Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 14

 DẤU NGOẶC ĐƠN, DẤU HAI CHẤM

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1 Kiến thức:

Cơng dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm

 2 Kĩ năng

- Sử dụng dấu ngoặc đơn v dấu hai chấm

- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn v dấu hai chấm.

 3.Thái dộ

Nhiệt tình tham gia xây dựng bài, có ý thức sử dụng dấu câu trong tạo lập văn bản.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: sgk , tài liệu chuẩn , giáo án

- Học sinh : vở soạn, vở ghi

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Kể tên quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép. Cho ví dụ?

3. Bài mới:

 Khi viết văn bản, chúng ta không chỉ chú trọng về nội dung mà cần phải lưu ý về hình thức trong đó các em phải sử dụng dấu câu cho hợp lí, đúng quy cách. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

 

doc 12 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1103Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 DẤU NGOẶC ĐƠN, DẤU HAI CHẤM
Tuần: 14
Tiết : 53
NS: 2/11/2017
ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	1 Kiến thức:	
Cơng dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm
 2 Kĩ năng
- Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 3.Thái dộ
Nhiệt tình tham gia xây dựng bài, có ý thức sử dụng dấu câu trong tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: sgk , tài liệu chuẩn , giáo án
Học sinh : vở soạn, vở ghi
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Kể tên quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép. Cho ví dụ?
3. Bài mới:
	Khi viết văn bản, chúng ta không chỉ chú trọng về nội dung mà cần phải lưu ý về hình thức trong đó các em phải sử dụng dấu câu cho hợp lí, đúng quy cách. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Hoạt động của GV + HS
Nội dung
*Hoạt động 1:
Gv: cho HS đọc VD SGKT.134.
? Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích a,b,c ở trên dùng để làm gì?
HS: Giải thích, thuyết minh, bổ sung
? Những từ trong dấu ngoặc đơn dùng để giải thich, thuyết minh, bổ sung cho từ nào trong câu?
HS: Phát biểu
? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa có thay đổi không? 
HS: Ý nghĩa câu không thay đổi
Gv: cho HS đọc ghi nhớ.
Gv: Cho HS lấy thêm VD và xác định chức năng của dấu câu.
*Hoạt động 2: 
GV: Cho HS đọc VD.
?Dấu hai chấm trong những đoạn trích a trên dùng để làm gì?
HS: báo trước lời đối thoại
? Dấu hai chấm VD b dùng để làm gì?
HS: báo trước lời dẫn trực tiếp
? Dấu hai chấm VD c dùng để làm gì?
HS: báo trước phần giải thích
? Từ 3 ví dụ trên, dấu hai chấm dùng để làm gì?
? Nếu ta bỏ phần sau dấu hai chấm có được không? Vì sao?
HS: Không,
GV nhận xét, kết luận
Cho HS đọc ghi nhớ sgk
*Hoạt động 3: 
Bài 1: Cho hs đọc đoạn trích.
? Giải thích công dụng dấu ngoặc đơn?
Bài 2: Cho hs đọc các đoạn trích.
? Giải thích công dụng của dấu hai chấm?
Bài 3: Cho hs đọc đoạn trích
? Có thể bỏ dấu 2 chấm trong BT3 được không?
? Tác giả dùng dấu hai chấm mục đích gì?
Bài 4: Cho hs đọc yêu cầu bài tập
Tổ chức cho hs thảo luận 4phút
HS trình bày
GV nhận xét, kết luận
Bài 6 
Cho HS viết và đọc trước lớp
GV nhận xét 
I. Dấu ngoặc đơn:
 1.Tìm hiểuVD: Cơng dụng của dấu ngoặc đơn
a) Đánh dấu phần giải thích.
b) Đánh dấu phần thuyết minh.
c) Đánh dấu phần bổ sung.
2. Ghi nhớ: SGKT.134.
II. Dấu hai chấm:
1. Tìm hiểu VD: 
 Dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước)
a) Lời đối thoại.
b) Lời dẫn trực tiếp.
c) Giải thích.
2. Ghi nhớ: (SGKT.135)
III. Luyện tập:
1. Công dụng dấu ngoặc đơn:
a) Giải thích.
b) Thuyết minh.
c) Bổ sung, thuyết minh.
2. Công dụng dấu hai chấm:
a) Đánh dấu báo trước phần giải thích.
b) Đánh dấu báo trước lời đối thoại.
c) Đánh dấu báo trước phần thuyết minh.
3.Giải thích:
- Được, vì có từ “là”
- Mục đích: nhấn mạnh nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm.
4. Giải thích
a/ Được.Khi thay như vậy nghĩa của câu không thay đôi, người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn có tác dụng kèm thêm.
b/ Không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, vì không thể coi phần này thuộc phần chú thích.
Bài 6. Viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số, trong đĩ cĩ dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
4. Củng cố: 
	- Chức năng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
5. Hướng dẫn
	- Học ghi nhớ. Làm bài tập 5, (SGKT.137)
	- Chuẩn bị bài Chương trình địa phương phần văn.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM
-Thầy
-Trò
Tuần: 14
Tiết : 54
NS: 3/11/2017
ND:
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (PHẦN VĂN)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	1Kiến thức
-Cách tìm hiểu các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
-Cách tìm hiểu về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
 2.Kĩ năng
-Sưu tầm, tuyển trọn tài liệu văn thơ vết về địa phương.
-Đọc -hiểu và thẩm bình văn viết về địa phương.
-Biết các thơng kê tài liệu,thơ văn viết về địa phương.
3. Thái độ
-Quan tâm đến truyền thống văn học địa phương
- Tình yêu quê hương qua việc chọn chép một bài văn, thơ viết về dịa phương
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: sgk , tài liệu chuẩn , giáo án
Học sinh : vở soạn, vở ghi
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs
3. Bài mới:
Hoạt động của GV + HS
Nội dung
*Hoạt động 1: 
Gv cho HS đọc
HS: đọc tác giả và tác phẩm.
GV chốt lại.
Cho HS đọc tác phẩm.
? Thể loại của bài thơ?
HS phát biểu
? Trong nhan đề bài thơ đã gợi ra bối cảnh khơng gian, thời gian. Em hãy chỉ ra điều đĩ?
HS phát biểu.
Thảo luận 2 phút
? Chỉ ra hệ thống hình ảnh gợi cảm giác nhẹ nhàng, rảnh rang, thanh thản, thống đãng, thảnh thơi?
HS phát biểu, bổ sung
GV kết luận.
*Hoạt động 2: 
GV: Cho HS trình bày.
HS: Đại diện các tổ lên trình bày.
HS bổ sung.
Văn bản
TRỜI CHIỀU BƠI THUYỀN TRÊN SƠNG
I/ Tìm hiểu chung
1.Tác giả:
-Tạ Quốc Bửu (1879 - 1945) hiệu là Tinh Anh.
- Quê: Giá Rai – BL.
- Thơ ơng thể hiện tình yêu quê hương đất nước và chí lớn giúp đời.
2. Tác phẩm:
Thể hiện cảm xúc nhẹ nhàng, thanh thốt, lắng đọng tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước tha thiết.
3.Đọc VB
4. Thể loại: Thơ Đường luật
II/ Tìm hiểu văn bản
 Trời chiều bơi thuyền trên sơng là một bài thơ cảm tác được sáng tác theo thể thơ Đường luật. Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật, tác giả đã khắc họa nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi chiều bơi thuyền trên dịng sơng quê hương. Trong bài thơ cĩ vẻ đẹp hài hịa giữa cảnh thiên nhiên và tâm hồn nhà thơ. Ngoại cảnh thống đãng, rộng rãi, trong sáng, mát mẻ hài hịa với tâm cảnh thảnh thơi, thư thái, nhẹ nhàng.
 Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ.
2. Trình bày:
Tên TG
Bút danh
Năm sinh-mất
Quê
Tên tác phẩm
Tạ Quốc Bửu
Tinh Anh
1879-1945
Giá Rai
Tinh Anh thi tập
Ngơ Văn Phát
TốPhanh,
Thuần Phong
1910
Vĩnh Lợi
-Cơ gái thành.(t)
-Những cuộc biển dâu.(t)
Lâm Thế Nhơn
Phi Vân
1917-1977
Bạc Liêu
- Đồng quê(Ps)
-Dân quê(tt)
-Tình quê(tt)
-Cơ gái quê(tn)
Lưu Tấn Tài
Chi Lăng
1922-1982
Hồng Dân
Các kịch cải lương
Dệt gấm, Thạch Sanh, Nàng tiên Mẫu Đơn
Dương V
n Chánh
Dương Hà
1934
Bạc Liêu
Bên bờ sơng Trẹm (tt)
4. Củng cố: 
5. Hướng dẫn
	- Chuẩn bị bài “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn TM”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ 
CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
Tuần: 14
Tiết : 55
NS:4/11/2017 
ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	 1 Kiến thức
-Đề văn thuyết minh.
-Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
-Cách quan sát, tích lũy tri thứ và vận dụng các phương pháp để làm một bài văn thuyết minh.
 2.Kỹ năng.
-Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
- Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo nguyên lí vận hành, cơng dụng, của đối tượng cần thuyết minh.
 -Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
 3.Thái độ
Nhiệt tình tham gia xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: sgk , Tài liệu chuẩn , giáo án
Học sinh : vở soạn, vở ghi
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Để làm tốt bài văn thuyết minh em phải làm gì?
	- Những PP thường sử dụng trong bài văn thuyết minh?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV + HS
Nội dung
*Hoạt động 1: 
Gv: cho HS đọc các vấn đề trong sách và nêu nhận xét.
? Đối tượng thuyết minh gồm những loại nào?
HS xác định và nêu lên
? Làm sao em biết được đề đó là đề thuyết minh?
HS: Yêu cầu giới thiêụ, giải thích ,thuyết minh
? Mỗi em đăt một đề văn thuyết minh?
HS Đặt và đọc lên 
GV nhận xét.
*Hoạt động 2: 
GV: Chohs đọc bài“Xe đạp”
? Đề nêu lên đối tượng là gì?
HS chiếc xe đạp
? Chỉ ra phần MB, TB, KB và nội dung của nó?
HS: Dựa vào VB trả lời
 ? Phần mở bài quan trọng là giới thiệu được điều gì?
HS đối tượng thuyết minh
? Phần thân bài người viết trình bày cái gì?
HS Cấu tạo và tác dụng của từng bộ phận xe đạp
? Để trình bày cấu tạo xe đạp, người viết đã chia chiếc xe đạp làm mấy bộ phận? Các bộ phận đó là gì?
HS 3 bộ phận: Hệ thống truyền động, điều khiển, chuyên chở
? Người viết dùng PP gì để thuyết minh?
HS: Phân loại phân tích, giải thích, dùng số liệu
? Các bộ phận được giới thiệu theo thứ tự nào? Có hợp lý không? Vì sao?
HS: Phát biểu
? Phần kết bài nêu lên điều gì?
? Phần này dùng PP nào?
HS: Phát biểu
? Em có nhận xét, gì về ngôn ngữ, cách diễn đạt trong bài chiếc xe đạp?
HS: Phát biểu
? Qua bài “Chiếc xe đạp” em hãy nói lên sự biểu biết của mình về cách làm bài văn TM?
HS Trình bày
GV: nhận xét,kết luận
*Hoạt động 3: 
- Giới thiệu đề bài.
-giới thiệu dàn bài tham khảo.
- Hướng dẫn lập dàn ý.
I. Đề văn thuyết minh:
Đề bài: (SGKT.137).
II. Cách làm bài văn thuyết minh:
1. Tìm hiểu đề:
Đề: Chiếc xe đạp.
2. Bố cục: 3 phần
a) Mở bài: giới thiệu khái quát về đối tượng thuyết minh.
b) Thân bài: Trình bày chính xác, dễ hiểu những tri thức khách quan về đối tượng như; cấu tạo, đặc điểm, lợi ích bằng các phương pháp thuyết minh phù hợp.
c) Kết bài: Vai trị, ý nghĩa của đối tượng được đề cập đến trong bài đối với đời sống. 
* Ghi nhớ: (SGKT.140)
III . Luyện tập
 Lập dàn ý cho đề bài: “ Giới thiệu về chiếc nĩn lá Việt Nam”
 a/ Mở bài
 Nêu một định nghĩa về chiếc nĩn lá Việt Nam.
b/ Thân bài
-Hình dáng của nĩn ntn? Nĩn được làm bằng nguyên liệu gì? Cách làm nĩn ra sao? Nĩn thường được sản xuất ở đâu? Vùng nào nổi tiếng về nghề làm nĩn?
- Nĩn cĩ tác dụng ntn trong đời sống của người Việt nam?
-Cĩ thể dùng nĩn làm quà tặng nhau được khơng?
- Em cĩ biết một điệu múa tên là Múa nĩn khơng?
- Em cĩ nghĩ rằng nĩn trở thàng một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam khơng?
c/ Kết bài
Cảm nghĩ về chiếc nĩn lá Việt Nam.
4. Củng cố: 
	- Nhắc lại ghi nhớ.
 5. Hướng dẫn
	- Học ghi nhớ. 
	- Chuẩn bị bài Dấu ngoặc kép.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
-Thầy
- Trò
 DẤU NGOẶC KÉP
Tuần: 14
Tiết : 56
NS:4/11/2017
ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	1 Kiến thức.
 Cơng dụng của dấu ngoặc kép.
 2 Kĩ năng.
- Sử dụng dấu ngoặc kép.
-Sử dụng dấu ngoặc kép với các dấu khác.
-Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
 3. Thái độ
Nhiệt tình tham gia xây dựng bài, có ý thức sử dụng dấu câu trong tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: sgk , tài liệu chuẩn , giáo án
Học sinh : vở soạn, vở ghi
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Chức năng của dấu ngoặc đơn? Cho VD.
	- Dấu hai chấm được dùng ntn? Cho VD.
3. Bài mới:
	Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu cách dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Chúng ta có một loại dấu câu rất gần gũi với dấu ngoặc đơn đó là dấu ngoặc kép.
Hoạt động của GV + HS
Nội dung
*Hoạt động 1: 
Gv: Ghi từng ví dụ lên bảng.
? Câu a, câu văn: “Chinh phục  càng khó hơn” là ghi lời của ai?
HS Thánh Găng đi
? Phương châm này có được ghi lại đầy đủ không?
HS ghi đầy đủ
? Vì sao em biết được?
HS: Đặt trong dấu ngoặc kép
? Vậy dấu ngoặc kép ở nay có công dụng gì?
HS trả lời
Cho hs đọc đoạn trích b
? Em hiểu từ “dải lụa” có ý nghĩa ntn?
? Ýnghĩa từ “dải lụa” trong bài?
HS :chiếc cầu Long Biên
? Vì sao từ “dải lụa” được đặt trong dấu ngoặc kép?
HS: Phát biểu
GV nhận xét ,kết luận
? Từ “văn minh” “khai hoá” có hàm ý gì?
HS mỉa mai
? Dấu ngoặc kép dùng để làm gì trong câu này?
HS phát biểu
? Trong câu d) dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
HS phát biểu
Gv: Ngoài ra người ta còn dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tờ báo, tạp chí, đặc san
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 2
Bài 1: Cho hs đọc 
? Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép?
HS giải thích
GV nhận xét, sửa chữa(nếu cần)
Bài 2: Cho hs đọc bài tập
Tổ chức thảo luận 2phút
HS trinhd bày
GV nhận xét, kết luận
Bài 3: Cho hs đọc
? Vì sao 2 câu có nghĩa giống nhau mà dùng dấu câu khác nhau.?
HS giải thích
GV nhận xét, kết luận
Bài 4. 
Cho HS viết đoạn văn
Trình bày trước lớp
GV nhận xét.
I. Công dụng của dấu ngoặc kép
1. Tìm hiểu ví dụ
a/ Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
b/ Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biêt.
c/ Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
d/ Đánh dấu tên TP,tờ báo, tập san
2. Ghi nhớ: SGKT.142.
II. Luyện tập:
1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép.
a) Đoạn dẫn trực tiếp.
b) Dùng với hàm ý mỉa mai.
c) Dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác.
d) Dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai.
e) Dẫn trực tiếp, dẫn lại thơ Ng Du (Vì trong thơ người ta ít đặt phần dẫn vào trong dấu ngoặc kép).
2. Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép:
a)  cười bảo: (đánh dấu báo trước lời đối thoại) “cá tươi”, “tười”.
b)  Tiến lê “cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”
c)  bảo hắn: “Đây là vườn không bán đi một sào”
3. Giải thích
a) Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp: dẫn lời văn của chủ tịch HCM.
b) Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp).
 Bài 4. Viết một đoạn văn thuyết minh cĩ dung dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích cơng dụng của chúng
4. Củng cố: 
	- Đọc lại ghi nhớ.
 5. Hướng dẫn
	- Học thuộc ghi nhớ, làm BT 5.
	- Chuẩn bị bài: Luyện nói: thuyết minh về 1 thứ đồ dùng (SGKT.144).
 IV. RÚT KINH NGHIỆM
-Thầy
-Trò
 Ngày 6 tháng 11 năm 2017
 VŨ BẠCH TUYẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an NGU VAN 8 DAY LOP CHAT LUONG CAO_12257817.doc