Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Trả bài kiểm tra văn

A. Mục tiêu cần đạt.

Giúp HS :

- Củng cố về các vb đã học.

- Rút ra ưu- nhược điểm của bài làm.

- Rèn kĩ năng tự nhận xét và chữa bài.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: soạn bài

- Học sinh: ôn bài

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

2. Bài mới

 

doc 18 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1305Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Trả bài kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố)
Câu 2(2 điểm)
Giải thích ý nghĩa của việc lựa chọn rật tự tự của các câu in đậm trong đoạn trích sau: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước"
(Hồ Chí Minh)
Câu 3(5 điểm)
Hãy viết đoạn văn nghị luận làm sáng tỏ luận điểm: Học sinh cần trật tự trong giờ học. Trong đoạn văn có sử dụng:
- Câu phủ định miêu tả.
- Câu thực hiện hành động cầu khiến.
Gạch chân dưới các câu văn đó.
ĐáP áN
Câu1(3 điểm)
STT
Kiểu câu
Hành động nói
Cách dựng
1
Trần thuật
Kể
Trực tiếp
2
Cầu khiến
Đề nghị
Trực tiếp
3
Trần thuật
Kể
Trực tiếp
4
Trần thuật
Nhận định
Trực tiếp
5
Trần thuật
Nhận định
Trực tiếp
6
Trần thuật
Kể
Trực tiếp
7
Trần thuật
Kể
Trực tiếp
8
Nghi vấn
Hỏi
Trực tiếp
9
Trần thuật
Kể
Trực tiếp
10
Phủ định
Phủ định bác bỏ
Trực tiếp
Câu 2(2 điểm)
- Câu in đậm thứ nhất: tạo ra sự hài hũa về mặt ngữ õm của lời núi, thể hiện thứ tự nhất định của sự vật.
- Câu in đậm thứ hai: thứ tự quan trọng của các loại vũ khí dùng để đánh giặc.
Câu 3(5 điểm)
Đoạn văn cần có các ý:
- Tình hình mất trật tự của các bạn trong lớp.
- Hậu quả của việc MTT.
- Đưa ra lời khuyên các bạn nên có ý thức giữa trật tự trong giờ.
* Rút kinh nghiêm giờ dạy: 
...
...
...
*******************
Ngày soạn:/./2011
Ngày dạy: /./2011
Tiết 131: TRả BàI TậP LàM VĂN Số 7
A. Mục tiêu cần đạt. 
Giúp HS: 
- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận ch/minh và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu... và đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm.
- Có thể đánh giá được chất lượng bài của mình, trình độ lập luận của bản thân so với yêu cầu của đề và so với các bạn cùng lớp, nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cân thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: ôn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
HOạT ĐộNG CủA gv Và hs
NộI DUNG BàI HọC
Yêu cầu HS nhắc lại đề
 Yêu cầu :
- Kiểu bài: nghị luận chứng minh
- Nội dung: tác hại của tệ nạn XH, hãy tránh xa các tệ nạn XH 
- Phạm vi DC: trong đời sống
- Phần lớn các em làm bài đúng kiểu NL, tuy nhiên vẫn còn một số rất ít các em làm bài sai kiểu VB, lạc sang văn bản tự sự và biểu cảm
- Một số nắm phương pháp, bố cục mạch lạc; biết cách lập luận.
- Đa số chưa biết nêu luận điểm, lập luận không chặt chẽ.
- Số ít còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, chuyển ý vụng về.
- Nhiều em mắc lỗi về cấu trúc câu: câu không đủ thành phần nòng cốt
- Nhiều em không sử dụng dấu câu hoặc sử dựng dấu câu không đúng
- Đa số bài làm của các em có bố cục đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên vẫn còn một số em bố cục chưa rõ ràng, hoặc phần mở bài, kết bài làm chưa đúng với yêu cầu của bài văn NL
- Nhiều bài làm có sự cố gắng, trình bày rõ ràng, sạch đẹp....
GV nhấn mạnh: 
- Cố gắng phát huy hết những ưu điểm đã có và khắc phục những hạn chế bằng cách ôn tập lại kiến thức về câu, dấu câu đã học, trau dồi vốn từ và khả năng diễn đạt bằng cách đọc các tài liệu tham khảo, tra cứu từ điển...
GV cho học sinh đọc một số bài khá và yếu để nhận xét:
- Những ưu điểm? Nguyên nhân?
- Những khuyết điểm? Nguyên nhân?
 - GV trả bài và hướng dẫn học sinh tự xem bài , tự sửa các lỗi đã mắc phải.
- HS trao đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệm
1. Nhận xét chung và chữa lỗi
a. Chất lượng
- Về kiểu bài
- Về nội dung
- Về cấu trúc câu, dấu câu
- Về hình thức
- Về cách diễn đạt
b. Chữa lỗi
2. Đọc đánh giá
3. Trả bài
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố: 
 - Nắm được những ưu, nhược điểm khi làm bài để biết cách tự sửa chữa
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Tiếp tục tự sửa chữa bài của mỡnh
 - Chép bài văn đã sửa vào vở rèn chữ.
* Rút kinh nghiêm giờ dạy: 
...
...
...
*******************
Ngày soạn:/./2011
Ngày dạy: /./2011
Tiết 132: TổNG KếT PHầN VĂN
A. Mục tiêu cần đạt. 
Giúp học sinh: 
Củng cố hệ thống hoá kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận được học ở lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản.
B. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên nghiên cứu soạn giáo án.
 - Học sinh học bài, chuẩn bị bài.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: ôn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
Câu 3:
a. Bảng thống kê các văn bản nghị luận
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung và nghệ thuật.
Chiếu dời đô (1010).
Lý Công Uẩn
(974 -1028)
Nghị luận trung đạ
- Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý trí tự cường của dân tộc ĐạiViệt đang trên đà lớn mạnh
- Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục.
Hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn
(1231 – 1300)
Nghị luận trung đại
- Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc chống Nguyên Mông.
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép.
Nước Đại Việt ta.
Nguyễn Trãi
(1380 – 1442)
Nghị luận trung đại
- ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới tình độ cao.
- Lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn, xác thực, hàm súc.
Bàn luận về phép học
Nguyễn Thiếp
(1723 – 1804)
Nghị luận trung đại
- Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập.
- Lập luận chặt chẽ, chứng cớ rõ ràng. 
Thuế máu
Nguyễn ái Quốc
(1890 – 1969)
Nghị luận hiện đại
Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc 
Nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại 
Đi bộ ngao du
Ru -xô
(1712 – 1778)
Nghị luận nước ngoài (Pháp)
- Đi bộ lợi ích nhiều mặt
- Lí lẽ dẫn chứng rút ngay từ khái niệm
b. Khái niệm về văn nghị luận
	Là kiểu văn bản nêu rõ những luận điểm, rồi bằng những luận cứ luận chứng làm sáng tỏ luận điểm ấy một cách thuyết phục, cốt lõi của nghị luận là ý kiến luận điểm, lí lẽ dẫn chứng và lập luận.
c. So sánh nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.
Phương diện
Nghị luận trung đại
Nghị luận hiện đại
Hình thức
Khuôn vào những thể loại riêng: chiếu, hịch, cáo, tấu với kết cấu,bố cục riêng
Là một thể văn trong văn xuôi hiện đại(tiểu thuyết), không chia thành các thể văn nhỏ một cách rõ ràng
Nội dung
Mang đậm tương quan của con người trung đại: tư tưởng mệnh trời, tinh thần “thần chủ”, lí tưởng nhân nghĩa, tâm lí sùng cổ
Thoát hẳn những tư tưởng cổ điển, hướng tới những tư tưởng mới của thời đại
Nghệ thuật
Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu
Cách viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gắn với đời ssống thực.
Câu 4: Chứng minh các văn bản nghị luận trên đều viết có lí do, có tình, có chứng cớ nên đều có sức thuyết phục.
- Có lí: Luận điểm, ý kiến xác thực, vững chắc, lập luận chặt chẽ, đó là cái gốc là xương sống của bài văn nghị luận.
- Có tình: Tình cảm, cảm xúc, nhiệt huyết, niềm tin vào lí lẽ phải vào vấn đề luận điểm của mình nêu ra.
- Chứng cứ: Dẫn chứng sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.
* Ba yếu tố trên không thể thiếu và kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn với nhau trong văn nghị luận. Tạo nên giá trị thuyết phục, sức hấp dẫn riêng của kiểu văn bản này.
Câu 5: Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của 3 văn bản bài 22, 23, 24.
* Giống nhau: 
- Về nội dung: 
+ ý thức độc lập dân tộc chủ quyền đất nước.
+ Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn.
- Về hình thức:
+ Văn bản nghị luận trung đại, kết hợp lí -tình, chứng cớ dồi dào, đầy sức thuyết phục.
* Khác nhau:
- Về nội dung:
+ Chiếu dời đô: ý chí tự cường quốc gia thể hiện chủ trương dời đô.
+ Hịch tướng sĩ: Tinh thần bất khuất, quyết chiến, quyết thắng giặc Nguyên Mông là hào khí Đông A sôi sự
sục.
+ Nước ĐạiViệt ta: ý thức so sánh đầy tự hào về một nước Đại Việt độc lập.
- Về hình thức: Về hình thức thể loại: Chiếu, hịch, cáo.
Câu 6: Tại sao Bình Ngô Đại Cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập?
- Khẳng định dứt khoát chân lí: Việt Nam là một nước độc lập dân tộc chủ quyền.
- Là tư tưởng cốt lõi của bản tuyên ngôn độc lập do Hồ ChủTịch (1945) thể hiện.
* So sánh: Sông núi nước Nam - Bình Ngô Đại Cáo.
+ Sông núi nước Nam: được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, xác định chủ yếu trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền
+ Nước Đại Việt ta: phát triển hoàn chỉnh về quan niệm quốc gia, DT
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố: 
 - Nắm được những những nét chính về giá trị ND- NT, sự giống và khác nhau giữa các văn bản NL đã học
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Tiếp tục ôn tập lại các VB đã học
 - Chuẩn bị bài: Tổng kết phần Văn(tiếp)
*******************
TUầN 36
Ngày soạn:/./2011
Ngày dạy: /./2011
Tiết 133: TổNG KếT PHầN VĂN (tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt. 
Giúp học sinh: 
Củng cố hệ thống lại kiến thức văn học ở phần các tác phẩm văn học nước ngoài và các văn bản nhật dụng, giúp các em nắm vững hơn nội dung và nghệ thuật của các văn bản.
B. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: nghiên cứu soạn giáo án.
 - Học sinh học bài, chuẩn bị bài.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: ôn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
Câu 7: Hệ thống văn bản nước ngoài đã học
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
Cô bé bán diêm
An- đec- xen (Đan Mạch)
Truyện cổ tớch
Lũng thương cảm sâu sắc với một em bé bất hạnh trong đêm giao thừa
- Đan xen hiện thực và mộng ảo
- Tình tiết diễn biến hợp lý
Đánh nhau với cối xay gió
Xec-van- tec
(Tây Ban Nha)
Tiểu thuyết
Sự tương phản về mọi mặt giữa Đ và X. cả hai đều có những mặt ưu- nhược điểm.
- Kể theo trình tự thời gian, dựa trên sự đối lập
- Giọng điệu hài hước, chế giễu
Chiếc lá cuối cựng
O- hen- ri
(Mĩ)
Truyện ngắn
Tình yêu thương cao cả giữa những nghệ sĩ nghèo
- Đảo ngược tình huống hai lần
Hai cây phong
Ai- ma- top
(Nga)
Truyện ngắn
Tình yêu quê hương da diết gắn với câu chuyện hai cây phong
- MT sinh động
- Ngòi bút đậm chất hội họa
Đi bộ ngao du
Ru- xụ
(Pháp)
Tiểu thuyết- chính luận
Bàn về lợi ích của việc đi bộ ngao du với quá trỡnh học tập, hiểu biết và rốn luyện của con người.
- Giải thích, chứng minh bằng
Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục
Mụ- li- e (Pháp)
Hài kịch
Xoay quanh việc học đòi làm sang của ông Giuốc- đanh
- Ngôn ngữ, giọng điệu hài hước
Câu 8: Văn bản nhật dụng
Tên văn bản
Tác giả
Nội dung
Đặc điểm NT- Thể loại
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Theo tài liệu của sở KHCNHN
Tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lụng, khuyên mọi người không sử dụng bao bì ni lụng
Thuyết minh
Ôn dịch thuốc lá
Nguyễn Khắc Viện
Tác hại của việc hút thuốc lá, kêu gọi mọi người chống lại thuốc lá
Giải thích- chứng minh
Bài tóan dân số
Thái An (báo GDTĐ số 28/ 1995)
Hạn chế sự gia tăng dân số là 
Mượn câu chuyện bài tóan cổ
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố: 
 - Nắm được những những nét chính về giá trị ND- NT, thể loại của các văn bản ND đã học
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Tiếp tục ôn tập lại các VB đã học
 - Chuẩn bị bài: ễn tập phần Tập làm văn.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...
...
...
*******************
Ngày soạn:/./2011
Ngày dạy: /./2011
Tiết 134: ÔN TậP PHầN TậP LàM VĂN
A. Mục tiêu cần đạt. 
Giúp học sinh: 
 - Hệ thống hoá các kiến thức và kĩ năng phần tập làm văn đã học trong năm.
	- Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận.
B. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: nghiên cứu soạn giáo án.
 - Học sinh học bài, chuẩn bị bài.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: ôn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
HOạT ĐộNG CủA gv Và hs
NộI DUNG BàI HọC
Vì sao một VB cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những mặt nào?
Giáo viên cho 2 câu chủ đề, hãy viết thành đoạn văn.
- Em rất thích đọc sách.
- Mùa hè thật hấp dẫn.
Học sinh làm bàii - > giáo viên gọi học sinh đọc bài viết.
Thế nào là văn bản tự sự?
Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì?
Muốn tóm tắt cần chú ý điều gì?
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò ntn văn bản tự sự?
VBTM có những tính chất ntn và có lợi ích gì?
Hãy nêu các VBTM thường gặp trong cuộc sống thường ngày?
Muốn làm VBTM cần chú ý tới điều gì? Vì sao phải làm như vậy?
Hãy nêu các phương pháp thuyết minh chủ yếu?
Nhắc lại bố cục của bài văn TM?
Em hiểu thế nào là luận điểm? Nêu một VD về LĐ và nói rõ tính chất của nó?
VD: Trong VB “Nước Đại Việt ta”, có hai LĐ:
+ Tư tưởng nhân nghĩa
+ Khẳng định độc lập, chủ quyền
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn nghị luận? Hãy nêu VD?
VD: Phân tích: Hịch tướng sĩ, tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
I. Tính thống nhất của văn bản
- VB có tính thống nhất khi chỉ biểu đạt chủ đề xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Tính thống nhất của chủ đề còn được thể hiện ở chỗ mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong văn bản.
- Tính thống nhất của VB thể hiện: trong nhan đề văn bản, trong các đề mục, trong quan hệ giữa các phần và trong các từ ngữ then chốt thường được lặp đi lặp lại một cách có chủ ý.
II. Văn bản tự sự
- Cần tóm tắt VBTS để giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chính để sử dụng hoặc thông báo cho người khác một cách dễ dàng.
- Muốn tóm tắt VBTS, ta cần:
+ Đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề VB 
+ XĐ nội dung chính cần tóm tắt
+ Sắp xếp các ND ấy theo thứ tự hợp lí
+ Viết VB tóm tắt
- Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự: Yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm đan xen làm cho câu chuyện, sự vật và sự việc thêm cụ thể sinh động.
III. Văn bản thuyết minh
- VBTM trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, lí do phát sinh, quy luật phát triển, biến hóa của sự vật, nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng cho mọi người.
- Trong cuộc sống VBTM được sử dụng rộng rãi, ngành nghề nào cũng cần đến: Mua máy tính, mua hộp bánh kẹo...
- Muốn làm VBTM cần:
+ Quan sát
+ Tìm hiểu sự vật, hiện tượng...
+ Nắm bắt được bản chất đặc trưng của chúng
-> Để tránh sa vào trình bày các mặt không tiêu biểu 
- Phương pháp Tm chủ yếu: nêu định nghĩa, miêu tả, giải thích, so sánh số liệu thống kê...
- Bố cục: ba phần
IV. Về văn bản nghị luận
- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết. LĐ là linh hồn của bài văn NL
- Làm cho văn nghị luận thêm cụ thể sinh động, đỡ khô khan, tăng tính thuyết phục, làm rõ luận điểm.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố: 
 - Nắm được những đặc điểm chính của mỗi kiểu VB
2. Huớng dẫn về nhà:
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...
...
...
*******************
Ngày soạn:/./2011
Ngày dạy: /./2011
Tiết 135, 136: 
KIểM TRA TổNG HợP CUốI NĂM
(Đề của phòng giáo dục ra)
=====================
TUầN 37
Ngày soạn:/./2011
Ngày dạy: /./2011
Tiết 137: VĂN BảN THÔNG BáO
A. Mục tiêu cần đạt. 
Giúp học sinh: 
 - Hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng qui cách.
	- Rèn kỹ năng nhận diện văn bản thông báo so với văn bản thông ... tường trình, báo cáo, bước đầu viết văn bản thông báo đơn giản đúng qui cách.
B. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: nghiên cứu soạn giáo án.
 - Học sinh học bài, chuẩn bị bài.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: ôn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
HOạT ĐộNG CủA gv Và hs
NộI DUNG BàI HọC
Học sinh đọc VD SGK
 Trong các văn bản trên ai là người viết thông báo? Ai là đối tượng thông báo?
 Thông báo nhằm mục đích gì?
 Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì?
Nhận xét về hình thức trình bày thông báo? 
Em hiểu gì về VB thông báo?
Hãy nêu một số tình huống cần viết văn bản thông báo?
HS đọc và trả lời câu hỏi SGK
Một VB thông báo cần có những mục nào?
Khi viết VB thông báo cần lưu ý điều gì? 
Chọn một trong các tình huống ở mục 1 để viết VB thông báo.
I. Đặc điểm văn bản thông báo
1. Ví dụ
-Người viết: Cơ quan nhà nước, lãnh đạo, cấp trên.
- Người nhận: cấp dưới hoặc nhân dân, cơ quan tổ chức nhà nước khác
- Nội dung- Mục đích: Nhằm phổ biến tình hình, chủ trương, chính sách mới, truyền đạt nội dung công việc....
- Hình thức: Ngắn gọn, rõ ràng, sạch sẽ
2. Kết luận(ghi nhớ SGK)
II. Cách làm văn bản thông báo
1. Tình huống cần làm văn bản thông báo
- Tình huống a: Cần viết văn bản tường trình với cơ quan công an.
- Tình huống b: Phải viết thông báo.
- Tính huống c: Có thể viết thông báo. Với các đại biểu, khách thì cần viết giấy mời.
2. Cách làm văn bản thông báo
a. Thể thức mở đầu văn bản
- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (UBND huyện, xã)
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Địa điểm, thời gian
- Tên văn bản thông báo về việc.
b. Nội dung
c. Kết thúc VB
- Họ tên, chức vụ và chữ ký của người có trách nhiệm thông báo.
- Nơi nhận thông báo.
3. Lưu ý
- Lời văn thông báo cần rõ ràng chính xác để tránh người đọc hiểu lầm.
- Trình bày thông báo theo đúng mẫu chuẩn.
- Thông báo cần gửi đến tay người kịp thời.
II. Luyện tập
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố: 
 - Nắm được những đặc điểm chính VB thông báo
 - Biết cách làm VB thông báo
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Tìm các tình huống cầm viết VB thông báo -> tập viết VB cho các tình huống đó
* Rút kinh nghiêm giơ dạy: 
...
...
...
*******************
Ngày soạn:/./2011
Ngày dạy: /./2011
Tiết 138: CHƯƠNG TRìNH ĐịA PHƯƠNG PHầN TIếNG VIệT
A. Mục tiêu cần đạt. 
Giúp học sinh: 
 - Ôn tập kiến thức về đại từ xưng hô.
- Tích hợp với các văn bản văn đã học và các bài tiếng việt về hành động nói và hội thoại.
 - Rèn kỹ năng dùng đại từ xưng hô trong giao tiếp cho đúng “vai” và đúng màu sắc địa phương.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: ôn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
HOạT ĐộNG CủA gv Và hs
NộI DUNG BàI HọC
Giáo viên giải thích
VD: Học sinh gọi mình là em, gọi giáo viên là thầy cô, tự gọi mình là con, gọi người sinh ra mình là cha mẹ.
Các yếu tố chi phối cách xưng hô có rất nhiều, nhưng nhân tố quan trọng nhất là mối tương quan giữa người nói và người nghe.
Trong giao tiếp có tính chất nghi thức, cách xưng hô tuân thủ nguyên tắc cơ bản là người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính(xưng thì khiêm mà hô thì tôn)
 Học sinh đọc đoạn văn/ 145.
 Xác định từ xưng hô địa phương.
 Tìm từ xưng hô ở địa phương em hoặc địa phương khác.
 Từ xưng hô của địa phương em, có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào.
 Đối chiếu những phương tiện xưng hô ở bài tập a và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc (phần địa phương tiếng việt ở kỳ I) em có nhận xét gì.
I. Ôn tập về từ ngữ xưng hô
* Xưng hô
- Xưng: Người nói tự gọi mình
- Hô: Người nói gọi người đối thoại, tức người nghe.
* các nhân tố chi phối xưng hô
- Mối tương quan về vai giữa người nói và người nghe:
+ Người nói ngang hàng với người nghe
+ Người nói ở vai trên so với người nghe
+ Người nói ở vai dưới so với người nghe
- Hoàn cảnh giao tiếp:
+ Giao tiếp có tính chất sinh hoạt
+ Giao tiếp có tính chất nghi thức
* Cách dùng từ ngữ xưng hô
- Dùng đại từ chỉ người (tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, mình, nó).
- Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước (ông, bà, cô, dì, chú, bác).
II. Xác định các từ ngữ xưng hô
Bài 1
a. Từ xưng hô địa phương; “u” dùng để gọi mẹ.
b. “Mợ” không phải là từ toàn dân cũng không phải là từ địa phương là biệt ngữ xã hội.
Bài 2
- Nghệ Tĩnh: Mi (mày) - choa (tôi).
- Thừa Thiên Huế: eng (anh) - ả ( chị).
- Nam trung bộ: Tau (tao) - mầy (mày)
- Nam bộ: Tui (tôi) - ba (cha) 
- U, bầm, bủ .
Bài 3
- Được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp như ở địa phương, đồng hương gặp nhau ở tỉnh bạn, hoặc ở nước ngoài.
- Cũng có khi dùng trong tác phẩm văn học để tạo không khí địa phương.
- Không dùng trong các hoạt động giao tiếp quốc tế quốc gia (các hoạt động có nghi thức trang trọng).
Bài 4
- Trong tiếng việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô.
VD: Để gọi một người tên Tuấn, ta có thể lựa chọn: Ông Tuấn, lão 
- Mỗi cách gọi kèm theo thái độ: Yêu, ghét, thương 
- Cách dùng từ ngữ xưng hô như trên có 2 cái lợi.
+ Nó giải quyết được một khó khăn đáng kể là trong vốn từ vựng tiếng việt, số lượng đại từ xưng hô còn rất hạn chế cả về số lượng và sắc thái biểu cảm.
+ Nó thoả mãn được nhu cầu giao tiếp của con người, đặc biệt là nhu cầu bày tỏ những biến thái vô cùng phong phú.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố: 
 - Nắm được các từ ngữ địa phương, biết cách dùng phù hợp
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Tìm hiểu thêm về từ ngữ địa phương.
* Rút kinh nghiêm giơ dạy: 
...
...
...
*******************
Ngày soạn:/./2011
Ngày dạy: /./2011
Tiết 139: LUYệN TậP LàM VĂN BảN THÔNG BáO
A. Mục tiêu cần đạt. 
Giúp học sinh: 
 Giúp học sinh ôn lại những tri thức về văn bản thông báo; mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo.
	Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: ôn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
HOạT ĐộNG CủA gv Và hs
NộI DUNG BàI HọC
Hãy nêu một số tình huống cần làm văn bản thông báo?
Nhắc lại nội dung và thể thức của VB thông báo?
VB thông báo và VB tường trình có những điểm nào giống và khác nhau?
Học sinh lựa chọn và trình bày lí do lựa chọn của mình
 Học sinh phát hiện những lỗi sai trong bản thông báo và chữa lại
HS lựa chọn tình huống và viết VB thông báo
I. Ôn tập lí thuyết
1. Tình huống cần làm văn bản thông báo
- Trong đời sống: Họp tổ dân phố, những thông tin cần biết ở địa phương, tiêm phòng một số bệnh cho trẻ em, treo cờ mừng các ngày lễ lớn, giải tỏa mặt bằng mở rộng đường giao thông
- Trong nhà trường: quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân bão lụt, chuẩn bị đợt cắm trại...
2. Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo
a. Nội dung thôn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_8_tuan_3537.doc