Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Ông giuốc - Đanh mặc lễ phục

A.Mục tiêu cần đạt

 * Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Tiếng cười chế giễu thói trưởng giả học làm sang.

- Tài năng của Mô - li - e trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động.

2. Về kỹ năng:

- Đọc và phân kịch bản văn học.

- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.

B.Chuẩn bị .

+ GV: Nội dung bài học

+ HS: Đọc và trả lời câu hỏi

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 27028Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Ông giuốc - Đanh mặc lễ phục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 - bài 29
Ngày soạn: 24/03/2011
Ngày dạy: 8A: 8B : 
Tiết 117 : ông Giuốc - đanh mặc lễ phục (t1)
 ( Trích: Trưởng giả học làm sang) 
 - MôLie -
A.Mục tiêu cần đạt
 * Giúp học sinh:
1. Về kiến thức :
- Tiếng cười chế giễu thói trưởng giả học làm sang.
- Tài năng của Mô - li - e trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động.
2. Về kỹ năng :
- Đọc và phân kịch bản văn học.
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.
B.Chuẩn bị . 
+ GV: Nội dung bài học
+ HS: Đọc và trả lời câu hỏi
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1.Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2.Kiểm tra: 
 Câu hỏi : Mục đích của việc đi bộ ngao du theo Ru - Xô là gì ?
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
I. Tiếp xúc văn bản 
- GV nêu cách đọc và hướng dẫn HS đọc theo từng nhân vật
1. Đọc văn bản: 
- Bằng hình thức phân vai
- Giọng đọc phù hợp với nhân vật
2. Tìm hiểu chú thích :
- Đọc phần chú thích Sgk T20
- Nêu vài nét cơ bản về tác giả ?
- Tác giả : Mô - li - e ( 1622 - 1673) Là nhà soạn kịch lớn chuyên viết và diễn hài kịch, những vở kịch gay tiếng cười vui tươi, lành mạnh hoặc châm biếm, chế giễu những thói hư tật xấu của con người trong xã hội Pháp
- GV giới thiệu khái quát nội dung vở hài kịch ?
- Văn bản:
+ “Trưởng giả học học làm sang” : Là vở hài kịch 5 hồi chế giễu Giuốc - Đanh lão nhà giàu ngu dốt nhưng lại tấp tểnh học đòi làm quý tộc sang trọng
+ Đoạn trích : Cảnh 5 hồi II ông Giuốc - Đanh thử mặc lễ phục trong phòng khách nhà mình
- HD HS tìm hiểu từ khó 
- Giải thích từ khó: sgk/121
3. Bố cục : 2 đoạn
- Theo dõi lớp kịch em có thể phân đoạn như thế nào ?
- Đ1 : Trước khi mặc lễ phục
- Đ2: Sau khi mặt lễ phục
II. Phân tích văn bản :
1. Hành động kịch
- Hành động kịch được diễn ra ở đâu?
- Địa điểm: tại phòng khách nhà ông Giuốc - Đanh khi bác phó may và tay thợ phụ mang bộ lễ phục đến
- Lớp kịch này có mấy cảnh?
- Chia làm 2 cảnh:
+ Cảnh 1: Lời thoại của ông Giuốc - đanh và bác phó may.
+ Cảnh 2: Lời thoại của ông Giuốc - đanh và tay thợ phụ
- Các nhân vật trong mỗi cảnh làm gì?
- Cảnh 1 có 4 nhân vật: Ông Giuốc - đanh, bác phó may, tay thợ phụ và người nhà ông Giuốc - đanh. Nhưng tới cảnh 2 ta thấy sôi động hơn vì có thêm 4 tay thợ phụ nữa.
=> Cảnh 1 chủ yếu là những lời đối thoại nhưng đến cảnh 2 còn có thêm cả những hành động như những tay thợ phụ cởi áo mũ và mặc lễ phục cho ông Giuốc - đanh.
Hoạt động 3 : Luyện tập
Em có suy nghĩ gì về nhân vật ông Giuốc Đanh?
Tập đọc diễn cảm văn bản
Hoạt động 4 : Củng - HDVN
GV khái quát những kiến thức cơ bản về vở hài kịch.
 Tập đọc phân vai.
 Hoàn chỉnh bài soạn
Ngày soạn: 24/03/2011
Ngày dạy: 8A: 8B : 
Tiết 118 : ông Giuốc - đanh mặc lễ phục (t2)
 ( Trích: Trưởng giả học làm sang) 
 - MôLie -
A.Mục tiêu cần đạt
 * Giúp học sinh:
1. Về kiến thức :
- Tiếng cười chế giễu thói trưởng giả học làm sang.
- Tài năng của Mô - li - e trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động.
2. Về kỹ năng :
- Đọc và phân kịch bản văn học.
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.
B.Chuẩn bị . 
+ GV: Nội dung bài học
+ HS: Đọc và trả lời câu hỏi
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1.Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
 - Cảnh 1 có 4 nhân vật nhưng có những đối thoại giữa nhân vật nào?
II. Phân tích văn bản ( tiếp)
2. Ông Giuốc Đanh và bác phó may. 
- Đối thoại : Giuốc Đanh - phó May
- Việc : những trang phục của Giuốc Đanh chủ yếu xoay quanh bộ lễ phục
- Sắp phát khùng :
- Theo dõi nhân vật Giuốc Đanh trong cuộc đối thoại cho biết ông này sắp phát khùng lên vì những lý do gì ?
+ Bộ lễ phục chậm mang đến
+ Đôi bít tất lụa chật quá
+ Đôi giày khiên ông đem chân ghê gớm “Tôi tưởng tượng ra thế ”
- Bác phó may chống chế như thế nào?
-> Lý luận vô nghĩa nhưng lại cho rằng có nghĩa khi chê người khác
- Chi tiết Giuốc Đanh cự lại các phó may về đôi giày làm ông đau chân là chi tiết gây cười vì sao ?
- Sự thật về con người Giuốc Đanh qua chi tiết : Nhận thức lẫn lộn, ngu dốt
- Bộ lễ phục : Không phải màu đen, hoa ngược
-> Không có kiến thức về ăn mặc, quê kệch, ngu dốt
 - Giuốc Đanh mặc thử áo như thế 
- Mặc áo
nào ?
+ Cởi quần cộc, lột áo ngắn, mặc bộ lễ phục mới vào -> như tên hề, làm trò cười
+ Đi đi lại lại, phô áo mới
+ Qua đó học ta thấy Giuốc Đanh bị người đời chê cười ntn ?
+ Tất cả theo nhịp dàn nhạc
- Phê phán, cười chê:
+ Có tiền muốn học đòi làm sang
+ Do quê kệch, dốt nát thành ra nhố nhăng bị lợi dụng, bị làm trò hề
3. ÔngGiuốc Đanh và tay thợ phụ :
- Cuộc đối thoại giữa Giuốc Đanh và đám thợ phụ diễn ra quanh việc gì ?
- Việc : Tâng bốc địa bị XH của Giuốc Đanh 
-> Ông lớn -> cụ lớn -> đức ông vì :
+ Bọn thợ muốn moi tiền
+ Ông Giuốc Đanh thích được tâng bốc
+ Tâm lý Giuốc Đanh khi đọc tâng bốc “Ông lớn ư ? -> thưởng tiền về tiếng ông lớn .. .cụ lớn ”
- Phản ứng của Giuốc Đanh về việc này ntn ? 
- Đặc điểm nào trong tính cách nhân vật của Giuốc Đanh?
- Câu độc thoại đó thể hiện rõ điều gì ở nhân vật Giuốc Đanh?
- Giuốc Đanh cực kỳ sung sướng, hãnh diện
+ Hành động : Liên tục thưởng tiền
+ Háo danh, ưa nịnh
Nó như thế nào phải chăn  thô
Bị móc túi vẫn khen kẻ móc túi
->Có nghĩ đến túi tiền nhưng thích được lên cao, được làm sang vẫn mãnh liệt: sẵn sàng cho hết tiền để được “làm sang”
III. Tổng kết 
- Thành công về nội dung và nghệ thuật của hài kịch ?
- Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật hài kịch bất hủ Ngu dốt, háo danh, thích sang trọng, học đòi để được làm sang
- Nội dung : Khắc hoạ tính cách Giuốc Đanh
 -> gây tiếng cười chế giễu
- Goi 2HS đọc
* Ghi nhớ Sgk T122
Hoạt động 3 : Luyện tập
Đọc tham khảo truyện : Bộ quần áo của hoàng đế
Tập đọc diễn cảm văn bản
Hoạt động 4 : Củng - HDVN
GV khái quát những kiến thức cơ bản về vở hài kịch.
- GV hệ thống, khái quát giá trị nội dung - nghệ thuật trong 2 tiết
 Viết bằng văn về môi trường và các tệ nạn xã hội
Ngày soạn: 26/03/2011
Ngày dạy: 8A: 8B : 
Tiết 119 : lựa chọn trật tự từ trong câu
( luyện tập)
A.Mục tiêu cần đạt
 * Giúp học sinh:
1. Về kiến thức :
- Tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ
2. Về kỹ năng :
- Phân tích được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản.
- Lựa chon được trật tự từ hợp lý trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
B.Chuẩn bị . 
+ GV: Nội dung bài học
 Bảng phụ
+ HS: Đọc và trả lời câu hỏi
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1.Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2.Kiểm tra: - Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu ? Tác dụng ?
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài.
Hoạt động 2: Bài học
- Gọi 2 Hs lên bảng làm bài tập
1. Bài tập 1 
- GV chia nhóm
 - HD HS thảo luận nhóm
Nhóm 1: phần a
Nhóm 2: phần b
a. Mỗi việc được kể là một khâu trong công tác vận động quần chúng, khâu này nối tiếp khâu kia
- Giải thích cho quần chúng hiểu 
- Tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng.
- Tổ chức quần chúng làm
- Lãnh đạo quần chúng
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- GV gọi HS nhận xét
b. Các hoạt độngđược sắp xếp theo thứ bậc:
- Việc chính: Diễn ra hàng ngày của bà mẹ là bán bóng đèn.
- Việc làm thêm: Bán vàng hương
- Gọi HS đọc yêu cầu
2. Bài tập 2:
- Vì sao các cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu.
Các cụm từ im đậm được lặp ngay ở câu để liên kết câu với những câu trước cho chặt chẽ hơn.
- Gọi HS đọc yêu cầu
3. Bài tập 3: 
- Phân tích tính hiệu quả diễn đạt của trạt tự từ trong những câu in đậm sgk
- Đảo trật tự thông thường của từ trong các câu in đậm nhằm mục đích nhấn mạnh hình ảnh hoặc tâm trạng mêu ở các từ đứng đầu câu
- Gọi HS đọc yêu cầu
4. Bài tập 4:
- Hãy xã cs định điểm giống và khác nhau giữa 2 câu?
a. Tôi / thấy ( 1 anh bọ ngựa / trịnh trọng tiến vào) => Câu miêu tả bình thường
b. Tôi thấy trịnh trọng tiến vào1 anh bọ ngựa
=> Đảo trật tự ở cụm C -V làm bổ ngữ để nhấn mạnh sự ngạo nghễ vô lối của nhân vật - câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn là câu b. 
- Gọi HS đọc yêu cầu
5. Bài tập 5: 
- Có những cách sắp xếp khác nhau nhưng sắp xếp như tác giả Thép Mới là hợp lý vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre VN theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn:
+ Xanh : Màu sắc, đặc điểm về hình thức dễ nhìn nhất
+ Nhã nhặt : Tính khiêm tốt
+ Ngay thẳng : Phẩm chất tốt đẹp
+ Thủy chung 
+ Can đảm 
6. Bài tập 6 :
Viết đoạn văn ngắn về: Lợi ích của việc đi bộ đối với sức khoẻ con người
Hoạt động 3 : Luyện tập
Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề đã học và giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn đó.
Hoạt động 4 : Củng cố – HDVN
Nắm vững lý thuyết
Đọc và T/h kỹ “ chữa lỗi d/đạt”
 - Chuẩn bị bài : Luyện tập đưa yếu tố tự sựmiêu tả vào bài văn nghị luận
Ngày soạn: 26/03/2011
Ngày dạy: 8A: 8B : 
Tiết 120: luyện tập đưa yếu tố tự sự
miêu tả vào bài văn nghị luận
A.Mục tiêu cần đạt
 * Giúp học sinh:
1. Về kiến thức :
1. Về kiến thức :
- Hệ thống kiến thức đã học về văn nghị luận.
- Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
2. Về kỹ năng :
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng về văn nghị luận.
- Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận.-
- Biết lựa chon các yếu tố tự sự, miêu tả cần thiết và biết cách đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn.
- Biết đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một bài văn nghị luận có độ dài 450 chữ..
B.Chuẩn bị . 
+ GV: Nội dung bài học
+ HS: Đọc và trả lời câu hỏi
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1.Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2.Kiểm tra: - Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu ? Tác dụng ?
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài.
Hoạt động 2: Đề bài
- Cho HS chép đề bài
I. Đề bài :
 Cho đề bài : Trang phục và văn hóa. Hãy lập dàn ý chi tiết, tập hợp những suy nghĩ, những hình ảnh và câu chuyện mà em đã tích lũy được xung quanh vấn đề trang phục trong thực tế đời sống ở trường và ngoài xã hội
Hoạt động 3
II. Luyện tập
1. Tìm hiểu đề 
- Xác định kiểu bài và ND chủ yếu ?
- Kiểu bài : Nghị luận giải thích
- Vấn đề : Trang phục HS và văn hoá chạy đua theo mốt không phải là người HS có văn hoá.
- Em sẽ làm thế nào nếu gặp phải đề bài như trên?
2. Xác lập luận điểm và sắp xếp luận điểm
1. Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện văn hoá của con người nói chung, đối với tuổi trẻ học đường nói tiêng
- GV HD HS xác lập các luận điểm
2. Mốt trang phục : Là những kiểu cách, hình thức mới nhất, hiện đại nhất. Mốt thể hiện trình độ phát triển và đổi mới của trang phục chứng tỏ một phần trong con người hiểu biết lịch sự có văn hoá
3. Tuy nhiên việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng phải lành mạnh, phù hợp truyền thống văn hoá của dân tộc với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.
4. Gần đây, cách ăn mọc của 1 số bạn có người thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước (dẫn chứng)
5. Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình “văn minh, sành điệu có văn hoá”.
6. Việc chạy theo mốt ăn mặc ấy có tác hại tới tiền bạc, lơ là học tập, tu dưỡng dễ chán nản, dễ mắc khuyết điểm
7. Người HS có văn hoá không chỉ là học giỏi chăm ngoan mà ăn mặc phải giản dị mà đẹp, lịch sự phù hợp với lứa tuổi, vóc sáng, truyền thống dân tộc
8. Bởi vậy, các bạn cần phải sử dụng những trang phục lành mạnh, đúng đắn
- HS làm bài (khoảng 15p) có sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả
- Viết đoạn văn nghị luận luôn có yếu tố tự sự, miêu tả trên cơ sở những luận điểm, luận cứ đã nêu ở phần II 
- Gọi 2 HS đọc trước lớp
- Gọi HS khác nhận xét bổ xung(nếu có)
3. Viết bài
Hoạt động 4 : Củng cố - HDVN
4. Củng cố:
- GV khái quát những nội dung cơ bản cần ghi nhớ
5. HDVN
- Tự ôn kiến thức về văn tự sự, văn miêu tả, văn nghị luận. Xác định các yếu tố văn tự sự, văn miêu tả, văn nghị luận trong mỗi loại văn bản đó.
- Lập dàn bài chi tiết cho bài văn nghị luận
- Tìm những tự sự, miêu tả có thể đưa vào bài văn nghị luận. Xác định mục đích của việc sử dụng các yếu tố đó.
- Xác định vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn nghị luận sẽ viết.
- Hoàn chỉnh một đoạn văn nghị luận theo dàn bài
- Chuẩn bị: Chương trình địa phương ( phần Văn)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_8_tuan_31.doc