chức:( thời gian: 1 phỳt )
 Kiểm tra sĩ số: lớp: ... sĩ số: ... vắng: ...
2. Kiểm tra bài cũ:( thời gian: 3 phỳt)
? Đọc thuộc lòng bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài?
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
 - Mục tiờu: Tạo tõm thế và định hướng chỳ ý cho học sinh
 - Phương phỏp: thuyết trỡnh
 - Thời gian: 3 phỳt
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trũ
 Nội dung 
Lời dẫn: Nếu như Thế Lữ dùng thơ để khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước, thì Vũ Đình Liên lại gợi nhớ về một nét đẹp văn hoá cổ truyền đã mai một, chỉ còn lại nỗi đau khôn nguôi trong lòng người khi nhớ về cảnh cũ. Ông đồ thể hiện thật cảm động những tình cảm đó.
- hs lắng nghe
Tiết.74 văn bản
 ễng đồ
 (Vũ Đỡnh Liờn)
Hoạt động 2: Tỡm hiểu chung văn bản
 - Mục tiờu: Học sinh nắm được những nột chung về tỏc giả, tỏc phẩm, cỏch đọc, thể loại...
 - Phương phỏp: vấn đỏp, thuyết trỡnh...
 - Thời gian : 7 phỳt
- G/v nêu yêu cầu đọc: giọng chậm, ngắt nhịp 2/3 ; 3-2.
K1,2: giọng vui, phấn khởi.
K3,4: Chậm buồn, xúc động.
? G/v gọi h/s đọc?
- GV cho HS tìm hiểu chú thích, lưu ý chú thích 1, 4, 6.
- Gv giải thớch khỏi niệm " ụng đồ"
? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu những nét chính về tác giả?
? “Ông đồ” sáng tác năm nào?
? “Ông đồ” được sáng tác theo thể thơ gì?đặc điểm thể thơ?
- GV lưu ý: đây là thể thơ của phong trào Thơ mới nên ít bó buộc hơn về niêm luật so với thể ngũ ngôn tứ tuyệt thời trung đại đã học
?Bài thơ có thể chia mấy phần? ND từng phần?
- GV: chúng ta sẽ phân tích theo bố cục này
- hs đọc
- hs trả lời
- Thể thơ ngũ ngụn. vần chõn gieo ở tiếng cuối cõu, vần cỏch, vần liền, trắc bằng xen kẽ hoặc nối tiếp.
- hs trả lời
I. Đọc tỡm hiểu chung:
1.Tác giả
- Vũ Đình Liên (1913 -1996), quê Hải Dương.
- Là nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.
- Thơ ông nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
2. Tác phẩm 
 - Xuất xứ: sáng tác năm 1936
 - Thể loại: ngũ ngôn.
- Là bài thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới
-Bố cục: 3 phần 
phần 1: (Khổ thơ 1 + 2): Hình ảnh ông đồ bán chữ trong những năm còn đông khách .
 phần2: (Khổ thơ 3 + 4): Hình ảnh ông đồ trong những mùa xuân ế khách, tàn tạ.
 phần 3: Khổ 5: Cảnh đó, người đâu (Tấm lòng của nhà thơ hoài cổ).
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc- tỡm hiểu chi tiết văn bản
 - Mục tiờu:học sinh hiểu và cảm thụ được giỏ trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 - Phương phỏp : vấn đỏp, tỡm tũi, thuyết trỡnh, thảo luận...
 - Thời gian : 25 phỳt
- Cho hs đọc lại khổ 1+ 2
- Treo tranh về ụng đồ, cảnh cho chữ, cõu đối...
 Gv giới thiệu về nội dung cỏc bức tranh
? Ông đồ xuất hiện trong thời gian nào? ở đâu? Ông làm việc gì?
? Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua những chi tiết nào?
? Qua hình ảnh so sánh ấy em thử hình dung về nét chữ đó?
- GV bình: chữ mềm mại, uốn lượn, nét thanh, nét đậm, đẹp sang trọng như chim phượng đang múa, đẹp oai hùng như con rồng đang bay trong mây. Cũng chính vì vậy ông thật đắt hàng: Bao nhiêu người thuê viết
 ? Tình cảm, thái độ của mọi người đối với ông đồ ntn?
- Chuyển ý: Thời thế đã đổi thay, Hán học lụi tàn. Như Tú Xương từng nói: “Nào có ra gì cái chữ nho. Ông nghè, ông cống cũng nằm co” nên hình ảnh ông đồ dần vắng bóng.
- Cho hs đọc khổ thơ 3+4
? Sự lặp lại của thời gian “Mỗi năm..già”và hành động “Bày mực.. qua”có ‏‎ý nghĩa gì?
* Thảo luận nhúm:
thời gian: 2p
? Biện pháp NT chủ yếu nào được sử dụng ở hai khổ thơ này? Phân tích tác dụng của nó?
 Định hướng:Biện pháp NT nhân hoá “Giấy đỏ cả ngày phơi mặt ra phố hứng bụi mà chẳng một lần được nhận lấy những nét bút tung hoành nên buồn bã mà nhợt nhạt đi trở nên bẽ bàng vô duyên”. Nghiên mực không hề được chiếc bút lông chấm vào nên mực như đọng lại bao sầu tủi và trở thành “nghiên sầu”.
 Gv đỏnh giỏ
- Gv giảng:“Người thuê viết nay đâu?”. Câu hỏi tu từ cất lên, ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như thấm sang cả vật vô tri. 
? H/ả “Ông đồ vẫn ngồi đấy”gợi cho em cảm nghĩ gì?
- GV: có thể nói đây là hai câu thơ xuất thần lay động sự thương cảm. Nỗi buồn không chỉ tấm vào giấy và bút mà còn từ lòng ông thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật:
 Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay.
? Hai câu thơ “Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời...” tả cảnh hay tả tình
? H/ả nắng, mưa bụi giúp ta hình dung tư thế và tâm trạng của ông ntn?
GV binh:Lá vàng rơi- biểu hiện của sự tàn úa; lại kèm với mưa bụi bay - lạnh lẽo và buồn thảm, cảnh tượng đó gợi cho người đọc sự thương cảm. Ông đồ đang bị gạt ra ngoài rìa cuộc sống, ông đang bị cuộc đời bỏ quên cùng thú chơi câu đối một thời gắn với nền Hán học. Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang, lòng người buồn thương thấm thía.
- Cho hs đọc khổ thơ cuối, chỳ ý giọng điệu
?Hình ảnh nào được lặp lại trong khổ thơ cuối?
? Có gì giống và khác nhau trong hai chi tiết “hoa đào và ông đồ”ở K5 và K1? Sự giống và khác nhau này có ‏‎ý nghĩa gì?
? “Những người muôn năm cũ”là những ai? Câu hỏi tu từ cuối bài thơ giúp em hiểu được tình cảm của nhà thơ ntn?
? Những câu thơ cuối cùng gieo vào lòng người đọc được tình cảm gì?
GV bình: Hai câu thơ cuối là lời tự vấn thể hiện nỗi niềm thương tiếc, xót xa của tác giả khi nghĩ đến “những người muôn năm cũ”, những đóng góp của họ tạo nên vẻ đẹp VH cổ truyền dân tộc. Khi đất nước bị ngoại bang, thì hoài cổ về một nét đẹp trong nền VHDT chính là thể hiện Lòng yêu nước thầm kín của Vũ Đình Liên 
- hs đọc
- Hs trả lời
- Hs tỡm hiểu và trả lời
- Hs đọc
- Tương phản
-Hs thảo luận, nhận xột
- Buồn thương cho những gì đã từng là giá trị nay trở nên tàn tạ, bị rơi vào lãng quên.
-Hai câu thơ trên không chỉ tả cảnh mà còn tả tâm trạng và cảnh ngộ của ông đồ. 
- Hs đọc
- Hoa đào- tết đến
- hs trả lời.
- Từ sự vắng búng ụng đồ, tỏc giả bõng khuõng nghĩ đến những người xưa, khụng bao giờ cũn thấy trong dũng đời hiện tại. đú là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải.
-Cảm thương, tiếc nuối những giá trị tinh thần bị tàn tạ, lãng quên.
II. Đọc- tỡm hiểu chi tiết:
1. Hỡnh ảnh ụng đồ bỏn chữ trong những năm cũn đụng khỏch:
 - Thời gian: “mỗi năm”, “lại thấy”, “hoa đào nở”-> ông đồ thường xuyên xuất hiện, quen thuộc với mọi người khi tết đến, xuân về. 
 - Địa điểm: bên phố đông người.
 - Công việc: viết chữ, viết câu đối tết thuê.
 - “Hoa tay..
 Như phượng múa..”
-> NT so sỏnh: Nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, cao qúy.
+ “bao nhiêu”: nhiều, không kể xiết (người thuê viết)
+“tấm tắc ngợi khen tài:
 thái độ thích thú ngưỡng mộ.
=> Ông được trọng vọng, ngưỡng mộ.Ông đồ trở thành trung tâm, được xã hội tôn vinh
2.Hỡnh ảnh ụng đồ những mựa xuõn vắng khỏch:
- Biện pháp đối lập tương phản: H/ả ông đồ thời xưa và h/ả ông đồ cô đơn.
- Biện pháp NT nhân hoá:
giấy đỏ - buồn khụng thắm
mực đọng - nghiờn sầu
- Tả cảnh ngụ tình làm tăng thêm sự cô đơn lạc lõng bẽ bàng của ông đồ.
=>Mọi người lãng quên ông; ông bơ vơ, lạc lõng 
3. Nỗi lũng của nhà thơ:
- Cảnh còn: đào lại nở -> sự luân chuyển tuần hoàn thời gian.
- Ông đồ hoàn toàn vắng bóng: không thấy ông đồ xưa -> lòng người thay đổi. Ông đồ hoàn toàn đã trở thành quá khứ.
+ Những người muôn năm cũ.
+ Hồn ở đâu?
=> Nỗi niềm thương cảm chân thành của tác giả trước con người tài hoa một thời vang bóng
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết - luyện tập
 - Mục tiờu: hs nắm được nột cơ bản về giỏ trị nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ
 - phương phỏp: tỡm tũi, vấn đỏp...
 - thời gian: 4 phỳt
? phương thức biểu đạt của bài thơ?
? Em cú nhận xột gỡ về vai trũ của cỏc yếu tố miờu tả trong bài thơ với mục đớch biờu cảm mà tỏc giả muốn gửi gắm?
? Tỡnh cảm nhà thơ được thẻ hiện như thế nào? đú là tỡnh cảm gỡ?
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk
- Biểu cảm kết hợp với miờu tả tự sự
- Hỡnh ảnh ụng đồ xưa và nay được miờu tả với những chi tiết ấn tượng cú sức lay động tỡnh cảm mạnh mẽ; tả cảnh ngụ tỡnh( biểu cảm giỏn tiếp)
- Biờu hiện giỏn tiếp qua tả cảnh, tả người, kể chuyện ,giọng thơ...
 Đú là tỡnh cảm xút thương...
- hs đọc
III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
2. Nội dung:
* ghi nhớ : sgk
III. Luyện tập
4. Củng cố:( thời gian: 2 phỳt)
5. Hướng dẫn học bài:( thời gian: 1 phỳt)
- Học thuộc lũng bài thơ, nội dung và nghệ thuật
- Soạn bài:cõu nghi vấn
6. rỳt kinh nghiệm giờ dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_8_ong_do.doc