Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Phong cách Hồ Chí Minh

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 - Thấy được những vẻ đẹp trong p/c sống và làm việc của Hồ Chí Minh: Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, DT và nhân loại, vĩ đại và bình dị để càng thêm kính yêu, tự hào về Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác.

 - Hình thành và phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề; giao tiếp tiếng Việt; hợp tác; cảm thụ thẩm mĩ.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG.

1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua đoạn văn cụ thể.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1696Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13 /8 /2015
Ngày dạy: 17 /8/ 2015
 Tiết 1 Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 - Lê Anh Trà
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 - Thấy được những vẻ đẹp trong p/c sống và làm việc của Hồ Chí Minh: Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, DT và nhân loại, vĩ đại và bình dị để càng thêm kính yêu, tự hào về Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác.
 - Hình thành và phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề; giao tiếp tiếng Việt; hợp tác; cảm thụ thẩm mĩ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua đoạn văn cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh thêm kính yêu, tự hào về Bác, từ đó có ý thức tu dưỡng, học tập & rèn luyện theo gương Bác.
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
-Giáo viên: Sgk,stk, giáo án.
-Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi phần đọc - hiểu sgk; tìm đọc những chuyện kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Phương pháp: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, đọc diễn cảm, thuyết trình.
D.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
 I.Kiểm tra sĩ số(1 phút).
 - Ổn định trật tự.
 - Kiểm tra sĩ số: 9A 
II.Kiểm tra bài cũ (5 phút).
 Kiểm tra vở soạn bài, vở viết, bút của học sinh.
III.Bài mới. (34 phút).
Hoạt động của
 giáo viên
HĐ của học sinh
 Nội dung cần đạt.
 Hình thành và phát triển năng lực.
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Hãy giới thiệu đôi nét hiểu biết của em về Hồ Chí Minh ?
 Hs trình bày, nhận xét. 
Hs nắm được Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà CM vĩ đại mà còn là danh nhân VHTG (UNESCO công nhận 1990). Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong p/c HCM
từ đó tạo tâm thế tiếp cận bài mới. 
-Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực
hợp tác
Hoạt động 2: Hd hs tìm hiểu chung văn bản.
- Hướng dẫn học sinh đọc. 
? Theo em VB nên đọc với giọng điệu ntn ?
 (- Giọng chậm rãi, khúc triết, tự hào).
- GV có thể đọc mẫu một đoạn ->đồng thời rất mới, rất hiện đại.
 - Gọi h/s đọc tiếp đến hết -> nhận xét cách đọc.
-Giới thiệu đôi nét về tác giả? 
-Gv bổ sung
? Nêu xuất xứ của văn bản? 
? VB này thuộc kiểu loại nào ?
?Nhắc lại khái niệm VB nhật dụng 
? Phương thức biểu đạt chính của VB là gì ?
- GV hd học sinh tìm hiểu nghĩa của một số từ khó trong sgk.( chú thích 1,2,3,4,9).
? Theo em VB này có thể chia làm mấy phần ? Nội dung cụ thể của từng phần là gì ?
? Sự tiếp thu văn hóa tinh hoa của nhân loại của HCM được hình thành trong hoàn cảnh nào?
 GV: Hå ChÝ Minh ®· lµm c¸ch nµo ®Ó cã thÓ cã ®ược vèn tri thøc v¨n ho¸ nh©n lo¹i?
?Bác đã tiếp thu tinh hoa tinh hoa của nhân loại bằng cách nào?
? Bác đã làm những nghề nào ? 
( Làm nghề dạy học(Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết vào cuối tháng 8-1910. Nhờ gặp được một người có mối quan hệ từ trước với cha mình, anh được giới thiệu vào làm trợ giáo (Moniteur auxiliaire) môn thể dục tại trường Dục Thanh); Làm nghề giặt ủi, làm phụ bếp trên tàu Pháp, làm vườn ; Làm bánh, dọn dẹp tại khách sạn ở Anh)
? Bác biết ngữ ngoại ngữ nào?Tại sao Bác lại học nhiều thứ tiếng như vậy?
(Bác hiểu rằng, muốn tìm hiểu về bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào thì trước hết phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. Chính vì thế, Người khổ công luyện tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như Pháp, Anh, Hoa, Nga)
? Ngoại ngữ Bác học đầu tiên là gì? Tại sao?
( Để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân thì phải biết tiếng Pháp, phải hiểu người Pháp họ ra sao. 
? Em hiểu cách tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại ở Người ntn? 
- GV: Theo em kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó? Vai trò của câu này trong toàn văn bản?
( Điều kì lạnhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người).
? Em hiểu nhào nặn là ntn ?
(Sự đan xen kết hợp bổ sung giữa cái mới, cái hiện đại với cái truyền thống lâu đời của DT).
? Còn nhân cách rất VN, lối sống rất VN, rất phương Đông là ntn ?
(P/cách, lối sống, cách cư xử mang những nét truyền thống rất đặc trưng của người VN, rộng hơn là của người châu Á: nội tâm thâm trầm, kín đáo, phong phú, cần cù  ko thích khoa trương , giàu lòng vị tha, nhân hậu..).
? Để làm nổi bật vần đề Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hoá nhân loại tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
? Qua những chi tiết trên em có nhận xét gì về vốn tri thức văn hóa nhân loại của HCM ? 
GV tiểu kết giờ học.
HS trình bày.
Hs nghe và đọc văn bản.
HS trình bày
HS tìm hiểu bố cục văn bản.
HS tìm hiểu phần đầu văn bản
HS trình bày ý kiến
Một vài hs nêu ý kiến
HS bộc lộ ý kiến
HS trình bày ý kiến
HS trình bày ý kiến
HS trình bày ý kiến
HS trình bày ý kiến
I. Đọc - tìm hiểu chung văn bản:
1.Tác giả.
-(1927-1999)Quê quán: xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Chủ tịch Hội đồng biên tập tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật (nay là tạp chí Văn hóa Nghệ thuật) từ năm 1988 đến năm 1993.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: trích từ bài viết : P/c HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, in trong tập HCM & VH VN. Xuất bản 1990.
- Kiểu: VB nhật dụng.
- Phương thức biểu đạt: 
Thuyết minh + lập luận.
- Từ khó: sgk.
3. Bố cục: 2 phần.
- P1: từ đầu -> rất hiện đại: Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa tinh hoa của nhân loại.
-P2. còn lại: Lối sống giản dị mà thanh cao của HCM.
II. Đọc - tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa tinh hoa của nhân loại.
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả.
 + Bác đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá.
 + Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
 + Lµm nhiÒu nghÒ kh¸c nhau.
+ Học hỏi, tìm hiểu văn hóa đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm).
- Cách tiếp thu: 
+ Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
 Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực.
 + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh 
hưởng quốc tế.
-> Nghệ thuật:
+ Cách lập luận của đoạn văn đầu gây ấn tượng và thuyết phục, kết hợp kể và bình luận.
+ Lập luận chặt chẽ.
=> HCM có hiểu biết sâu rộng về nền văn hóa nhân loại tạo nên một lối sống rất Việt Nam, rất Phương Đông nhưng cũng rất hiện đại.
- Năng lực giải quyết vấn đề
 Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
- Năng lực giải quyết vấn đề
 Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
- Năng lực giải quyết vấn đề
IV. Củng cố(3 phút ).
 Kể một câu chuyện về Bác Hồ học tiếng nước ngoài? 
 ( Bác học tiếng Pháp: Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp, mỗi lúc rảnh rỗi, Bác đều tìm đến hai người lính trẻ được giải ngũ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết cái gì, muốn biết đồ vật nào đó bằng tiếng Pháp, Bác đều chỉ tay hỏi người Pháp, rồi Bác viết vào một mẩu giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất để tranh thủ vừa làm, vừa học. Có khi Bác viết hẳn vào cánh tay. Tối tối sau khi đi làm về, Bác rửa tay, rồi lại ghi những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay).
IV. Hướng dẫn học sinh học tập(2 phút ).
 - Nắm vững nội dung bài học.
 - Đọc lại đoạn 2 và tìm hiểu về : Lối sống giản dị mà thanh cao của HCM
 Tìm các chi tiết trong bài làm sáng tỏ cho nội dung đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Phong_cach_Ho_Chi_Minh.doc