Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Phần thứ nhất tập làm văn

A. VĂN BẢN

I. Chủ đề

1. Chủ đề là gì?

Là đề tài chính và đối tượng mà văn bản biểu đạt, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.

VD: Chủ đề của truyện “Lục Vân Tiên” là trung, hiếu, tiết, nghĩa.

- Bức thư của bố: “mẹ tôi” trong “những tấm lòng cao cả có chủ đề như sau:

“Qua bức thư, bố nghiêm khắc phê phán hành vi vỗ lễ của con đối với mẹ; chỉ cho con thấy công ơn to lớn và tình thương bao la của mẹ hiền, khuyên con phải thành khẩn xin lỗi mẹ”

- Chủ đề bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là: Tình yêu gia đình và quê hương dào dạt trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân ra trận thời đánh Mĩ.

 

doc 63 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Phần thứ nhất tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Vừa ra tay, chị Dậu đã nhanh chóng biến hai tên tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm bại xấu xí, tơi tả. Lúc mới xông vào, chúng hùng hổ, dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây, chúng hài hước, thảm hại bấy nhiêu. Đoạn văn đặc biệt sống động và toát lên một không khí hào hứng rất thú vị “làm cho độc giả hả hê một chút sau khi đọc những trang rất buồn thảm. 
5. Hãy viết một số đoạn văn chứng minh ý kiến của nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan : “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên Cai Lệ là một đoạn “tuyệt khéo”. Sau đó hãy phân tích các phương tiện chuyển đoạn văn được sử dụng.
Gợi ý:
Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn “tuyệt khéo”, đó là lời bình luận của nhà văn Vũ Ngọc Phan về tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
“ Tắt đèn” có nhiều điểm rất hay, rất khéo; có nhiều trang làm xúc động lòng người. Trong đó có cảnh “tức nước vỡ bờ”, một trang văn “tuyệt khéo”, giàu kịch tính như một màn bi hài kịch. Có tiếng khóc, tiếng rên. Có tiếng chửi, có tiếng van xin, có lời thách thức. Có cảnh đánh nhau giữa người đàn bà lực điền và tên cai lệ. 
Anh Dậu vừa mới tỉnh được một lát thì tên cai lệ, tên hầu cận lí trưởng với roi song, tay thước, dây thừng “sầm sập” kéo tới. Lũ sai nha sát khí đằng đằng. Chỉ một tiếng thét “thằng kia”! thế mà tên cai lệ đã làm cho anh Dậu vừa kề miệng vào bát cháo đã “lăn đùng ra chết ngất!” Hắn chửi chị Dậu thậm tệ, khi chị thiết tha xin khất sưu. Hắn “trợn ngược hai mắt” quát: “mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất! Hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để trói kẻ thiếu sưu. Hắn dã man “bịch” vào ngực chị Dậu, tát đánh bốp vào mặt chị Dậu. Hắn lồng lên như một con thú dữ. Ngôn ngữ, điệu bộ, hành động của tên cai lệ được đặc tả “tuyệt khéo” đã vạch trần bộ mặt ghê tởm của một tên sai nha mất hết cả tính người. 
Còn có gì tuyệt khéo nữa? Cảnh đánh nhau giữa chị Dậu và tên cai lệ diễn ra dữ dội và hết sức bất ngờ. Người đàn bà con mọn chỉ có hai bàn tay không. Trong lúc đó, tên cai lệ, tên hầu cận lý trưởng nào roi song, nào dây thừng tay thước. Bị “bịch” vào ngực, bị tát đánh “bốp” vào mặt, người chồng ốm đau sắp bị trói, chị Dậu đã phản ứng lại dữ dội. Sau cái “nghiến hai hàm răng” thách thức, chị Dậu đã “túm lấy cổ” và ấn dúi tên cai lệ, làm cho hắn “ngã chỏng quèo” trên mặt đất. Thật hài hước, kẻ “hút nhiều xái cũ” tuy đã bị đánh ngã nhào, nhưng miệng hắn “vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”. Sau đó, chị Dậu còn “vật nhau” với tên hầu cận lí trưởng. Chị đã “túm tóc” và “lẳng cho một cái”, làm cho hắn “ngã nhào ra thềm”. Người đọc vô cùng hả hê trước sức mạnh phản kháng của chị Dậu. Người đàn bà con mọn đã hạ nhục, đã đánh ngã nhào bọn đầu trâu mặt ngựa, tay chân lũ cường hào gian ác, tanh hôi.
Cảnh “tức nước vỡ bờ” còn có gì “tuyệt khéo”nữa? Những lời đối thoại thật khéo. Ngòi bút của Ngô Tất Tố “tuyệt khéo” khi nói về cách đối đáp, ứng xử, tinh thần, thái độ, hành động của chị Dậu. Lúc đầu chị nín nhịn nhẫn nhục van xin: “nhà cháu đã túng lại phải Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất”; không nạn ! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!” “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”
Sau đó, chị Dậu đã hoàn toàn thay đổi. Chị trở nên táo bạo và quyết liệt. Chồng sắp bị trói, chị bị tên cai lệ chửi và bịch vào ngực mấy cái. Chị cự lại: “chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Cai lệ “tát đánh bốp” vào mặt chị Dậu. Như lửa đổ thêm dầu, chị đã “nghiến hai hàm răng” thách thức: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”Và chị đã đã đánh ngã nhào hai tên chó má! Dưới ngòi bút “tuyệt khéo” của ông Đầu xứ Tố, ta thấy “trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu (Nguyễn Tuân).
Thật vậy, Ngô Tất Tố viết “tuyệt khéo”. Sự việc ở nông thôn ngày xưa rất thực, rất sống. Trang văn thấm đầy tình nhân đạo. Ông đã chỉ ra cái hiện tượng “con giun xéo mãi cũng quằn”. Ông đã nêu lên một quy luật hiển nhiên: “có áp bức, có đấu tranh”. Chị Dậu là một người vợ, người mẹ đảm đang, giàu tình thương và rất cứng cỏi. Cái “tuyệt khéo” của Ngô Tất Tố là đã dựng nên bức chân dung chị Dậu. 
=> Các chữ in đậm là phương tiện chuyển đoạn. Người viết đã chứng minh cái “tuyệt khéo” trong cảnh “tức nước vỡ bờ”. Các đoạn văn được nối kết khá chặt chẽ.
6. Đề tập làm văn: Hãy tưởng tượng : em nhập vai chị Dậu kể lại chuyện đánh tên Cai lệ. 
Xế trưa hôm ấy, lí trưởng làng Đông Xá bắt tôi giải ra đình. Chúng bắt tôi khai về chuyện chống đối chính quyền, để lập cung giải huyện. Có đủ mặt quan viên. có cả lí cựu nữa. Nhiều người dân kéo đến, đứng lố nhố phía ngoài đình.
- Thị Đào, sao mày dám đánh người nhà của quan! Tội mày to lắm. Tù mọt gông! Mày hãy kể lại việc làm ngỗ ngược của mày, để làng lập cung.
- Lí đương vừa nói vừa đập tay xuống chiếu. Mấy tên tay chân chạy lăng xăng. Tôi chẳng sợ. 
- Các ông nên hỏi hai thằng khốn nạn ấy chứ! Nhưng các ông muốn lập cung chứ gì? Ừ thì tôi nói. Chồng tôi bị ông lí đánh trói thập tử nhất sinh. Sợ xảy ra án mạng, ông lí đã sai tay chân gánh chồng tôi về nhà trả cho mẹ con tôi. Mẹ con tôi, bà con hàng xóm chạy chữa mãi, chồng tôi mới hoàn hồn. 
- Thị Đào, mày dài dòng lắm! Nói ngay vào sự việc! – Lí đương ngắt lời tôi và nạt bằng giọng lè nhè. 
- “Trời đánh còn tránh miếng ăn”, có phải không nào? Chồng tôi vừa kề miệng vào bát cháo thì tên cai lệ xồng xộc kéo tới, hắn thét trói. Chồng tôi chết ngất lăn đùng ra! Tôi van xin. Tôi đâu phải là kẻ quá quắt. Nhưng hắn lá đứa bất nhân đã chửi tôi thậm tệ. Hắn gào lên: “Tha này! Tha này!”. Hắn bịch vào ngực tôi mấy bịch. Hắn sấn đến trói chồng tôi. Phải cứu chồng tôi chứ. Tôi nghiêm sắc mặt, nói với hắn: “chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Sự đời mềm nắn, rắn buông! Ai ngờ, hắn lấn tới áp chế. Hắn tát đánh bốp vào mặt tôi. Hắn như con chó dại lồng lên, hắn nhảy vào trói chồng tôi. Máu trong người tôi sôi lên. Tôi nghiến hai hàm răng. Tôi chỉ tay vào mặt hắn: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”Tôi còn sợ gì nữa. Cái đồ nghiện oặt ấy, tôi coi như rơm như rác. Tôi túm lấy cổ hắn, tôi ấn dúi hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Còn cái thằng hầu cận ông lí, không tự biết thân lại còn giơ gậy đánh tôi. Hắn bị tôi túm tóc, lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. Hai thằng khốn nạn ấy lồm ngồm bò dậy, chạy thục mạng về đình. Chúng đã bỏ lại ở nhà tôi roi song, tay thước, dây thừng Đáng lẽ tôi phải đánh cho hai tên ấy một trận nhừ tử. Nhưng đánh chó còn ngó đến chúa nhà. Tôi nể ông Lí đấy!.. 
Xung quanh đình có tiếng cười rúc rích.
Lí Cựu ngồi trên chiếu, xoay mình vuốt râu, tủm tỉm cười.
Lí đương cất tiếng: “con thị Đào này ghê gớm lắm! Bướng bỉnh lắm! Phải giải ngay lên quan phủ để trừng trị!..
7.Phân tích đặc điểm nhân vật chị Dậu trong đoạn trích  « Tức nước vỡ bờ » của Ngô Tất Tố
I - Mở bài : 
- Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực, xuất sắc viết rất thành công và chân thực về hình tượng người nông dân trước CMT8.
- Với một nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo và trái tim yêu thương con người tha thiết, Đoạn trích « tức nước vỡ bờ » đã cho ta thấy thêm một vẻ đẹp bất ngờ trong tính cách của chị Dậu, đó là sự vùng lên chống trả quyết liệt ách áp bức của giai cấp thống trị mà sức mạnh chính là lòng căm hờn, uất hận và tình yêu thương chồng con vô bờ bến
II- Thân bài : 
1. Chị Dậu - một người nhẫn nhục, chịu đựng
a. Thái độ của chị Dậu khi bọn tay sai ập vào
- Mọi cố gắng chăm sóc chồng của chị Dậu đều uổng phí ( Anh Dậu vừa kề bát cháo đến miệng, nghe tiếng thét của Cai Lệ thì sợ quá lăn đùng ra phản)
- Thái độ của bọn tay sai : hách dịch, hành động thì hung hãn, lời nói thì thô lỗ
- Trong hoàn cảnh ấy, thái độ của chị Dậu
+ Run run ( chị sợ thì ít mà lo cho chồng thì nhiều)
+ Chị cầu khẩn bằng giọng thiết tha  « nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại »
+ Cách xưng hô : gọi « ông » và xưng « cháu »
b. Nhận xét : Cách cư xử của chị thể hiện thái độ nhẫn nhục, chịu đựng của chị. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết cái khó khăn ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong cho chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh)
2. Chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin mà còn tiềm tàng một khả năng phản kháng mãnh liệt.
a. Phân tích lời nói bộc lộ tính cách của nhân vật chị Dậu
- Khi tên Cai Lệ sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu thì : 
+ Chị xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống, đỡ lấy tay hắn và tiếp tục van xin : « ông tha cho nhà cháu »
« Xám mặt »- > Tức là chị đã rất tức giận, bất bình trước sự vô lương tâm của lũ tay sai. Thái độ của chị thì bất bình nhưng lời nói của chị vẫn nhũn nhặn => Chứng tỏ sức chịu đựng của chị
- Khi tên Cai Lệ bịch vào ngực chị và đánh trói anh Dậu :
+ Chị cự lại bằng lời nói : « chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ » -> Lời nói đanh thép như một lời cảnh cáo
+ Cách xưng hô : ngang hàng « ông- tôi »=> thể hiện sự uất ức củ chị
+ Thái độ : quyết liệt : một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ, đáo để
- Khi Cai Lệ tát chị Dậu và tiếp tục nhẩy vào cạnh anh Dậu
+ Chị nghiến hai hàm răng=> Thể hiện sự uất ức cao độ không thể kìm nén
+ Ngang nhiên thách thức : « mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem ! »
+ Túm cổ Cai Lệ, ấn dúi ra cửa
+ Lẳng người nhà Lý trưởng ra thềm
=> Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ.
b. Nhận xét, đánh giá, bình luận
* Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh của lòng căm hờn
- Uất hận vì bị dồn nén đến mức không thể chịu nổi nữa
- Là sức mạnh của lòng yêu thương chồng con vô bờ bến
- Hành dộng dã man của tên Cai Lệ là nguyên nhân trực tiếp làm cho sức chịu đựng của chị lên đến quá mức...
* Từ hình ảnh chị Dậu liên tưởng đến người nông dân trước cách mạng
- Tự ti, nhẫn nhục, an phận do bị áp bức lâu đời
- Họ sẽ phản kháng quyết liệt khi bị áp bức bóc lột tàn tệ
- Sự phản kháng của chị Dậu còn tự phát, đơn độc nên chưa có kết quả
* Liên hệ quy luật xã hội
- Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh
* Thái độ của nhà văn : Những trang viết với sự hả hê, nhà văn đứng về phía những người cùng khổ đồng tình với họ, lên án, tố cáo sự dã man của bọn tay sai, phong kiến.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật :
- Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật thật tinh tế
- Tính cách nhân vật chị Dậu hiện lên thật nhất quán.
III- Kết luận
Tóm lại chưa mấy nhà văn cùng thời như Ngô Tất Tố thấy được sức sống tiềm tàng, tinh thần kiên cường bất khuất của những người nông dân bị chà đạp tưởng đâu chỉ biết an phận, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương. Đoạn trích đã cho thấy sự tìm tòi khám phá và tiến bộ trong ngòi bút của Ngô Tất Tố. Vì thế Ngô Tất Tố đã thành công đặc biệt trong việc thể hiện chân thực vẻ đẹp và sức mạnh tâm hồn của người phụ nữ nông dân. Với hình tượng chị Dậu, lần đầu tiên trong VHVN có một điển hình chân thực, toàn vẹn, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân lao động.
BÀI 3 :LÃO HẠC
 Hãy viết bài văn thuyết minh ngắn, giới thiệu về nhà văn Nam Cao và giá trị truyện ngắn “Lão Hạc”.
Gợi ý phần tự luận
Yêu cầu cần đạt: Học sinh cần nắm được cách viết một bài văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, đồng thời cần có những hiểu biết cơ bản, chính xác về nhà văn Nam Cao và truyện ngắn “Lão Hạc” đã học. Dù viết ngắn hay dài bài viết cũng cần có 3 phần đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài. Văn phong sáng sủa, không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng. Bài viết cần nêu được các ý chính sau:
1. Giới thiệu khái quát Nam Cao và truyện ngắn “Lão Hạc”: Nam Cao được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng Tám; truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn hay và tiêu biểu nhất của ông.
2. Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao (dựa vào phần chú thích sao ở cuối văn bản Lão Hạc trong SGK ngữ văn 8)
3. Giới thiệu vắn tắt giá trị của truyện ngắn Lão Hạc. Dựa vào phần ghi nhớ của tác phẩm này trong sgk Ngữ văn 8 để nêu lên một số ý chính về nội dung và nghệ thuật
4. Nêu cảm nghĩ của người viết đối với tác giả Nam Cao và truyện ngắn “LH”
I- Mở bài
- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại những trang viết tâm huyết về người người nông dân trước cách mạng tháng Tám với cách nhìn đúng đắn, sâu sắc và nhất là với tình thương tha thiết và niềm tin mãnh liệt vào họ. 
- « Lão Hạc » là một trong những truyện ngắn hay và tiêu biểu nhất của ông. 
II- Thân bài :
1.Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp Nam Cao
- Nam Cao là bút danh của Trần Hữu Trí. Ông sinh năm 1915 tại làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. 
- Trước năm 1945, ông dạy học tư và viết văn. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
- Sau cách mạng tháng Tám, ông chân thành, tận tuỵ sáng tác phục vụ kháng chiến : làm phóng viên mặt trận, rồi làm công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc. Cuối năm 1951, ông đi công tác vào vùng sau lưng địch, hi sinh trong tư thế một nhà văn- chiến sĩ.
- Nam Cao được nhà nước truy tặng « Giải thưởng Hồ Chí Minh » về văn học nghệ thuật (năm 1996).
- Nam Cao là tác giả của cuốn tiểu thuyết « Sống mòn » và khoảng 60 truyện ngắn tiêu biểu nhất là các truyện « Chí Phèo », « Lão Hạc », « Mua nhà », « Đời thừa », « Đôi mắt »....
- Nam Cao có tài kể chuyện, khắc họa nhân vật bằng độc thoại với bao trang đời éo le, đầy bi kịch. Người nông dân nghèo, người trí thức nghèo là hai đề tài in đậm trong truyện của Nam Cao. Tác phẩm của Nam Cao biểu hiện « một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết » (Nguyễn Đăng Mạnh). 
2.Giới thiệu vắn tắt giá trị của truyện ngắn « Lão Hạc »
Viết về đề tài người nông dân trước cách mạng, « Lão Hạc » là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943. Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể truyện.
A. Giá trị nội dung
1 Tình cảnh cùng khổ và số phận bi đát của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. 
 a.Cũng như bao người nông dân khác, cuộc đời lão Hạc bị vây bủa trong sự nghèo đói. Đã nghèo, lại góa vợ, lão Hạc lầm vào cảnh một thân gà trống nuôi con. 
- Không có ruộng cầy, toàn bộ gia tài của lão chỉ là một con chó và một mảnh vườn. Mảnh vườn ấy có được là do vợ lão cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu ». Đó là mảnh vườn còm cõi, hoa màu của nó cũng chỉ đủ để lão « bòn mót ». Cho nên lão phải làm thuê làm mướn, đem sức mình đổi lấy miếng ăn. 
=> Đó là tất cả cuộc đời lão đã khiến lão thấm thía cái kiếp nghèo tủi nhục của mình, mà có lần lão đã chua xót thốt lên rằng : « nó chỉ nhỉnh hơn cái kiếp của một con chó »
b. Mất con
- Chính cái nghèo đã kiến cho lão Hạc trở thành người cha phải bó tay trước hạnh phúc không thành của người con trai độc nhất. Cái nghèo không cho lão dựng vợ cho con để trọn cái đạo làm cha. Anh con trai vì không đủ tiền cưới vợ đã phẫn chỉ bỏ đi đồn điền cao su tận Nam Kì biền biệt 5,6 năm chưa về. Thế là cái nghèo lại cướp nốt đứa con trai của lão. Lão vô cùng đau xót về điều này, kể lại chuyện với ông giáo mà nước mắt rân rấn : « Thẻ của nó người ta giữ. Hình của nó người ta chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi ». Câu nói của lão nhói lên một nỗi đau, bởi nó đã khái quát cả một cảnh đời cùng khổ một số phận thảm thương của người nông dân trong chế độ cũ.
c.Bán chó :
- Anh con trai đi biền biệt, lão sống thui thủi, trơ trợ một mình trong nỗi bất hạnh ngày thêm chồng chất. Chỉ có con chó là bầu bạn sớm tối, con chó thành « cậu Vàng », thành một người trong nhà lão. « Con chó là của cháu nó mua đấy chứ ». Lão vẫn không quên con chó là kỉ vật thiêng liêng, là tài sản của đứa con trai. Có một mối dây liên lạc rất lạ lùng giữa lão Hạc, con chó và đứa con trai vắng mặt. Cho nên, có bao nhiêu niềm thương, nỗi nhớ chất chứa trong lòng, lão dồn hết vào con chó. Lão yêu quý «cậu vàng » như con, như cháu tưởng như không thể nào có thể rời xa nó, tưởng như cuộc đời lão không thể thiếu nó. 
-Vậy mà, tình cảnh đói nghèo khốn quẫn đã buộc lão phải chia tay với nó. Lão bị ốm một trận kéo dài 2 tháng 18 ngày, không một người thân bên cạnh đỡ đần, săn sóc cho một bát cháo, hay một chén thuốc ! Tình cảnh ấy thật đáng thương ! Tiếp theo một trận bão to, cây cối, hoa màu trong vườn bị phá sạch sành sanh. Làng mất nghề sợi. Đàn bà congái trong làng đi làm thuê rất nhiều, giành hết mọi việc. Sau trận ốm, lão Hạc yếu hẳn đi, chẳng ai thuê lão đi làm nữa. Lão Hạc thành ra thất nghiêp.Thóc cao, gạo kém, sức cùng, lực kiệt, lão Hạc đành phải bán con chó mà lão rất yêu quý. Bán con chó là bán đi niềm vui, niềm an ủi cuối cùng của lão. Lão đã đắn đo, do dự mãi khi quyết định bán con chó. 
- Và khi buộc lòng phải bán nó lão vô cùng đau đớn. Bán nó xong, lão Hạc bị đẩy sâu xuống đáy vực bi thảm. Lão cảm thấy mình là một kẻ « tệ lắm », đã già mà còn đánh lừa một con chó ». Kể lại chuyện bán chó với ông giáo mà « Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước ». Lão tự nhận là một kẻ bất nhân, là tên lừa đảo đối với một con chó vốn tin yêu mình. Có lẽ đây là giây phút đau đớn nhất trong cuộc đời lão, khiến cho « mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoeo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.. » 
=> Cuộc đời lão Hạc là một dòng nước mắt chảy dài của những nỗi đau bất lực. Nước mắt lão khi thì « rân rấn », lúc « ầng ậng », cả khi « cười cũng như mếu ». Nước mắt ấy dường như đã cạn kiệt trong cuộc đời khổ đau, tủi cực của lão. Cho nên khi khóc, « mặt lão đột nhiên co rúm lại ». Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra ». Nhiều người cho rằng đây là cái tài miêu tả cuả Nam Cao, nhưng trước hết đó là cái tình của nhà văn đối với kiếp người tủi cực trong chế độ cũ. Không có một sự cảm thông sâu sắc, không có một tình xót thương chân thành, không thể vẽ lên một nỗi đau hằn sâu trên khuôn mặt lão Hạc như vậy. Một nét vẽ mà như cô đúc cả một cảnh đời, một kiếp người trong xã hội cũ.
d.Cái chết
- Nhưng thê thảm nhất vẫn là cái chết của lão Hạc sau những ngày ăn khoai, ăn củ chuối, sung luộc, rau má, củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc... để rồi cuối cùng lão đã ăn bả chó mà chết. Dĩ nhiên, lão lựa chọn cái chết ấy là vì đứa con trai nhưng suy cho cùng thì chính tình cảnh khốn quẫn, sự đói khổ đã đẩy lão đến bước đường cùng phải chết. 
- Đó là một cái chết thật là dữ dội và cũng vô cùng bi thảm :  « Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên... Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết.
=> Như vậy, nghèo khổ đã đẻ nặng lên cuộc đời làm thuê làm mướn khiến cho lão sức cùng lực kiệt ; nghèo khổ lại cướp nốt đứa con trai của lão ; cướp nốt cả « cậu vàng » thân yêu, niềm an ủi cuối cùng của lão ; và nghèo khổ lại đẩy lão đến cái chết đau đớn và thảm khốc như chưa từng thấy. Cái chết ấy đã kết thúc một cảnh đời tủi cực và một số phận bi đát của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Cuộc sống cùng khốn và cái chết bi thương của lão Hạc đã nói lên thấm thía số phận thê thảm của người nông dân lao động trong xã hội tăm tối đương thời. Không chỉ là nỗi đau, cái chết ấy còn là một lời tố cáo sâu sắc và mạnh mẽ cái chế độ tàn ác, bất nhân đã gây nên những cảnh đời thê thảm như lão Hạc. Với chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, Nam Cao đã nói lên bao tình thương xót đối với những con người đau khổ, bế tắc phải tìm đến cái chết thê thảm. Chí Phèo tự sát bằng một mũi dao, Lang Rận thắt cổ chết.... và lão Hạc đã quyên sinh bằng bả chó. Lão Hạc đã từng hỏi ông giáo : « Nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng ? Câu hỏi ấy đã thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của một kiếp người.
* Số phận anh con trai lão- nhân vật không xuất hiện, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ của lão Hạc- cũng thật đáng thương : chỉ vì quá nghèo mà cô gái anh yêu thương trở thành vợ kẻ khác ; anh phẫn chí ra đi nuôi mộng « cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm mới về », không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này nhục lắm ». Nhưng, thật tội nghiệp, cái nơi mà anh ta tìm đến với hi vọng làm giầu lại là đồn điền cao su Nam Kì, một địa ngục trần gian, thân phận phu cao su chỉ là thân phận nô lệ. Còn lão Hạc thì cứ mong con mỏi mắt suốt tận ngày cuối đời...
2. Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao cả của lão Hạc.
Chính trong cảnh đời thê thảm ấy, ta lại thấy bừng sáng lên một vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao cả của lão Hạc. Lão Hạc sống lủi thủi, thầm lặng, bề ngoài lão có vẻ như lẩm cẩm, gàn dở ; vợ ông giáo cũng chẳng ưa gì lão : « cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ? Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ ! » Chính ông giáo cũng có lúc từng nghĩ là lão « quá nhiều tự ái », còn Binh Từ thì « bĩu môi nhận xét : Lão làm bộ đấy ! thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu ! » Nhưng kì thực lão Hạc có một nhân cách hết sức cao quý mà bề ngoài không dễ thấy. Đằng sau « manh áo rách » là một tấm lòng vàng ». Nó được thể hiện qua tấm lòng của lão đối với con trai, đối với « cậu Vàng », qua việc gửi gắm vườn tược, tiền bạc cho ông giáo và nhất là qua cái chết thảm khốc mà lão đã lựa chọn cho chính mình.
a. Lão Hạc, một con người chất phác, hiền lành và nhân hậu vô cùng
* Cái tình của lão đối với « cậu Vàng » thật là hiếm có, đặc biệt và Nam Cao đã ghi lại tỏng những dòng chữ xúc động. 
+ Bởi không còn là con chó thường, cậu “vàng” đã trở thành người thân, niềm vui, niềm an ủi đối với cuộc sống cô đơn, lủi thủi một mình của lão. + Lão “gọi nó là cậu Vàng như bà mẹ hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận ch

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi_duong_NV8.doc