Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Kiều ở lầu ngưng bích (trích: truyện Kiều) - Nguyễn Du

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.

- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

2. Kỹ năng:

- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại.

- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.

- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.

3. Thái độ:

 - Đúng đắn về lòng thủy chung trước sau như một khi nghĩ về người phụ nữ .

 - Đồng cảm, yêu thương trân trọng người phụ nữ.

- Trân trọng thiên tài văn học Nguyễn Du.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 54605Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Kiều ở lầu ngưng bích (trích: truyện Kiều) - Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 31,32
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Văn bản: 
 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 (Trích: Truyện Kiều)
- Nguyễn Du -
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kỹ năng: 
- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. 
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ: 
 - Đúng đắn về lòng thủy chung trước sau như một khi nghĩ về người phụ nữ .
 - Đồng cảm, yêu thương trân trọng người phụ nữ. 
- Trân trọng thiên tài văn học Nguyễn Du.
4. Tích hợpkĩ nắng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phê phán, kĩ nanwng quản lí thời gian, kĩ năng tư duy sáng tạo....
B. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo
a. Phương tiện dạy học: Bảng phụ. Một số hình ảnh minh họa cho bài dạy.
b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
 Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật tư duy sáng tạo....
2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng “Cảnh ngày xuân” ?
 ? Cảm nhận về bức tranh mùa xuân ?
3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: 
Gia đình Kiều bị vu oan, Kiều quyết định bán mình chuộc cha, được mụ mối mách bảo “ Mã Giám Sinh đến mua Kiều” và khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn, Tú bà sợ mất vốn, vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng. Tú bà đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới
* Hoạt động 2: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG
 1?Hãy nêu xuất xứ đoạn trích ?
Hs: Trả lời.
GV: hướng dẫn cách đọc cho hs. 
-> Gv đọc mẫu, sau đó gọi hs đọc lại.
-> Hs : Đọc -> Gv nhận xét, sửa cách đọc cho hs.
GV: hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích 1,5,7,9,10
GV: cho hs thảo luận theo bàn để tìm bố cục.
-> Sau 3phút, đại diện các nhóm trình bày. 
-> GV: nhận xét, bổ sung.
* HD phân tích.
GV: Yêu cầu hs quan sát 6 đầu.
? Hai chữ “khoá xuân ”gợi cho em suy nghĩ gì ?
Hs: giải thích.
? Không gian trước lầu Ngưng Bích hiện lên trong mắt Kiều như thế nào ? 
-> Non xa, trăng ngần, bốn bề bát ngát, cát vằng, cồn, bụi hồng..
? Gợi cảnh sắc thiên nhiên như thế nào?
-> Là những hình ảnh mở ra một không gian rợn ngợp, từ lầu cao Kiều nhìn ra dãy núi trùng điệp xa mờ và mảnh trăng gần như trước mặt nàng.
? Hình ảnh “Mây sớm đèn khuya” gợi tính chất gì về thời gian ?
? Tại sao tác giả lại viết “non xa - trăng gần” hãy giải thích?
-> Vô lí nhưng lại hợp lí, đêm trăng, trăng xa 
 xa nhưng sáng nên gần, núi gần hơn nhưng mờ nên có cảm giác xa.
? Em hiểu “Ở chung” như thế nào ? Ai ở chung với ai? 
-> Kiều bẽ bàng, buồn tủi chỉ biết làm bạn với mây sớm, ánh đèn khuya leo lét ban đêm. Vì thế tâm trạng của nàng như bị chia xé, tan nát. Đó là nỗi lòng của người con gái lưu lạc, đau khổ, tủi nhục, cô đơn, tuyệt vọng.
? Qua đó ta thấy Tâm trạng Kiều như thế nào ?GV: gọi hs đọc 8 câu tiếp.
? Trong cảnh ngộ cô đơn Kiều nhớ đến ai ? 
-> Kim Trọng , cha mẹ
? Tại sao lại nhớ Kim Trọng trước? có phù hợp không? Nhớ Kim Trọng là nàng nhớ đến điều gì ?
-> Có, vì tình yêu luôn để lại dấu ấn sâu sắc cho con người
Nguyễn Du đặt nỗi nhớ Kim Trọng trước nỗi nhớ cha mẹ là tuân thủ đúng diễn biến tâm trạng của Kiều khi ấy. Nhớ chàng Kim trước vì Kiều luôn cho minh có lỗi, mắc nợ chàng, Kiều đã phụ lời thề còn bố mẹ tạm thời đã yên bề.
? Em hiểu thế nào về câu “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” ?
? Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trong tâm trạng như thế nào ?
? Tình cảm của Kiều dành cho cha mẹ được thể hiện qua những câu thơ nào ? 
? Cách thể hiện nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với nỗi nhớ Kim Trọng ? 
-> Sử dụng nhiều điển cố: sân lai , gốc tử
? Em có nhận xét gì qua nỗi nhớ thương của Kiều ?
? Để thể hiện nỗi nhớ của Kiều Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật gì ?
-> Độc thoại nội tâm
GV: gọi hs đọc 8 câu cuối.
GV: Cho Hs thảo luận theo các tổ:
? Có những bức tranh phong cảnh, tâm trạng nào hiện lên qua 8 câu cuối? 
? Nghệ thuật nỗi bật của đoạn thơ ?
-> Sau 5phút các tổ trình bày.
-> Gv nhận xét, chốt ý. 
*HD tổng kết. 
? Nghệ thuật thành công nhất của đoạn trích này là gì ?
-> Tả cảnh ngụ tình
? Qua đoạn trích em hiểu thêm gì về Thuý Kiều ? 
? Nêu ý nghĩa của đoạn trích?
HS: trả lời.
GV: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ) sgk)
* HD luyện tập.
HS: đọc yêu cầu bài 1/96.
-> Hs làm bài độc lập.
I. Tìm hiểu chung:
1. Vị trí doạn trích: Sau đoạn Mã Giám sinh lừa Kiều nhốt vào lầu xanh.
2. Đọc, chú thích:
3. Thể loại và phương thức biểu đạt:
- TL: thơ lục bát
- PTBĐ: TS+MT+BC
4. Bố cục: 3 phần. 
- 6 câu đầu : Hoàn cảnh cô đơn buồn tủi của Kiều
- 8 câu tiếp : Nỗi lòng thương nhớ của Kiều
- 8 câu cuối : Tâm trạng lo âu của Kiều qua cái nhìn cảnh vật.
II. Phân tích 
1. Hoàn cảnh cô đơn buồn tủi của Kiều
- Khoá xuân: Kiều bị giam lỏng
- Không gian: mênh mông, hoang vắng, lạnh lẽo.
- Thời gian: Mây sớm đèn khuya → Tuần hoàn khép kín, ảm đạm.
- non xa-trăng gần ở chung: Đó là tâm cảnh (tâm trạng chi phối) 
→ Tâm trạng: bẽ bàng, chán ngán, buồn tủi, thương mình bơ vơ, Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt vọng.
2. Nỗi lòng thương nhớ của Kiều
a. Nhớ Kim trọng :
- Nàng luôn cảm thấy mình có lỗi vì đã phụ lời thề.
- Tưởng tượng người yêu đang chờ đợi mình trong đau khổ tuyệt vọng
- Khẳng định lòng thuỷ chung son sắt, nàng đau vì bị thất tiết.
 → Nhớ Kim Trọng trong tâm trạng đau đớn. xót xa
b. Cha mẹ: 
- Xót thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông tin tức của nàng 
- Lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng song thân khi già yếu
- Sử dụng điển cố: sân lai , gốc tử
→ Hiếu thảo, giàu đức hi sinh 
→ Nguyễn Du đã để Thúy Kiều tự bộc lộ mình qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm (Câu hỏi tu từ)
3. Tâm trạng của Kiều : 
- Cửa bể, chiều hôm, cánh buồm thấp thoáng, ngọn nước, hoa trôi, gió cuốn mặt duềnh, tiếng sóng ầm ầm
- Điệp từ “Buồn trông” -> nhấn mạnh nỗi buồn càng lúc càng dâng trào cùng cảnh vật càng lúc càng mênh mang, vắng lặng. 
- Từ láy (xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh) 
-> diễn tả tâm trạng buồn, cô đơn, tăng dần.
- Tả cảnh ngụ tình: 4 nỗi buồn - 4 cảnh - tâm trạng càng tăng. 
→ Tô đậm sự cô đơn, thân phận trôi nổi vô định, buồn thương xót xa lẫn bàng hoàng lo sợ trước những tai hoạ đang vây bủa, vùi dập Kiều
=> Dự báo tương lai khủng khiếp đang đợi nàng
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả nôi tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
2. Ý nghĩa văn bản:
Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
IV. Luyện tập.
4. Củng cố: - Gọi hs đọc phần đọc thêm để hiểu hơn sự sáng tạo của Nguyễn Du. 
5. Dặn dò: - Học thuộc đoạn trích, nắm nội dung.
 - Làm bài tập ở Sgk. HS giỏi: Phân tích nghệ thuật tả cảng ngụ tình trong 8 câu cuối
 - Soạn “Miêu tả trong văn bản tự sự”
**************************************************
Tuần 7
Tiết 33
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tập làm văn: 
 MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản..
- Vai trò, tác dụng của miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
2. Kỹ năng: 
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập chuẩn bị tốt cho bài viết số 2.
4. Tích hợp: kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lựa chọn, kĩ năng tư duy...
B. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo
a. Phương tiện dạy học: Bảng phụ. 
- Một số ví dụ cho bài học.
b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
 	- Thực hành có hướng dẫn: 
- Phân tích các tình huống 
- Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ 
2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
C.Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là văn tự sự ? Trong văn tự sự có những yếu tố nào ?
3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: 
Ở lớp 8 các em đã được làm quen với văn bản tự sự có kết hợp vói yếu tố miêu tả để bài viết thêm sinh động và hấp dẫn. Để củng cố và khắc sâu hơn về văn bản tự sự có yếu tố miêu tả. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu tiết 33: Miêu tả trong văn bản tự sự.
* Hoạt động 2: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG
GV: Gọi hs đọc đoạn trích ở Sgk/91.
? Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong đó vua Quang Trung làm gì ? 
? Tìm các yếu tố miêu tả trong đoạn trích ? 
? Vai trò của các yếu tố đó ?
GV: Cho hs đọc các sự kiện chính mục 2. 
? Nếu kể các sự kiện chính, bỏ đi các yếu tố miêu tả thì đoạn trích sẽ như thế nào ? 
? Qua ví dụ trên, em hãy rút ra vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự ? 
Hs: Dựa vào ghi nhớ trả lời.
GV: Gọi hs đọc ghi nhớ ở sgk/92.
* HD luyện tập.
Hs: thảo luận nhóm BT1/92 . 
-> Sau 5phút đại diện nhóm trình bày.
-> Gv nhận xét , bổ sung.
HS: đọc bài tập 2. 
- Yêu cầu kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi xuân.
+ Giới thiệu khung cảnh chung (miêu tả thiên nhiên) và chị em Thuý Kiều đi hội .
+ Tả thiên nhiên trên cánh đồng 
+ Tả lễ hội mùa xuân (không khí) 
+ Cảnh con người trong lễ hội (diễn biến sự việc) 
+ Cảnh ra về .
GV: cho hs viết đoạn văn giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều . 
-> Sau 5phút gọi hs trình bày miệng trước lớp.
-> Hs cả lớp nhận xét bổ sung. Bài viết hay, Gv có thể lấy điểm
Yêu cầu: Thuyết minh cần giới thiệu những đặc điểm gì ?
- Giới thiệu chung về hai chị em: Nguồn gốc nhân vật, vẻ đẹp chung (sắc – tâm hồn) như thế nào ? 
- Mỗi nhân vật em sẽ chọn những chi tiết nào? 
- Nhận xét giới thiệu về nghệ thuật tả cảnh như thế nào ?
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự 
1. Ví dụ: Sgk/91.
2. Nhận xét. 
a. Đoạn trích kể về trận đánh Đống Đa - Ngọc Hồi, vua Quang Trung là người chỉ huy tướng sĩ.
b. Các yếu tố miêu tả : 
- Nhân có gió Bắc
- khói toả mù trời 
- cách gang tấc không thấy gì
- bỏ chạy tán loạn
- giày xéo lên nhau mà chết
- thây chất đầy đồng 
- máu chảy thành suối
 → Làm rõ hơn tài năng của Quang Trung, sự thất bại thảm hại của quân Thanh
c. Nếu chỉ kể các sự kiện chính, bỏ các yếu tố miêu tả → Trận đánh khô khan, không hấp dẫn.
 3. Ghi nhớ: Sgk/92.
II. Luyện tập :
* Bài 1/92:
a. Tả người: Chị em Thuý Kiều:
- Mai cốt cách , tuyết tinh thần
- Khuôn trăng..
- nét ngài
- Hoa cười
- ngọc thốt
- Mây thua...
- tuyết nhường 
- Làn thu thuỷ
- Hoa ghen....→ Nổi bật vẻ đẹp hoàn mĩ, tuyệt thế giai nhân của Thúy Kiều – Thúy Vân. 
b. Tả cảnh: Cảnh ngày xuân:
- Cỏ non 
- Cành lê
- Dập dìu
- Ngựa xe
- Tà tà.
- Nao nao... → Cảnh mùa xuân trong trẻo, mát mẻ, cảnh lễ hội tưng bừng, tấp nập.
* Bài 2/92: 
- Văn tự sự: Chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều thanh minh.
+ Giới thiệu khung cảnh chung và chị em Thuý Kiều đi hội. 
+ Tả cảnh 
+ Tả lễ hội không khí 
+ Tả cảnh con người trong lễ hội 
+ Cảnh ra về 
* Bài 3/92: Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều:
-> Yêu cầu thuyết minh 
+ Giới thiệu nhân vật Thuý Vân 
+ Giới thiệu nhân vật Thuý Kiều
+ Giới thiệu nghệ thuật miêu tả .
4. Củng cố: - Nhấn mạnh vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự. 
5. Dặn dò: - Hoàn tất các bài tập vào vở.
 - Chuẩn bị “Trau dồi vốn từ
 	*****************************************************
Tuần 7
Tiết 34
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiếng Việt: 
 TRAU DỒI VỐN TỪ
 A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kỹ năng: 
Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ: 
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Đúng đắng thận trọng khi sử dụng Tiếng Việt.
4. Tích hợp: Giáo dục kĩ năng sống:
 - Giao tiếp: Tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. 
 - Ra quyết định: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp. 
B. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo
a. Phương tiện dạy học: Máy chiếu. Bảng phụ. 
- Một số ví dụ cho bài học.
b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
 	- Thực hành: Luyện tập sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể. 
- Động não: suy nghĩ, phân tích các vấn đề về từ vựng tiếng Việt. 
2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Thuật ngữ là gì ? Có những đặc điểm nào ? Cho ví dụ ?
3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: 
Như các em đã biết từ là chất liệu để tạo nên câu. Muốn diễn tả các ý và sinh động những suy nghĩ, tình cảm của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Để biết được trau dồi vốn từ có tầm quan trọng như thế nào? Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu tiết học này.
* Hoạt động 2: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG 
Tìm hiểu rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
GV: Gọi hs đọc ví dụ ở sgk/99.
? Qua đoạn trích , tác giả muốn nói điều gì ? (? Tiếng Việt có khả năng đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của chúng ta không? Tại sao? Muốn phát huy tốt khả năng của Tiếng Việt chúng ta phải làm gì?)
HS: Trả lời.
GV: Gọi hs đọc ví dụ ở sgk/100.
?Xác định lối diễn đạt trong các ví dụ trên ? 
? Vì sao lại có lỗi trên ?
-> Không hiểu nghĩa của từ 
? Như vậy để biết dùng “tiếng ta ” cần phải làm gì ?
GV chốt: Gọi hs đọc ghi nhớ 
*Tìm hiểu cách rèn luyện để làm tăng vốn từ.
GV: Gọi hs đọc ví dụ ở sgk/100.
? Nhà thơ Nguyễn Du đã trau dồi vốn từ bằng cách nào ? 
?Cách rèn luyện của Nguyễn Du có gì khác với ý kiến của Phạm Văn Đồng ?
-> Gv để tăng vốn từ cần học thêm ở cuộc sống, qua sách báo
GV chốt: Gọi hs đọc ghi nhớ 
* HD luyện tập.
GV: Gọi hs đọc, xác định yêu cầu bài 1.
 -> mỗi hs làm 1 câu.
GV: Gọi hs đọc, xác định yêu cầu bài 2.
-. Hs thảo luận nhóm BT2 
Nhóm 1,3 : Câu a 
Nhóm 2, 4 : Câu b 
- Sau 5p gọi hs lên bảng chia từ theo nhóm nghĩa.
-> lớp nhận xét, bổ sung
-> GV nhận xét
GV: Gọi hs đọc, xác định yêu cầu bài 3.
-> HS làm bài độc lập.
GV: Gọi hs đọc, xác định yêu cầu bài 5.
-> HS làm bài độc lập.
GV: Gọi hs đọc, xác định yêu cầu bài 8.
-> HS làm bài hoạt động nhóm, tiếp sức..
-> Gv nhận xét chung.
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
1. Ví dụ1/Sgk-99: Ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
- Tiếng Việt có khả năng lớn trong việc diễn đạt tư tưởng, tình cảm.
- Phải rèn luyện, trau dồi vốn từ.
2. Ví dụ 2/Sgk-100:
- Dùng sai từ : 
a. Thừa từ “đẹp” (thắng cảnh: cũng có nghĩa là đẹp.)
b. Sai từ: Dự đoán 
→ thay bằng từ: Phỏng đoán, ước đoán.
c. Sai từ: đẩy mạnh 
→ thay bằng từ: Mở rộng
→ Nguyên nhân mắc lỗi: vì người viết không biết rõ nghĩa của từ.
=> Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt phải hiểu rõ nghĩa của từ và cách sử dụng từ.
3. Ghi nhớ: Sgk/100.
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ : 
1. Ví dụ Sgk/100: 
- Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân:
+ Phần 1: trau dồi bằng quá trình rèn luyện để biết đầy đủ nghĩa và cách dùng từ.
+ Phần 2: Trau dồi bằng cách học hỏi để biết thêm những từ chưa biết
- > Làm tăng vốn từ
2. Ghi nhớ : Sgk/101. 
III. Luyện tập : 
* Bài 1/101:
- Hậu quả: Kết quả xấu 
- Đoạt: Chiếm được phần thắng
- Tinh tú: Sao trên trời
* Bài 2/101:
- Tuyệt (dứt, không còn gì): Tuyệt chủng, tuyệt giao, Tuyệt tự , tuyệt thực
+ Tuyệt chủng: Mất hẳn nòi giống
+ Tuyệt giao: Cắt đứt giao thiệp
+ Tuyệt thực: Nhịn đói, không chịu ăn để phản đối, một hình thức đấu tranh
- Tuyệt (Cực kì, nhất ): Tuyệt đỉnh , tuyệt tác, tuyệt trần, tuyệt mật 
+ Tuyệt mật: Bí mật tuyệt đối
+ Tuyệt tác: Tác phẩm văn học nghệ thuật tuyệt đối
+ Tuyệt trần: Nhất trên đời, không có gì sánh bằng
- Đồng (Cùng nhau, giống nhau): Đồng âm , đồng bào, bộ, chí, dạng, môn, niên, sự 
- Đồng (Trẻ em): đồng giao, đồng thoại
- Đồng (Chất): Trống đồng
* Bài 3/102: Sửa lỗi dùng từ
a. dùng sai từ “Im lặng“ (đây là từ dùng để nói về con người, cảnh tượng của con người). 
-> Thay bằng: Yên tĩnh, vắng lặng.
b. “Thành lập” thay “thiết lập”
c. “Cảm xúc” thay “cảm động”.
* Bài 5/103: Để làm tăng vốn từ cần:
1. Chú ý quan sát, lắng nghe
2. Đọc sách báo, nhất là tác phẩm văn học nổi tiếng
3. Ghi chép lại những từ ngữ mới nghe được, đọc được.
4. Tập sử dụng từ ngữ mới trong những hoàn cảnh thích hợp.
* Bài 8/104: 
+ Tìm từ ghép:
- Bàn luận - luận bàn
- Đấu tranh - tranh đấu
- Bảo đảm - đảm bảo.
- Đơn giản - giản đơn
+ Từ láy:- Hắt hiu - hiu hắt
- Lọc lừa - lừa lọc
- Tả tơi - tơi tả.
4. Củng cố: - GV hệ thống hoá kiến thức. 
 - Mở rộng vốn từ: Hiểu và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng 
5. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ. Làm các BT còn lại. 
 - Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 2.. 
	*********************************************************** 
Tuần 7,8
Tiết 35,36
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 – VĂN TỰ SỰ 
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp Hs củng cố kiến thức về văn tự sự và tác dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tưởng tượng, kĩ năng làm văn tự sự có yếu tố miêu tả
3. Thái độ: Giáo dục hs lòng yêu quý, gắn bó với trường lớp.
4. Tích hợp:
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn giáo án, ra đề, đáp án, biểu điểm chấm.
2. Học sinh: Ôn bài ở nhà, giấy kiểm tra.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Tổ chức các hoạt động:
* Hoạt động 1: GV nêu yêu cầu tiết học:
 + Bài làm trong 90 phút vào vở viết bài.
 + Không quay cóp, dùng tài liệu, trao đổi.
 + Nộp bài theo bàn, đúng thời gian quy định.
* Hoạt động 2 : Làm bài.
 - GV: ghi đề bài: Hãy tưởng tượng 10 năm sau, có một dịp nào đó em trở về thăm lại trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. 
 - Hs: làm bài 	
 - GV: nhắc nhở theo dõi những em vi phạm.
* Hoạt động 3: Thu bài.
 - Hs nộp bài ra đầu bàn.
 - Lớp trưởng thu bài, kiểm tra số lượng nộp cho giáo viên.
 * Yêu cầu chung : Bài viết đúng thể loại, tưởng tượng có sử dụng miêu tả nội tâm, bộc lộ được cảm xúc sau mười năm trở lại thăm trường cũ.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM :
- Yêu cầu chung : 
+ Bài làm đúng thể loại (tự sự), đúng nội dung yêu cầu, có yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm.
+ Bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không sai chính tả 
- Yêu cầu cụ thể : 
a. Mở bài : - Giới thiệu thời gian về thăm trường, vào thời gian nào.
 - Cảm xúc đầu tiên 
b. Thân bài : 
 - Cảnh trường thay đổi như thế nào so với 10 năm trước: Sân trường, lớp học, cây cối.
 - Sự thay đổi về con người: Thầy cô cũ , thầy cô mới, học sinh bây giờ có khác gì mình 10 năm trước 
 - T©m tr¹ng cña nh©n vËt t«i :
 - Cuộc gặp gỡ với thầy cô, học sinh diễn ra như thế nào, kỉ niệm gì sống laị ?
 - Cảm xúc ngày về lại trường cũ : Bâng khuâng, vui mừng, thiêng liêng
 - KÕt thóc buæi th¨m tr­êng thÕ nµo?
 c. Kết bài : Suy nghĩ của bản thân về ngôi trường.
4. Củng cố: - GV nhận xét thái độ làm bài của hs
 - Ôn lại văn tự sự 
5. Dặn dò: - Chuẩn bị: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Kieu_o_lau_Ngung_Bich.doc