Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

- Giúp H thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giản dị và thanh cao.

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, diễn cảm, tính trang trọng trong văn bản.

c. Thái độ:

- Giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác.

2. CHUẨN BỊ:

a. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, giáo án, tranh chân dung CTHCM, bảng phụ.

b. Học sinh:

- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 

doc 388 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó điều chỉnh cho thích hợp. 
+ Không đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Ông bà ta có dạy rằng:”Aên quả nhớ quả trồng cây”.
2. Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp:
4.4/ Củng cố và luyện tập:
Nhắc lại nội dung ôn tập.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy:
Tiết PPCT: 74
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức và làm tốt bài kiểm tra phần Tiếng việt ở học kì I. 
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm tốt phần trắc nghiệm. 
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực khi làm bài. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Giáo viên dặn học sinh đọc kĩ đề, giáo viên treo bảng phụ, dặn học sinh cẩn thận trước khi làm bài.
Đề:
I. Lý thuyết:( 2đ )
1. Nêu 5 phương châm hội thoại em đã học?( 1.5đ )
2. Tạo từ ngữ mới bằng cách nào? ( 0,5đ )
 II. Bài tập: ( 8đ )
1. Nêu 5 ví dụ về 5 phương châm hội thoại mà em đã học?( 1đ )
2. Kể các từ ngữ xưng hô trong hội thoại? Nêu các từ ngữ xưng hô mang sắc thái biểu cảm?( 1đ )
3. Em hãy dẫn trực tiếp và gián tiếp 1 câu tục ngữ mà em biết?( 1đ )
4. Tháng tám thu cao gió thét già,
 Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
- Hãy tạo ra từ nhiều nghĩa, từ đồng âm khác nghĩa?( 1đ )
5. Tìm 8 từ mượn của 4 nước Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc?( 1đ )
6. Tạo 4 từ mới theo mô hình : X + điện tử?( 1đ )
7. Tìm 5 từ cùng trường từ vựng với từ “ Dụng cụ y tế”( 1đ )
8. Gọi đúng 8 tên phép tu từ từ vựng đã học?( 1đ )
Đáp án:
I. Lý thuyết: ( 2đ )
1. HS nêu đúng 5 ghi nhớ đạt (1.5đ )
2. Tạo từ mới bằng cách phát triển từ ngữ dựa trên cơ sở nghĩa gốc,ghép các từ ngữ có sẵn, mượn từ.( 0,5đ )
II. Bài tập: ( 8đ )
1. 5 vd về các phương châm hội thoại(1đ)
- An học bơi ở đâu?Pcvl
- Quả bí khổng lồ.pcvc
- Ông nói gà bà nói vịt. pcqh
-Dây cà ra dây muốn. Pcct
- Người ăn xin.pcls
2. 
- xưng: tôi, tao, ta, tui, em, anh, chị
- hô: mày, cậu, bạn, mi, ngươi
-Từ mang sắc thái biểu cảm: mình, cưng, bé, chàng, nàng, xưng tên,( 1đ )
3. Trực tiếp:
Ông bà ta có câu: “ Aên quả nhớ kẻ trồng cây.”( 0,5đ )
Gián tiếp:
Ông bà ta thường dạy rằng ăn quả thì phải nhớ kẻ trồng cây.( 0,5đ )
4. Từ đồng âm: ( 0,5đ )
-Thu: thu tiền, mùa thu
- tranh: nhà tranh, tranh giành
Từ nhiều nghĩa: (0,5đ )
- già: rau già(n. gốc ), người già ( n.chuyển)
- cao: núi cao (n. gốc), máu cao ( n.chuyển)
5. Từ mượn: (1đ )
-Anh: mít tinh, Aids
- Pháp: xà phòng, ghi đông
- Nga: xô viết
- Hán: mì chính, phụ huynh
6. X + điện tử ( 1đ )
- máy tính điện tử
- thư viện điện tử
- giáo án điện tử
- trò chơi điện tử
7. Trường từ vựng: (1đ )
- Dụng cụ y tế: dao mổ, kim tiêm, bông băng, ống chích, ống nghe 
8.Phép tu từ từ vựng: ( 1đ )
- ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
4.4/ Củng cố và luyện tập:
- Nhắc học sinh xem lại bài, sửa chữa, nộp bài.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài kỹ, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa, thi học kì 1.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy:
Tiết PPCT: 75
KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại dã học từ bài 10 đến bài 15. Làm tốt về yêu cầu phần tự luận và trắc nghiệm trong các bài đã học. 
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thực hành. 
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài kiểm tra. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp diễn giảng, kết hợp sử dụng bảng phụ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Giáo viên đọc đề và treo bảng phụ lên bảng.
- Giáo viên nhắc học sinh đọc kĩ yêu cầu đề trước khi làm bài.
 Đề:
1. Chép thuộc lòng 12 dòng thơ bài Bếp lửa của Bằng Việt, nêu nôi dung chính của đọan thơ đó?( 2đ )
2. Hãy nêu hình ảnh của những người lính trong bài thơ Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( 4đ )
3. Nêu tình cảm của nhân vật ông Hai đối với làng của mình? ( 2đ )
4. Tâm trạng của bé Thu? ( 2đ )
Đáp án:
1. Chép đúng 12 câu thơ ( 1đ ), nêu đúng nội dung (1đ )
2. Hình ảnh người lính bài Đồng chí:(2đ) 
- Xuất thân từ làng quê nghèo khó, ở mọi miền đất nước, chưa hề quen nhau. Họ ra đi cùng chung lí tưởng, cùng chí hướng.
- Họ cùng sống chiến đấu bên nhau " trở thành những người bạn tri kĩ, là đồng chí, đồng đội của nhau.
- Họ hiểu và cảm thông về hoàn cảnh của nhau, gửi lại quê nhà những gì thân thương để đi chiến đấu.
- Họ chịu gian nan, khổ cực, thiếu thốn của người lính trong cuộc sống và chiến đấu. Bệnh tật, đói rét vẫn cười tươi. Họ vượt qua nhờ tình đồng chí.
 Những chiến sĩ lái xe Trường Sơn:( 2đ )
- Tư thế ung dung, hiên ngang, dũng cảm, không sợ nguy hiểm tuy ngồi trên những chiếc xe không kính. Họ như tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài vì xe không có kính chắn. Họ phải đối mặt với những khó khăn gian khổ: mắt đắng, bụi ướt nhưng họ bất chấp tất cả, họ vượt lên vẫn cười tươi, lạc quan, sôi nổi.
 - Vượt Trường Sơn từ trong bom rơi, lửa đạn nhưng họ vẫn tin tưởng, phơi phới vì đã có bạn bè, đồng đội, đồng chí.
- Tất cả chiến đấu vì miền Nam thân yêu vì độc lập tự do cho dân tộc. Có1 trái tim thương yêu, rực lửa căm thù.
3. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc ( 2đ )
- Ông sững sờ, cổ nghẹ lại, da mặt tê rân, ông lặng đi, nước mắt chực trào ra. Ông cố không tin nhưng vì ông nghe quá rõ ràng. Ông không dám đi đâu chỉ ở nhà nghe ngóng tình hình. Ông bực bội đau đớn. Ông mắng chửi bọn Việt gian, thù làng. Ông tủi hỗ đau xót.
- Khi được tin làng cải chính, ông vui mừng khôn tả, chạy đi khắp làng để báo tin.
4. Diễn biến tâm trạng hành động của nhân vật bé Thu: ( 2đ )
- Khi ông Sáu mới về gọi bé Thu bằng con xưng ba.
- Bé Thu hốt hoảng, mặt tái đi, vụt chạy, kêu thét lên. Bé Thu không chịu gọi ba, chỉ kêu trống không. Tình thế bắt buộc gọi chỉ nói trổng hoặc “người ta”. Hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho. Bị ba đánh, bé bỏ về ngoại, cố ý làm cho mọi người biết.
] Em là người rất ương ngạnh, dứt khoát, cứng rắn không nhận cha vì ông Sáu khác người cha trong tấm ảnh.
- Khi nhận ra cha (do ngoại giải thích). Em thay đổi thái độ, gọi ông là ba, tiếng kêu như xé. Giữ chặt không cho ba đi, bảo ở nhà. Ôm hôn ba cùng khắp, thắm thiết " tình cha con sâu nặng, vô bờ bến..
4.4/ Củng cố và luyện tập:
- Dặn học sinh xem lại bài cẩn thận trước khi nộp.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
- Học kĩ các bài ôn tập chuẩn bị thi học kì I.
5. Rút kinh nghiệm:
 Tuần: 16
Ngày dạy: 14-12-2007
Tiết PPCT: 82, 83
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Nhằm đánh giá hệ thống kiến thức cơ bản về môn Ngữ văn ở cấp THCS chủ yếu là ở lớp 9 học kì I. 
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào bài làm. 
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh thái độ học tập tốt, yêu thích bộ môn văn học, giáo dục tình cảm yêu con người, yêu quê hương đất nước. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Bài kiểm tra.
b. Học sinh: 
- Dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Học sinh tự thân vận động.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Gv phát đề trắc nghiệm.
- HS làm bài 30’.
- GV phát đề tự luận.
- HS làm bài 60’.
* Hoạt động 2:
- GV thu bài.
Đề thi của phòng giáo dục.
4.4/ Củng cố và luyện tập:
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5. Rút kinh nghiệm:
 Tuần: 17
 Ngày dạy: 16-12
Tiết PPCT: 76
CỐ HƯƠNG
(Trích – Lỗ Tấn)
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới. Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác giả, nghệ thuật so sánh, đối chiếu. 	 
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm. 
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước. Qua đó cho các em thấy được tình yêu được thể hiện cụ thể bằng hành động. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, tranh, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp diễn giảng, phương pháp trực quan, câu hỏi nêu vấn đề, hoạt động nhóm, thuyết trình, kết hợp sử dụng bảng phụ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
- Không.
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên gọi học sinh đọc. Giáo viên nhận xét.
- Dựa vào chú thích em hãy nêu sơ lược về tác giả và tác phẩm.
* Hoạt động 2:
- Tìm bố cục văn bản?(căn cứ vào tình tự thời gian, chuyến về thăm quê của nhân vật Tôi). 
+ Chia làm ba phần.
+ Đoạn 1: Từ đầu  đang làm ăn sinh sống”
Nói về “Tôi” đang trên đường về quê.
+ Đoạn 2: “ Tiếp theo  sạch trơn như quét”
“Tôi” đang ở quê.
+ Đoạn 3: “Phần còn lại”
“Tôi” trên đường về quê và đang suy nghĩ.
- Hãy so sánh, nhận xét về phần đầu và phần cuối.
+ Phần a, c giống nhau về kết cấu tương ứng “Một con người đang suy tư trong một chiếc thuyền dưới bầu trời u ám, về cố hương và trên đường rời quê. 
+ Khi về quê “tôi dự đoán về cố hương.
+ Khi về quê “ tôi” ước mơ cho quê hương đổi mới.
+ Ơû phần b cóthể chia các phần nhỏ:
Hồi ức về quá khứ.
Về Nhuận Thổ và thím hai Dương.
Thực tế về hai người ấy.
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
- Tác giả:
Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn lớn của Trung Quốc.
- Tác phẩm:
Được trích trong tập truyện ngắn “Gào thét” (1932).
- Chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục của truyện:
4.4/ Củng cố và luyện tập:
1. Thể loại của văn bản Cố Hương.
a. Tiểu thuyết. b. Truyện ngắn. c. Hồi kí. d. Bút kí.
2. Tại sao tác giả lại chuyển từ ngành hàng hải, địa chất y sang y học?
a. Vì các ngành trước không phù hợp với ông.
b. Vì quá cực khổ.
c. Vì muốn thay đổi quan niệm sống lạc hậu của nhân dân. 
d. Vì viết văn nhàn hạ và được nổi tiếng.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy: 16-12
Tiết PPCT: 77
CỐ HƯƠNG (tt)
(Trích – Lỗ Tấn)
1. MỤC TIÊU: ( như tiết 1)
a. Kiến thức:
b. Kỹ năng: 
c. Thái độ: 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
b. Học sinh: 
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: (tt)
- Trong truyện có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm, vì sao?
+ Có hai nhân vật chính: Nhuận Thổ và tôi. “Tôi” là nhân vật trung tâm vì “tôi” chiếm và xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. “Tôi” là người kể chuyện “tôi” chứng kiến và trải qua, “tôi” trực tiếp bộc lộ suy nghĩ qua các nhân vật. 
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm câu 3, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- So sánh hai nhân vật ở quá khứ và hiện tại.
QUÁ KHỨ
- Làng cũ rất đẹp, tuy chưa được tiến bộ, không từ ngữ nào giải thích hết được . 
- Sung túc, cuộc sống đầy đủ.
* Nhân vật Nhuận Thổ được miêu tả:
+ Hình dáng: tròn trĩnh, khoẻ, sang trọng, ăn mặc rất đẹp.
+ Động tác: nhanh nhẹn, lanh lợi, giỏi các thứ.
+ Giọng nói rõ ràng tự nhiên, ngây thơ.
+ Thái độ đối với tôi thân thiện, gần gũi, vô tư, vui vẻ.
+ Tính cách thật thà, chát phác, ngây thơ, hồn nhiên.
+ So sánh Thuỷ Sinh, Nhuận Thổ, Hoàng và Tôi.
] Nhuận Thổ ngày càng tàn tạ, nghèo khổ, thực dụng mê tín, lạc hậu do chế độ đẳng cấp và lễ giáo phong kiến đã huỷ hoạ thể lực và tinh thần của Nhuận Thổ. 
 - Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?
+ Thuỷ sinh và Hoàng là hình ảnh của Nhuận Thổ + Tôi ngày trước.
+ Tác giả mong hình ảnh đó không lặp lại ở hai đứa nhỏ, muốn cho chúng có cuộc đời mới.
+ Tác giả rất hy vọng nhưng vẫn sợ tư tưởng cũ kĩ lạc hậu đã ăn sâu vào máu của người dân, nhất là Nhuận Thổ.
+ Ước muốn xa xôi của “tôi” lúc nào cũng lạc quan, mơ về quá khứ với những hình ảnh đẹp đẽ.
+ “Con đường” có nhiều tầng, nhiều nghĩa. 
Con đường có được là do con người dẫm nát chỗ gai góc.
Con đường tương lai, con đường đi cho cố hương “tôi” nhất định phải tìm ra cho cố hương một sự xán lạn.
+ Tác giả suy tư trăn trở, muốn có cuộc sống tiến bộ, sung sướng cho cố hương thì phải thay đổi tư tưởng.
] Ước mơ thật đẹp đẽ, táo bạo. 
 2. Nhân vật:
 - Nhuận Thổ, Tôi: là hai nhân vật chính.
 - Tôi: nhân vật trung tâm vì xuất hiện xuyên suốt tác phẩm.
3. Nghệ thuật xây dựng nv Nhuận Thổ:
- Hồi ức và đối chiếu.
HIỆN TẠI
- Thôn xóm tiêu điều, hoang vắng.
- Cảnh tượng im lìm, thê lương.
- Kinh tế sa sút, tình cảnh đói nghèo do bị áp bức, tham nhũng ở TQ đầu thế kỉ XX.
- Tính cách con người thay đổi (thực dụng, tham lam) do nghèo đói.
- Lạc hậu. 
- Gầy nhom, già trước tuổi.
- Chậm chạm.
- Mất tự nhiên, ít nói.
- Ngăn cách, giữ lễ, thành thật, kính trọng.
 -Rụt rè, nhút nhát, giữ trọng tình cảm sâu nặng với “tôi” (chỉ có điều đó còn giữ mãi không bao giờ thay đổi) 
- Tình cảm thái độ của tác giả:
+ Đau xót, buồn bã trước cảnh quê cũ tàn tạ, con người lạc hậu, thực dụng.
+ Thươngcảm cho cuộc sống nghèo khổ, mê tín của con người nhất là Nhuận Thổ.
- Vấn đề đặt ra:
+ “Tôi” muốn tìm cho cố hương một “con đường”:đó là sự đổi mới tiến bộ hơn, hiện đại hơn, con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.
4.4/ Củng cố và luyện tập:
1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhuận Thổ?
a. Đối chiếu so sánh. c. Qua lời kể của người mẹ.
b. Hồi ức về quá khứ. d. Các ý trên đều đúng.
2. Khi miêu tả cảnh và người ở quê cũ, tác giả muốn nói điều gì?
a. Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội TQ đầu thế kỉ XX.
b. Phân tích nhân vật và lên án các thế lực đã đưa đến thực trạng đáng buồn ấy.
c. Chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của bản thân những người lao động.
D. Các ý trên dều đúng. 
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy: 18-12
Tiết PPCT: 78
CỐ HƯƠNG (tt)
(Trích – Lỗ Tấn)
1. MỤC TIÊU: ( như tiết 1)
a. Kiến thức:
b. Kỹ năng: 
c. Thái độ: 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
b. Học sinh: 
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu hình ảnh Nhuận Thổ trước và sau 20 năm? Vì sao có sự thay đổi đó? (7đ)
2. Ước mơ của “Tôi” là gì? (3đ)
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa kĩ 3 đoạn văn.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Xác định yếu tố miêu tả + biểu cảm + nghị luận xen vào mạch tự sự?
- Xác định ngôi thứ trong văn bản.
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3:
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi học sinh làm bài tập giáo viên sửa.
4. Nghệ thuật:
- Miêu tả (đoạn b) nhân vật Nhuận Thổ " nổi bật sự thay đổi về ngoại hình, tính cách của nhân vật " cuộc sống điêu đứng của người dân miền biển nói chung.
- Tự sự + biểu cảm (đoạn a) làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu (sự thay đổi thái độ của nhân vật Nhuận Thổ đối với “tôi” hiện nay).
- Lập luận (đoạn c) tác giả ước muốn tìm ra cho cố hương một con đường đi đến hạnh phúc, tương lai tươi đẹp.
* Kết luận: Ghi nhớ sgk trang 219.
III/ Luyện tập:
4.4/ Củng cố và luyện tập:
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
a. Tự sự. b. Biểu cảm. c. Nghị luận. d. Các ý trên đều đúng.
2. Hình ảnh “con đường” cuối tác phẩm có ý nghĩa như thế nào? 
a. Nghĩa đen con đường trên mặt đất.
b. Nghĩa bóng, con đường đi của dân tộc.
3. Con đường trong tác phẩm có nghĩa.
a. Nghĩa thực. b. Nghĩa biểu tượng.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy:
Tiết PPCT: 79
ÔN TẬP: TẬP LÀM VĂN
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được các nội dung chính của phần Tập Làm Văn đã học trong ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung. Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn đã học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp trước. 
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp. 
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập vận dụng ba phân môn để làm tốt bài làm văn. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp diễn giảng, câu hỏi nêu vấn đề, hoạt động nhóm, thuyết trình, kết hợp sử dụng bảng phụ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên cho học sinh đọc câu 1, 2, 3, 4
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Những nội dung nào đã được học ở học kì I?
- Nêu vai trò, vị trí tác dụng của biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho ví dụ.
+ Ví dụ: Khi thuyết minh về ngôi chùa cổ, người thuyết minh có khi phải sử dụng những liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhân hoá để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng được thuyết minh và phải sử dụng miêu tả để người nghe hình dung ra ngôi chùa ấy có dáng vẻ như thế nào? Màu sắc không gian, hình khối, cảnh vật xung quanh Nếu thiếu biện pháp nghệ thuật + miêu tả bài thuyết minh sẽ khô khan và thiếu sinh động.
- So sánh yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
MIÊU TẢ
-Đối tượng: sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể. 
- Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
- Ít tính khuôn mẫu.
- Đa nghĩa.
Yếu tố tự sự trong thuyết minh và trong văn bản tự sự.
TỰ SỰ TRONG THUYẾT MINH
- Mượn tự sự (kể) để làm đầu mối thuyết minh.
- Không có cốt truyện hay tính triết lí.
- Văn tự sự? Vai trò của các yếu tố đan xen trong văn bản tự sự? Cho ví dụ.
+ Về tự sự + miêu tả nội tâm.
Ví dụ: Tác phẩm “Cổng trường mở ra” Ngữ văn 7.
+ Miêu tả ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.
+ Về tự sự + nghị luận: Kiều báo ân, báo oán, Lão Hạc, QT đại phá dụ tư

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Phong_cach_Ho_Chi_Minh.doc