Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Kiểm tra về truyện trung đại

A/ Mtcđ:

-HS vận dụng những kiến thức đã học về các tác phẩm văn học trung đại để làm bài cho tốt.

-Làm bài nghiêm túc , nộp bài đúng giờ qui định.

 B/ Chuẩn bị:

-GV chuẩn bị đề ra và đáp án

 C/ Tiến trình lên lớp

 Hoạt động 1 : GV phát đề cho học sinh

 ĐỀ RA:

I/ Phần trắc nghiệm:(3 điểm) chọn đáp án đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm

Câu 1: Trong 6 câu thơ đầu, khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều đã nhìn thấy những gì?

 A. Núi, trăng, cát vàng,bụi hồng, mây ; C . Núi, trăng, cồn cát, bụi hồng, mây, đèn

B. Non xa, trăng gần, cồn cát, mây sớm, đèn khuya; D. Núi, trăng, cồn cát vàng, bụi hồng.

Câu2: Có thể thay thành ngữ “nghi gia nghi thất” bằng cách diễn đạt nào ?

A . Đông con nhiều cháu ; B . Trong ấm ngoài êm

 C.Nên cửa nên nhà ; D. Bách niên giai lão

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Kiểm tra về truyện trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Tiết 46
Ngày soạn: 4/11/2015
KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A/ Mtcđ:
-HS vận dụng những kiến thức đã học về các tác phẩm văn học trung đại để làm bài cho tốt.
-Làm bài nghiêm túc , nộp bài đúng giờ qui định.
	B/ Chuẩn bị:
-GV chuẩn bị đề ra và đáp án
	C/ Tiến trình lên lớp
	Hoạt động 1 : GV phát đề cho học sinh
	ĐỀ RA:
I/ Phần trắc nghiệm:(3 điểm) chọn đáp án đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm
Câu 1: Trong 6 câu thơ đầu, khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều đã nhìn thấy những gì?
 A. Núi, trăng, cát vàng,bụi hồng, mây 	; C . Núi, trăng, cồn cát, bụi hồng, mây, đèn 
B. Non xa, trăng gần, cồn cát, mây sớm, đèn khuya; D. Núi, trăng, cồn cát vàng, bụi hồng. 
Câu2: Có thể thay thành ngữ “nghi gia nghi thất” bằng cách diễn đạt nào ?
A . Đông con nhiều cháu ; 	 B . Trong ấm ngoài êm 
 C.Nên cửa nên nhà ; D. Bách niên giai lão
Câu 3: Nhận xét nào đúng nhất về các cuộc dạo chơi của chúa trong văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
 A Bày đặt cầu kì ; 	 B . Bắt chước, lố lăng 
 C .Nhiều người hầu hạ ; 	 D. Chuẩn bị tỉ mỉ 
Câu 4: Nhận xét nào đúng về giá trị nội dung của “Truyện Kiều”?
 A. Giá trị nhân đạo sâu sắc ; B . Giá trị hiện thực lớn lao 
 C Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc; D . Giá trị hiện thực và yêu thương con người 
Câu 5: Nguyễn Du dùng bút pháp nghệ thuật gì để tả chị em Thúy Kiều?
 A . Bút pháp tả thực ; B . Bút pháp ước lệ 
 C . Bút pháp tự sự ; D. Bút pháp lãng mạn 
Câu 6: Nhận xét nào thể hiện rõ cách dụng binh tài giỏi của Quang Trung?
 A. Tổ chức cuộc hành quân thần tốc giành thắng lợi; C . Giữ được bí mật tuyệt đối
B. Sắp xếp quân tiền, hậu, tả, hữu, trung hợp lí; 	 D. Vừa hành quân vừa đánh giặc
Câu 7: Truyện Lục Vân Tiên có kết thúc như thế nào ?
A . Đầu cuối tương ứng; 	 	B . Không có hậu 
 C. Dang dở ; 	 D. Có hậu 
Câu 8:Sau khi dẹp xong lũ kiến chòm ong, ai là người trả lời câu hỏi “Ai than khóc ở trong xe nầy”?
 A Nguyệt Nga ; 	 B . Kim Liên 
 C . Người hầu Vân Tiên ; 	 D. Một trong số tàn quân của Phong Lai 
Câu 9: Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là gì?
 A . Tả vẻ đẹp của ba chị em ; 	 B . Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân 
 C . Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh ; D. Tả lại cảnh thiên nhiên rực rỡ 
Câu 10 : Cụm từ “khóa xuân” trong câu “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân” được hiểu là gì? 
 A . Khóa kín tuổi xuân ; 	 	 B . Mùa xuân đã hết 
 C . Bỏ phí tuổi xuân	 ; 	 D . Tuổi xuân đã tàn phai
 II/ Tự luận điểm : 7 điểm 
Câu1: (2đ) “Chuyện người con gái Nam Xương” câu chuyện có thể kết thúc khi qua lời bé Đản, Trương Sinh hiểu vợ bị oan. Thế nhưng Nguyễn Dữ lại thêm phần Vũ Nương ở cung nước, trở về trần gian rồi ra đi. Điều đó có ý nghĩa gì ?
Câu 2: (1đ) Nêu việc dạo chơi của chúa Trịnh qua đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” ?
Câu 3: (4đ) . Phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”?
	Hoạt động 2 : Đáp án
Phần trắc nghiệm
1. C	; 2. C	 ; 3. A ; 4. C	; 5. B	
6. A	; 7. D	 ; 8. B ; 9. B	; 10. A	
II. Phần tự luận
Câu 1: (2đ) – Truyện có những yếu tố hoang đường, kì ào tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm.
Tác giả Nguyễn Dữ thấu hiểu , thông cảm với những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn phải chịu những oan trái, bất hạnh. Nên ông muốn câu chuyện kết thúc có hậu. Những người phụ nữ như Vũ Nương phải có một cuộc sống êm ấm hạnh phúc, như qui luật của cuộc sống “Ở hiền gặp lành”.
Câu 2: ( 1điểm)Việc dạo chơi của chúa Trịnh:
- Mỗi tháng ba, bốn lần
-Binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ.
-Các nội thần đều bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán.
-Xây dựng đền đài liên miên gây tốn kém, lãng phí.
Câu 3: (4điểm)Vẻ đẹp của Thúy Vân:
Khuôn mặt phúc hậu
Lông mày đẹp
Miệng cười tươi như hoa
Tiếng nói trong như ngọc
Tóc óng mượt hơn mây
Da trắng hơn tuyết
* Thúy Vân có một vẻ đẹp đoan trang phúc hậu, vẻ đẹp của nàng được thiên nhiên ban tặng nhường cho, như dự báo cuộc đời nàng sau này sẽ được êm ấm, hạnh phúc.
	Hoạt động 3: Hết giờ thu bài, kiểm tra số bài
	Hoạt động 4: Củng cố dặn dò: Về nhà ghuẩn bị bài “Tổng kết từ vựng” (tiếp theo)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN 9 – TIẾT 42
Câu /
Phần TN
Bài
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Kiều ở lầu Ngưng Bích
x
2
Chuyện người con gái Nam Xương
x
3
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
x
4
Truyện Kiều
x
5
Chị em Thúy Kiều
x
6
Mã Giám Sinh mua Kiều
x
7
Hoàng Lê Nhất Thống Chí
x
8
Truyện Lục Vân Tiên
x
9
Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga
x
10
Lục Vân Tiên Gặp Nạn
x
11
Cảnh Ngày Xuân
x
12
Cảnh Ngày Xuân
x
Phần TL
1
Chuyện người con gái Nam Xương
x
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
x
3
Chị em Thúy Kiều
x
Tổng số câu (13 câu)
Tổng điểm
6
(1.5đ)
6
(1.5đ)
3
(3.0đ)
1
(4.0đ)
 Tỉ lệ %
15 %
15 %
30 %
40 %

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_kiem_tra_phan_van_hoc_trung_dai_9_tiet_46.doc